Tìm Kiếm

28 tháng 4, 2024

Cách đối phó khi bị tăng huyết áp bất ngờ .

 huyển tới các Bác, lời khuyên của Bác Sĩ Lê Văn Sắc.... trường hợp Huyết áp tăng cao bất thường....Thường  người Già.. như chúng ta... có nhều người.. bị bệnh Cao Huyết áp < cao máu >....cũng nên biết ..để xử trí.. khi gặp trường hợp này..

CÁCH ĐỐI PHÓ CƠN HUYẾT ÁP CAO ĐỘT BIẾN

Người bị bệnh huyết áp cao thường gặp cơn huyết áp cao đột biến bất ngờ và rất nguy hiểm: Có khi huyết cao lên trên 200mHg (huyết áp kỳ thu tâm, lúc tim co vào) rất nguy hiểm. Vì vậy, khi có triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, bước lảo đảo hay mặt tự dưng đỏ lên thì nên biết rằng huyết áp trong mạch máu đã tăng cao: Máu tăng cao làm nở các mạch máu, nhất là ở các vi ti huyết quản (các mạch máu ở ngọn các mạch máu, như ở mặt hay trong óc, trong tim, là những nơi thành mạch máu rất mỏng manh, dễ bể), vì vậy, sự sống chết là ở lúc này. Nếu không làm giảm được áp huyết thì huyết áp cao sẽ làm bứt mạch máu, mà bứt mạch máu trong đầu (óc) là dễ nhất vì các mạch máu này nhỏ, thành mạch máu rất yếu. Do đó, người bệnh phải ứng phó ngay như sau (trước khi kêu bác sĩ hay bệnh viện):

  1. Nếu thấy mặt đỏ, kèm theo nhức đầu hay bước chân lảo đảo, đứng không vững, muốn té (ngã) thì ngay lập tức uống thêm một viên thuốc trị huyết áp cao, nhiều khi không cần đo huyết áp… Có nhiều người sợ không dám uống thêm thuốc vì bác sĩ gia đình hằng ngày cho uống 1 viên hay 2 viên. Cứ việc uống thêm ngay 1 viên, không sao hết (vì các thuốc đều được chế ở độ lượng thấp, rất xa độ lượng độc hay tác dụng tối đa). Sau khi uống thêm một viên (với khoảng 1 cup nước hay hơn nhằm giúp thuốc mau tan, sớm chạy lên óc làm giảm tác dụng của sự co mạch máu, làm huyết áp tăng cao). Tóm lại, cứ việc uống thêm thuốc (1-2 viên) không sao hết. Còn nếu uống không kịp, huyết áp cứ cao thêm, mạch máu trong óc hay trong tim bể thì không cứu kịp. Sau khi uống thuốc thì đo huyết áp để kiểm chứng xem mình “đoán” có đúng không. Nếu đúng là có huyết áp cao, thì như vậy là mình đoán bệnh đúng rồi, uống thuốc như vậy là đúng, hãy bình tĩnh chờ huyết áp giảm xuống. Nếu muốn, có thể gọi điện thoại cho bác sĩ gia đình kể lại những gì xẩy ra và báo cho bác sĩ biết mình đã uống thêm 1 hay 2 viên thuốc hạ huyết áp… và nhớ kiếm chỗ có máy lạnh hay mát mẻ nằm nghỉ, đừng quýnh quáng, chạy vạy lung tung.
  2. Tránh dùng các biện pháp khác như uống thuốc Đông Y hay hoa quả, lá, rễ cây gì đó… Tránh tập thể dục hay xoa bóp cơ thể, hay nằm phơi nắng vì tập thể dục hay nằm phơi nắng làm tăng vận động cơ thể, tăng nhiệt độ, làm lượng máu nở thêm ra, làm tăng thêm lượng máu do tim đẩy đi… dễ làm căng mạch máu, dễ bể mạch máu hơn.
  3. Sau khi uống thêm thuốc, chờ chừng nửa giờ đến 1 giờ, đo lại huyết áp mà thấy huyết áp xuống thêm thì ok, mình đã “phản ứng đúng”, hãy bình tĩnh chờ huyết áp trở lại bình thường, rồi 1 giờ sau đo lại huyết áp nữa để xem tình trạng có tốt không.
  4. Chỉ khi nào huyết áp không bớt mà tiếp tục tăng cao thì mới kêu cấp cứu nhờ đưa vào bệnh viện… Nhưng, thường nếu huyết cao thì việc uống thêm thuốc hạ máu thì huyết áp sẽ xuống…
  5. Nên uống thuốc trị huyết áp vào buổi tối trước khi đi ngủ (sau khi đánh răng) để cho dễ nhớ, vì nếu để buổi sáng mới uống thì nhỡ có chuyện gì phải đi gấp, quên uống thuốc thì rất nguy hiểm vì mình không thể quay về lấy thuốc được.
  6. Đi đâu cũng nên đem thuốc trị huyết áp cao (nhét vào túi hay ví) ít viên, đề phòng quên thuốc khi ra khỏi nhà. NÊN NHỚ THUỐC GÌ THÌ QUÊN ĐƯỢC (TIỂU ĐƯỜNG, CAO MỠ) NHƯNG KHÔNG THỂ QUÊN THUỐC TRỊ BỆNH HUYẾT ÁP CAO vì khi bị bể mạch máu thì không có cơ hội để NHỚ LẦN SAU.
  7. Mỗi ngày nên đo huyết áp ít nhất một lần.
 
BS Lê Văn Sắc