Tìm Kiếm

31 tháng 3, 2023

Hymns for Palm Sunday of the Lord's Passion (April 2, 2023)

 a) Entrance: ES  #164: “LET US GO TO THE ALTAR”


b) Responsorial Psalm (PS 22:8-9, 17-18, 19-20, 23-24) - EM page 106
Dm ABA/GFED


R/ My God, my God, why have you abandoned me?
R/ Ôi Thiên Chúa! Ôi Thiên Chúa! sao Chúa đã bỏ con?

All who see me scoff at me;
they mock me with parted lips, they wag their heads:
"He relied on the LORD; let him deliver him,
let him rescue him, if he loves him." R/
Bao người thấy con đều mỉa mai con, họ bĩu môi, họ lắc đầu: "Hắn tin cậy Chúa, xin Ngài cứu hắn, xin Ngài giải gỡ hắn, nếu Ngài yêu thương".R/

Indeed, many dogs surround me,
a pack of evildoers closes in upon me;
They have pierced my hands and my feet;
I can count all my bones.R/
Đứng quanh con là đàn ưng khuyển, một lũ côn đồ bao bọc lấy con. Chân tay con chúng đều chọc thủng, con có thể đếm được mọi đốt xương con.R/

They divide my garments among them,
and for my vesture they cast lots.
But you, O LORD, be not far from me;
O my help, hasten to aid me.R/
Phần chúng thì nhìn xem con và vui vẻ, đem y phục của con chia sẻ với nhau, còn tấm áo dài, thì chúng rút thăm... Phần Ngài, lạy Chúa, xin chớ đứng xa con, ôi Đấng phù trợ con, xin kíp ra tay nâng đỡ.R/

I will proclaim your name to my brethren;
in the midst of the assembly I will praise you:
"You who fear the LORD, praise him;
all you descendants of Jacob, give glory to him;
revere him, all you descendants of Israel!"R/
Con sẽ tường thuật danh Chúa cho các anh em, giữa nơi công hội, con sẽ ngợi khen Người. "Chư quân là người tôn sợ Chúa, xin hãy ca khen Chúa, toàn thể miêu duệ nhà Giacóp, hãy chúc tụng Người, hãy tôn sợ Người, hết thảy dòng giống Israel!"R/

c) Prayer Of The Faithful Response:

"Save your people, O Lord!"

d) Offertory: ES #240: “CHRISTIFY”


e) Communion: ES #182 “ANG KATAWAN NI KRISTO”


f) Recessional: ES #107: “WERE YOU THERE”



The Holy Spirit Choir


Tìm Hiểu "Chat GPT"



30 tháng 3, 2023

Ngọn đồi Thánh giá và biểu tượng niềm tin

 

Nằm cách thành phố Siauliai ở miền bắc Lithuania khoảng 11km có một gò đất uốn cong chịu sức nặng của hàng ngàn cây thánh giá.

Khi gió thổi qua những cánh đồng của Hạt Siaulai thôn dã, những chuỗi hạt lộng lẫy đập leng keng vào những cây thánh giá bằng kim loại và bằng gỗ, khiến không gian vang động những tiếng hợp âm ma quái.

Không rõ nguồn gốc

Được mọi người gọi là Ngọn đồi Thánh giá, lịch sử gò đất này là một câu chuyện phức tạp của các cuộc chiến tranh và những phong trào nổi dậy.


Bao quanh ngọn đồi là các truyền thuyết cổ xưa, những câu chuyện bí ẩn và những lời kể về ma ám. Nguồn gốc chính xác của gò đất vẫn còn là một bí ẩn cho đến ngày nay.

"Ngọn đồi này có rất nhiều bí ẩn," Vilius Puronas, một nghệ sĩ và một sử gia ở địa phương, nói.

"Theo truyền thuyết dân gian, ở chỗ ngọn đồi này ngày xưa đã từng có một nhà thờ. Trong một cơn bão khủng khiếp, sét đánh trúng nhà thờ và cơn bão chôn vùi nhà thờ dưới cát đá với tất cả mọi người bên trong. Người dân địa phương nói rằng chúng ta có thể nhìn thấy một đoàn diễu hành của những hồn ma các linh mục ở chân ngọn đồi vào lúc Mặt trời mọc. Trải qua bao nhiêu năm, những sự xuất hiện bí ẩn, những hình ảnh các vị thánh và những lần bắt gặp hồn ma đã là một phần lịch sử của ngọn đồi."


Một truyền thuyết khác kể rằng vào đầu những năm 1300, ngọn đồi này là nơi có một tòa lâu đài gỗ, là nơi trú ngụ của những vị bá tước theo tà giáo ở Samogitia vốn từng là một bang trong Đại Công quốc Lithuania.

Vào năm 1348, tòa lâu đài bị phá hủy theo lệnh của Hội Huynh đệ Cầm gươm - tức các vị tu sĩ-chiến binh được giao nhiệm vụ phải cải đạo Livonia (vùng đất giờ đây là Latvia và Estonia) sang Thiên chúa giáo.


Nhiều người tin rằng những người sống sót sau trận chiến ở Samogitia đã chất thi thể của những đồng đội ngã xuống của mình thành đống và chôn cất họ, do đó tạo thành gò đất. Cũng giống như hồn ma của các linh mục, oan hồn của những chiến binh Samogitia đã ngã xuống được cho rằng vẫn còn ám ngọn đồi này mỗi lúc đêm xuống.

Tuy nhiên, câu chuyện nổi tiếng nhất về sự ra đời của ngọn đồi là câu chuyện về một người cha tuyệt vọng có con gái đột ngột lâm bệnh nặng.

Khi người con gái đang nằm trên giường bệnh chờ chết, người cha đã nhìn thấy hiện lên hình ảnh một người phụ nữ nói với ông nên làm một cây thánh giá bằng gỗ và đặt nó trên ngọn đồi gần đó. Nếu ông làm đúng như vậy thì con gái của ông sẽ bình phục.


Vào buổi sáng, người cha tuyệt vọng đã vội vã đục đẽo một cây thánh giá gỗ và đem đến ngọn đồi. Khi ông trở về nhà, ông nhìn thấy con gái đứng đợi ông ở cửa, hoàn toàn khỏe mạnh như thường. Kể từ đó, mọi người đã đặt thánh giá trên ngọn đồi với hy vọng lời cầu nguyện của họ sẽ được đáp ứng.

Chứng nhân của sự kháng cự

Tuy nhiên không phải cây thánh giá nào cũng được cắm xuống bởi một tín đồ lạc quan. 

Một số cây thánh giá là chứng nhân của những cuộc nổi loạn âm thầm.


Sau khi vượt qua được những cuộc bao vây thời Trung cổ của quân Thập tự chinh Đức và những cuộc nổi dậy vào thế kỷ 19 của người dân Lithuanian chống lại Sa hoàng Alexander Đệ nhị, Ngọn đồi Thánh giá phải đối mặt với đe dọa nghiêm trọng nhất: Liên bang Xô-viết.

Trong nỗ lực triệt tiêu Thiên chúa giáo ở trong khối Đông Âu, chính quyền Xô viết đã tìm cách san bằng ngọn đồi trong nhiều lần vào những năm 1960 và 70: họ đưa xe đến ủi, đốt các thánh giá bằng gỗ và dọn dẹp các thánh giá bằng kim loại và bằng đá làm sắt vụn hay để dùng trong xây dựng. Những ai đem thêm thánh giá đến ngọn đồi sẽ bị phạt và bị bỏ tù.


Tuy nhiên, những cây thánh giá trên ngọn đồi vẫn cứ tiếp tục nhân lên. Chúng được đưa đến vào ban đêm như là một hành động kháng cự lại sự đàn áp tôn giáo. Giờ đây, đã hơn một phần tư thế kỷ kể từ khi Liên Xô sụp đổ, những cây thánh giá vẫn còn đứng đó.


Kể từ đó, địa điểm này đã trở thành nơi thu hút người hành hương của mọi tôn giáo - các thánh giá Thiên chúa giáo đứng cạnh những bảng khắc chữ Do Thái và những lời dạy của Kinh Koran.

"Ngọn đồi Thánh giá không thuộc về bất cứ ai mà thuộc về tất cả mọi người," ông Puronas nói. "Cả Giáo hội lẫn chính phủ đều không sở hữu nó và người dân đưa thánh giá đến đây không phải vì họ được bảo làm như vậy mà họ cảm thấy muốn làm như vậy."


Ngọn đồi Thánh giá, được chính quyền Siauliai và các tu sĩ dòng Francis ở địa phương chăm sóc gìn giữ ở mức tối thiểu, giờ đây có đến hơn 100.000 cây thánh giá và các biểu tượng tôn giáo khác - và con số này vẫn đang tăng lên từng ngày.


"Đối với một số người, Ngọn đồi Thánh giá là nơi để suy ngẫm và cầu nguyện. Còn đối với những người khác, nó tượng trưng cho sự kiên cường và sự kháng cự trong những thời kỳ đen tối. Và đối với một số người khác nữa thì nó là một hiện tượng lạ thường trong cái buồn tẻ của cuộc sống hàng ngày. Ai cũng đúng cả," Puronas nói.

Egle Gerulaityte




27 tháng 3, 2023

Khóc một dòng sông

 Nguyễn Tuấn Khoa

Giờ Vạn Vật Học lớp Đệ Lục (1972), khi giảng về sông Cửu Long thầy tôi nói: Đó là con sông hùng vĩ, thượng nguồn ở Trung Quốc (TQ) chảy qua 5 nước. Sông có 9 nhánh đổ ra biển Đông, giống như 9 con rồng phun nước tại cửa 9 cửa sông.

Thầy nói, thật ra sông Cửu Long chỉ có 8 nhánh! Do số 9 là số may mắn trong văn hóa Phương Đông nên người ta phải cố gán thêm một nhánh cho đủ 9. Đó là nhánh Ba Thắc rất nhỏ, đang bị bồi lấp.

Như một định mệnh trớ trêu, gần nửa thế kỷ sau bài giảng đó, nhánh Ba Thắc rồi thêm nhánh Ba Lai đã thành dòng sông chết. Hai con rồng đã về trời! Sông Cửu Long tám nhánh nay chỉ còn bảy. Thất Bát! Con số này như một điềm gỡ cho một vùng châu thổ buồn.

Lịch sử Châu Thổ sông Cửu Long (CTSCL) là một cuộc giành giật giữa sông và biển trong hàng ngàn năm. Lúc biển tiến, cả vùng ngập trong biển; lúc biển thoái, sông mạnh mẽ đẩy lùi biển ra đại dương… Để giờ đây nơi gặp gỡ giữa Cửu Long và biển Đông đã tạo nên một vùng châu thổ trù phú với đa dạng sinh học bậc nhất trên thế giới.

Dòng Mekong hùng vĩ bao đời nay đã cần mẫn tải ngọc phù gia nuôi sống gần 70 triệu người trên toàn lưu vực 800 cây số vuông. Ở cuối nguồn, hai dòng Tiền Giang và Hậu Giang đã tạo nên vựa lúa lớn và một nền văn hóa đặc sắc với 17 triệu cư dân. Bỗng chốc tất cả trở nên suy tàn.

Hạn mặn 2016 đã lên đến Cần Thơ, vượt mức chịu đựng của dân ĐBSCL. Hạn mặn 2020 còn khốc liệt hơn nhiều. Nếu lấy mức mặn 4 phần ngàn là ngưỡng sống còn của cây lúa thì nước mặn từ biển Đông đã vào sâu hơn 80 km nhưng nếu lấy mức mặn 0.5 phần ngàn cho nước uống thì mặn đã chạm đến hầu hết các nhà máy nước toàn vùng. Ngày mặn lên tới nhà máy nước Châu Đốc rồi Nam Vang sẽ không còn xa nữa.

Chuỗi đập thủy điện Vân Nam, Trung Quốc là thủ phạm lớn nhất

Thật vậy, tính từ năm 1993 đến năm 2019, Trung Quốc đã hoàn tất 11/14 đập. Khi đập đầu tiên là Mạn Loan (1,500 MW, 1993) tích nước, ngay lập tức mùa mưa cùng năm 1993 mực nước sông Mekong xuống thấp hơn cả mực thấp lịch sử của mùa khô.

Tiếp theo đập Đại Chiếu Sơn (1,350 MW, 2003) đã làm cho tình hình thêm trầm trọng. Cho đến khi sự xuất hiện của hai “hung thần”, TQ đã làm cho mực nước sông Mekong thấp hơn và dẫn đến hạn-mặn năm 2016 và 2020. Đó là đập Cảnh Hồng (1,350 MW, 2007) với hồ chứa 15 tỷ m3 rồi đập Nọa Trắc Đồ (5,500 MW, 2014) với hồ chứa 22.7 tỷ m3.

Có một bài viết bênh vực cho tội ác của chuỗi đập Vân Nam với lý do sông Lan Thương ở đầu nguồn nhỏ và TQ chỉ giữ lại 7% lượng nước (sic). Tác giả còn cho rằng các thủy điện ở Tây Nguyên VN mới gây hại (sic luôn). Chỉ riêng các điều trình bày trên đủ kết tội chuỗi Vân Nam, tuy nhiên cũng cần nói thêm:

– Phần góp nước của TQ là 16% đứng thứ 4 (giữ lại 7%), VN góp 11%, đứng thứ 5, sau Lào (35%), Thái Lan (18%) Cam Bốt (18%). Hãy xem, lưu vực thủy điện Tây Nguyên, gọi là 3S gồm Sekong, Sesan và Srepok, chiếm 57% diện tích lưu vực sông Mekong trên đất VN, nên phần góp nước của 3S sẽ thấp hơn 11% nhiều. Câu hỏi là: tại sao ông thứ tư TQ trắng tội trong khi đó Tây Nguyên – con lớn của ông thứ năm VN lại phải chịu tội?

– Theo ông Tô Văn Trường, hồ điều hòa của thủy điện Sesan 4A, Srepok 4A góp phần giúp 3S giảm thiệt hại đáng kể cho vùng hạ lưu.

– Theo Phạm Phan Long, vào mùa khô, tuyết tan trên Himalaya đã giúp cho tỷ lệ góp nước của TQ tại trạm Kratie là 80% và trạm Vạn Tượng là 40%, tỷ lệ này còn cao hơn vào những năm mưa ít. Với tỷ lệ góp nước 80% vào mùa khô và 40 tỷ m3 từ chuỗi 11 đập Vân Nam kể trên, TQ có thế mạnh tuyệt đối khuynh đảo các quốc gia vùng hạ lưu. Rất tiếc bài viết đã không xét đến hoạt động Mekong vào mùa khô.

Các đập thủy điện Lào-Thái-Miên là thủ phạm thứ hai

Chuỗi 11 đập này gồm có 7 đập trên đất Lào, 2 đập trên đất Cam Bốt và 2 đập trên biên giới Lào-Thái. Hiện đã có 3 đập đã hoàn tất. Theo ông Ngô Thế Vinh, từ 1994 các công ty tư vấn hỗn hợp Canada-Pháp đã cảnh báo về tác hại rất lớn đến môi sinh vùng hạ lưu. Đến 05/2007, hơn 30 nhà khoa học đã gửi thư phản đối lên chính phủ thuộc MRC – Ủy Ban Sông Mekong (UBSMK – Mekong River Committee).

Cho đến nay, chỉ một thủy điện Xayabouri (Lào, 1260 MW, 2019) đã gây thiệt hại đáng kể cho vùng hạ lưu. Thiệt hại sẽ còn tăng vì trong tháng 4/2020, PVN của Việt Nam với vai trò là nhà đầu tư, sẽ khởi công xây thủy điện Luang Prabang (1,410 MW), lớn thứ nhì trong chuỗi đập này. Tuy nhiên sức tàn phá lớn nhất về thủy sản phải kể tới đập Sambor (Cam-Bốt, 980 MW), cuối cùng trong bậc thang, đang trình duyệt. Sambor sẽ chặn lại 60% phù sa cung cấp cho DBSCL (theo Viện Di sản NHI- Cơ quan giám sát lưu vực sông) và chặn cá từ Biển Hồ di chuyển lên thượng nguồn, thiệt hại nguồn cá của Căm Bốt, chiếm tới 12% GDP (theo ông Ngô Thế Vinh).

Ngoài ra, mức tàn phá it hơn, đó là hàng chục thủy điện trên sông nhánh thuộc Lào, Thái Lan và Tây Nguyên Việt Nam. Cộng thêm là các công trình thủy lợi, cấp nước được lách luật, khai thác sâu trong nội địa trên kênh nối dòng chính sông Mekong.

Đại diện kém tài của VN trong Ủy ban Sông Mekong là thủ phạm thứ ba

Ý thức được sông Mekong là dòng sông mang lợi ích chung, nên năm 1957, các quốc gia trong lưu vực đã quyết định thành lập Ủy Ban Sông Mekong (UBSMK), ban đầu gồm có 4 nước Thái-Lan, Lào, Cam-Bốt và Nam-VN với sứ mạng phát triển hạ lưu sông Mekong. Một điều khoản quan trọng của UBSMK là cả 4 thành viên đều có quyền phủ quyết (Veto Power) các dự án của nhau. Chính điều này mà UBSMK không có một ngày đoàn kết và tranh cãi diễn ra hầu hết các cuộc họp. Đoàn VNCH gồm những đại biểu và có kinh nghiệm trong các tổ chức quốc tế, được hỗ trợ bởi think tank gồm các nhà khoa học uyên bác từ ĐH Cần Thơ và các viện nghiên cứu, nên họ đã bảo vệ được ĐBSCL an toàn cho đến ngày cuối cùng. Họ là tiến sĩ Phạm Hoàng Hộ (Cố Vấn Môi Sinh UBSMK), tiến sĩ Nguyễn Duy Xuân (Viện trưởng Viện Đại Học Cần Thơ) và nhiều người nữa…

Sau khi Sài Gòn sụp đổ, VN thống nhất tiếp tục tham gia UBSMK với những đại diện yếu kém, kể cả ngoại ngữ. Họ được chọn lựa theo tiêu chuẩn “hồng là chính”. Think tank mới gồm cả những người chuyên về lịch sử Đảng, chẳng hạn như ông Phạm Sơn Khai thay thế cho ông Nguyễn Duy Xuân ở ĐH Cần Thơ. Trong khi đó ông Xuân phải chịu đày đọa 11 năm nơi núi rừng miền Bắc để rồi phải chết trong đói khát, bệnh tật. Còn nhiều nhà khoa học đáng kính khác, hoặc cùng chung số phận, hoặc vượt biển mà cho đến nay không ai biết họ sống chết nơi nào?

Ngày 5/4/1995, UBSMK (đổi tên thành Uỷ Hội Sông Mekong (Mekong River Commission). Dưới sự cố vấn của Think Tank Đỏ, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Mạnh Cầm đã ký một hiệp ước lịch sử, “Hiệp Ước Hợp Tác Phát Triển Bền Vững Lưu Vực Sông Mekong”. Theo đó, các thành viên không có quyền phủ quyết. Hiệp ước này mở đầu cho một giai đoạn “ai làm gì cũng được” và đẩy ĐBSCL chìm trong thảm họa hạn-mặn mà không có điểm dừng.

***

25 năm sau hiệp ước tự tước bỏ vũ khí, nhìn thảm cảnh thiếu nước uống và những cánh đồng khô-mặn của người dân ĐBSCL khiến cho chúng ta vừa đau xót vừa uất hận. Sự tàn phá của ĐBSCL vẫn chưa dừng lại vì chuỗi thủy điện Vân Nam và chuỗi Lào-Thái-Miên vẫn đang gấp rút thực hiện mà không có thể lực nào ngăn cản được.

Rồi đây chúng ta sẽ chứng kiến những cơn hạn-chồng-hạn thiêu đốt, những cơn lũ-chồng-lũ mãnh liệt, những cù lao không vườn trái cây, những xóm làng không bóng người. Từng đoàn người sẽ lần lượt rời bỏ đất phương Nam để “tha phương cầu thực”.


Trái tim em, lồng ngực anh... Truyện cảm động...

 Lê Hữu



Đây không phải là chuyện tình lâm ly, ướt át, mặc dù câu chuyện có thật và cảm động. Cô gái đã trao trọn trái tim mình cho chàng trai cho dù hai người không hề quen biết nhau.

Một mình một ngựa 

Cô gái tên Abbey Conner, 20 tuổi. Chàng trai tên Loumonth Jack, 21 tuổi. Abbey đã từ biệt thế gian này để đi về một thế giới khác, thế nhưng trái tim cô mãi mãi thuộc về chàng trai, và chàng sẽ chẳng bao giờ quên được nàng suốt phần đời còn lại.

Câu chuyện từng được Bill Conner, ông bố của cô gái, kể lại nhiều lần cho nhiều người, những ai từng đọc thấy hàng chữ “Abbey’s Ride for Life” trên tấm biển gắn đàng sau chiếc xe đạp Trek của ông.

Ông Conner có hai người con, Abbey và anh trai cô là Austin, 23 tuổi. Trong chuyến vacation hơn 5 tháng trước đây, cả hai được tìm thấy nằm bất tỉnh, úp mặt sâu xuống nước trong hồ bơi của một khách sạn ở Cancun, Mexico. Người ta chỉ cứu được Austin, riêng Abbey bị tổn thương não nghiêm trọng. Cô được chuyển tới bệnh viện Broward Health Medical Center ở Fort Lauderdale, Florida. Tại đây, sau những cố gắng một cách tuyệt vọng, các bác sĩ tuyên bố cô đã chết não và đi tới quyết định giải phẫu để lấy nội tạng và các mô sinh học mà cô tự nguyện hiến tặng năm 16 tuổi khi cô mới thi lấy bằng lái xe.

Cũng trong ngày ông Conner choáng váng nhận được thông báo về quyết định này, cách đó 670 miles đường chim bay, tại Lafayette, Louisiana, bố mẹ của một thanh niên da màu cũng được các bác sĩ ngậm ngùi thông báo về số phận không may của con trai mình. Jack đang nằm chờ chết trên giường bệnh vì chứng suy tim trầm trọng sau hai lần trụy tim. Sự sống chỉ còn đếm được từng ngày trên những đầu ngón tay, ngoại trừ phép lạ.

Và “phép lạ” đến với anh thật. Trái tim còn tươi rói của Abbey được cấy ghép kịp thời vào trong buồng ngực của Jack. Anh như được tái sinh.

Một người chết đi cho một người được sống. Trái tim Abbey dọn về nơi cư ngụ mới. Không chỉ trái tim thôi, cô hiến tặng đến bốn nội tạng, giúp cho bốn người trong độ tuổi từ 20 – 60 giành lại được sự sống trong cuộc chiến đấu với tử thần. Cô còn tặng cả đôi mắt đẹp của mình cho người khiếm thị ngắm nhìn được cuộc sống tươi đẹp muôn màu muôn vẻ.

Trái tim còn đập nghĩa là vẫn còn sự sống. Ông Conner tin chắc như vậy. Abbey, con gái ông, vẫn đang sống ở một nơi nào đó. Bằng mọi giá, ông phải tìm gặp đứa con yêu của mình.

Ông muốn rời khỏi nhà, tìm đến một nơi nào đó thật xa xôi để mong làm nhẹ bớt nỗi buồn phiền đè nặng trong lòng. Hơn thế nữa, ông còn muốn làm điều gì đó để tôn vinh cuộc sống ngắn ngủi và cao đẹp của con mình.

Tôi muốn làm cách nào để mọi người nhận thức được ý nghĩa, sự cần thiết, tầm quan trọng và lòng nhân ái của việc hiến tặng nội tạng mình khi lìa đời.

Conner chia sẻ điều này với những người thân và nảy ra ý tưởng: với chiếc xe đạp Trek của mình, ông sẽ thực hiện chuyến đi suốt chiều dọc nước Mỹ, từ Madison, Wisconsin, quê nhà ông, đến tận Ft. Lauderdale, Florida, nơi ông nhìn mặt con gái mình lần cuối để quảng bá, vận động mọi người hưởng ứng việc làm tốt đẹp này.  

“Tại sao không?” Conner nói. “Có gì ghê gớm lắm đâu, và chẳng thấm thía gì so với nghĩa cử của con gái tôi. Tôi thực sự mong muốn ngày càng có thêm nhiều người tham gia vào việc hiến tặng nội tạng như Abbey đã làm.”

Với ý chí mạnh mẽ và tình yêu không bờ bến của ông bố, Conner quyết định thực hiện cho   bằng được việc này. Một mình một ngựa (sắt), ông lên đường ngày 22 tháng Năm, ngay sau ngày dự lễ ra trường của Austin, con trai ông, tại University of Wisconsin-Milwaukee.

“Tôi tin rằng Abbey cũng muốn tôi làm điều ấy,” ông nói. 


Tình không biên giới 

Khi Jack được Louisiana Organ Procurement Agency thông báo về cuộc hành trình “Abbey’s Ride for Life” của ông Conner, anh tìm cách liên lạc với ông và nói rằng gia đình anh rất vui mừng được đón tiếp ông trong chuyến đi miệt mài ấy.   

Sau bốn tuần lễ rong ruổi, vượt 1.400 dặm đường, ông Conner đã gặp được Jack tại Baton Rouge Louisiana vào đúng ngày Chủ Nhật Father’s Day. Trước mắt ông là chàng thanh niên da màu, vóc dáng thư sinh, tóc tai cắt ngắn, quần áo chỉnh tề. Trông Jack có vẻ hiền lành, dễ mến và ông có cảm giác thật gần gũi như từng quen biết nhau tự bao giờ.

Cả hai như bị hút vào nhau trong cái ôm dài đến hơn một phút. Nước mắt họ ứa ra.

Jack lần lượt giới thiệu gia đình mình, ông bà, bố mẹ, anh chị em, những đứa cháu… Hai ông bố, da trắng và da màu, ôm chặt lấy nhau, rưng rưng dòng lệ.

Da màu, thì đã sao! Ngay lúc này đây, ông Conner và mọi người ở quanh ông không ai nghĩ tới chuyện da trắng, da vàng, da đen, da nâu. Hơn lúc nào hết, chuyện màu da, màu tóc, màu mắt… hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì. Điều thực sự có ý nghĩa là, trái tim Abbey trong lồng ngực Jack đã mang hai gia đình xa lạ lại gần với nhau. 

Đấy không phải là tính cách của Abbey đó sao? Conner còn nhớ, cô bé từng kể ông nghe một cảnh trong cuốn phim mà cô xem đến hai lần, “To Sir, with Love”. Ông thầy giáo bị đứt tay và cô nữ sinh tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy máu của ông thầy da đen cũng màu đỏ tươi giống như máu cô vậy.”
Trái tim Abbey và hình hài Jack cũng thế thôi, cũng cùng chung dòng máu.

“Happy Father’s Day!” Jack mỉm cười bước đến bên ông, trên tay cầm gói quà.

Conner đón lấy, mở ra. Một chiếc stethoscope – ống nghe của bác sĩ. Ông thoáng ngạc nhiên nhưng rồi hiểu ra.

“Cám ơn cháu. Cái này hay đấy.”

“Với cái này,” Jack nói, “Bác sẽ nghe rõ tiếng đập của con tim cô ấy.” 


Conner lặng người đi mấy giây. Ông bật ra một tiếng nấc không giấu được, đưa cườm tay quệt ngấn nước mắt. Jack cởi tung nút áo để lộ vết sẹo dài chạy dọc trước ngực. Conner gắn ống nghe vào hai tai, áp đầu dây bên kia vào ngực Jack, đúng chỗ trái tim cậu. Không, trái tim con gái ông. Ông nhắm mắt lại, chăm chú lắng nghe… Lát sau, ông gỡ ống nghe, lặng im vài giây như cố trấn tĩnh, rồi buột miệng:
“Well, it’s working.”

“Oh yeah, definitely!” Jack đáp.

Không chỉ nghe rõ nhịp đập đều đều của trái tim, Conner còn nghe được cả tiếng thì thầm quen thuộc của Abbey, “Bố đến thăm con đấy phải không? Con vẫn ổn mà, Bố đừng lo cho con. Chỗ này, buồng ngực của Jack đấy, tốt lắm Bố à. Bố con mình vẫn gần nhau mà, phải không?”

Ông đã bao lần ôm chặt con mình vào lòng, bao lần nghe hơi thở con, nhịp tim con đập rộn ràng như thế này. Ông đã bao lần ôm ấp đứa con yêu, từ thuở cô còn bé bỏng, từ thuở mẹ cô còn sống, và cả những lần hai bố con xa nhau rồi gần nhau như thế này.

Conner cúi đầu thật sâu, hai mắt nhắm nghiền, nước mắt lại muốn ứa ra. “Đúng thế Abbey,” ông cũng thì thầm. “Bố đến thăm con đây. Bố đến thăm con để xem con đã ‘sống’ như thế nào kể từ ngày xa Bố. Sau cùng thì bố con mình đã gặp được nhau, phải không, ‘baby girl’ của Bố?” 


“Baby girl”, ông Conner nhớ từng gọi con bé như vậy.

“Cám ơn cháu,” ông ngước lên, mỉm cười với Jack.

“Thật là một phép lạ,” Jack nói. “Abbey giống như là bà tiên có phép mầu trong chuyện cổ tích. Cháu đã chết đi, rồi được sống lại. Cháu mang ơn cô ấy nhưng không có cách nào để trả ơn.”

“Đừng nghĩ đến chuyện đền ơn đáp nghĩa,” ông Conner mỉm cười với chàng trai. “Cách trả ơn tốt nhất là hãy sống tốt. Đơn giản là vậy. Sống như Abbey vậy, giúp đỡ người khác và mang niềm vui đến cho mọi người.”

“Cháu hiểu,” Jack nói nhỏ. “Cháu còn phải cám ơn Bác nữa.”

“Bác phải cám ơn cháu chứ,” Conner lại mỉm cười. “Nhờ có cháu mà Bác được gặp lại Abbey. Bác thật hạnh phúc.”

Conner ngắm nhìn chàng trai trạc tuổi con ông. Ông nhìn xuống chiếc ống nghe vẫn cầm trên tay, món quà đặc biệt Jack tặng cho ông. Trong đời mình, quả là ông chưa bao giờ nhận được quà tặng Father’s Day nào ý nghĩa hơn thế.

Nhờ có Jack, ông Conner biết được rằng trái tim con gái ông chưa có phút giây nào ngừng đập, có điều trái tim ấy đã dọn sang hình hài khác. Abbey đã cho không trái tim quý giá của mình. Cô đã cho không, không điều kiện, không có bất cứ sự lựa chọn nào. Dẫu cho hình hài ấy, da dẻ kia có như thế nào thì trái tim cô vẫn rộn ràng những nhịp đập yêu thương.

Tình yêu cô gửi vào trái tim là tình không biên giới. 


Abbey lìa xa bố khi tuổi cô vừa tròn đôi mươi, tuổi tươi đẹp nhất của một đời người. Trái tim cô đang tràn đầy nhựa sống, tràn đầy ước mơ. Cô khao khát sống và thiết tha yêu đời. Cô theo đuổi ngành học Public Relations tại trường University of Wisconsin-Whitewater với ước mong có cơ hội mở rộng giao tiếp với nhiều người và cũng giúp được nhiều người.

Với Conner, con gái ông vẫn đang sống; hơn thế nữa, cô thực hiện được điều ước muốn là làm đẹp cho cuộc sống. Còn gì hơn thế nữa.

Với Jack, anh bắt đầu lại cuộc sống. Anh yêu cuộc sống hơn bao giờ. Jack sẽ trở lại trường học, sẽ nối lại những giấc mơ còn dở dang vì phải bỏ dở chuyện học hành. Anh sẽ đi tiếp con đường Abbey đã đi; hay nói một cách nào đó, anh đi theo tiếng gọi của con tim nồng ấm đang nằm gọn trong lồng ngực anh.
Chia tay gia đình Jack, ông Conner lần lượt ôm hôn từng người một trong gia đình anh. Sau cùng, ông lại ôm chặt lấy Jack, gục đầu lên vai anh, ngỡ như đang ôm ấp đứa con yêu quý của mình.

Và rồi Conner lại leo lên lưng chiếc xe đạp, lại tiếp tục lên đường. Ông phải đi cho hết cuộc hành trình. Lần này, ông có thêm bạn đồng hành là băng ghi âm tiếng nhịp đập con tim của Abbey mà gia đình Jack gửi tặng ông. Conner như được tiếp sức, ông cảm thấy sung sức hơn bao giờ.

Conner dự kiến ngày 10 tháng Bảy tới đây sẽ chạm “mức đến”, Broward Health Medical Center tại Ft. Lauderdale, Florida, là nơi Abbey đã được các bác sĩ giải phẫu lấy nội tạng. Nơi đây, ông sẽ thực hiện nốt việc sau cùng là rải tro con mình xuống lòng biển khơi, như một dấu chấm hết cho cuộc hành trình dài mãi đến 2.600 dặm trường.

Abbey yêu biển, cô sẽ về lại với thiên đường “biển xanh, cát trắng, nắng vàng” của Florida.
Trả lời các phóng viên báo chí về cuộc “hành trình đơn độc” trên lưng con ngựa sắt, ông Conner nói, “Tôi không hề đơn độc. Lúc nào Abbey cũng ở cạnh tôi. Một khi bạn làm điều gì có ý nghĩa, bạn sẽ không cảm thấy đơn độc.”

Conner tin tưởng một cách mạnh mẽ sẽ có nhiều người cùng đồng hành với ông. Trong lá thư ngỏ gửi cho báo chí kể về cuộc hành trình “Abbey’s Ride for Life” dọc nước Mỹ nhằm vận động việc ghi danh online để trở thành người hiến tặng nội tạng, có đoạn ông viết:

“Thật là ích kỷ khi bạn nhất định chôn theo bạn những gì có thể cứu vớt được mạng sống con người. Bạn không mất gì cả trong lúc mang được hạnh phúc đến cho những kẻ xấu số. Vậy tại sao bạn lại từ chối hay ngần ngại? Sớm muộn gì thì bạn và tôi cũng phải chết mà, làm sao tránh khỏi được. Vậy tại sao không làm cho cái chết của mình không vô nghĩa và phí phạm?”

Nếu bạn muốn để lại một di sản,” ông viết ở một đoạn khác, “không có di sản nào quý giá hơn là giúp cho người khác được tiếp tục sống, một cuộc sống ý nghĩa.

Phần tôi, rất lấy làm “tâm đắc” đoạn cuối lá thư của ông Conner:

“Bạn vẫn đến nhà thờ, nhà nguyện để cầu nguyện sau khi chết sẽ được lên thiên đường, phải không? Vậy tại sao bạn không làm việc đó? Lời nguyện cầu của bạn sẽ sớm được cứu xét.  Hãy trao tặng cho người khác những gì thượng đế đã ban tặng cho bạn. Đấy là lẽ công bằng. Bạn đâu cần phải mang theo tất cả, một khi thân xác bạn nhẹ nhàng thì bạn cũng dễ… bay lên tới thiên đường.” 

(Viết phỏng theo bản tin CBS News)* Nguồn ảnh: Photo by Caroline Ourso- 

Moving moment Dad hears daughter's donated heart beat again:
VIDEO: Bill Conner, donor dad meets heart recipient, Loumonth Jack, Jr.


‘Abbey is alive inside of him’: Touching moment grieving father hears his dead daughter's heartbeat inside chest of the man who received her life-saving organ
By Stewart Paterson For Mailonline

Abbey Conner, 20, died after she and brother were found unconscious in a pool 
Her brother survived, but Abbey died and her organs were donated to four men
One of them was Loumonth Jack Jr, who would have died without Abbey's heart
Her father, Bill Conner, cycled 1,400 to meet Mr Jack and hear Abbey's heartbeat

Published: 10:12 EDT, 22 June 2017 | Updated: 03:02 EDT, 24 June 2017

This is the heart-wrenching moment a grieving father hears his late daughter's heart beating inside the chest of another person.
Bill Conner cycled an astonishing 1,400 miles from his home in Wisconsin, to Baton Rouge, Louisiana, for the meeting on Father's Day.

Mr Conner was filmed crying as he used a stethoscope to listen to the heartbeat of his daughter Abbey inside another person's chest.

The organ was donated to Loumonth Jack Jr, who had been told that he had just 10 days to live after suffering a heart attack. 




Mr Conner told CBS News:  'Knowing he's alive because of Abbey, Abbey is alive inside of him - it's her heart having him stand up straight.'

The grieving father decided to embark on a mammoth 2,600 mile bike ride to visit the Broward Health Medical Center - the hospital where Abbey's organs were recovered in January.

Abbey, who was just 20, had died five months earlier when she and her brother were found unconscious and face down in a resort pool over winter break in Cancun, Mexico.



By the time they were discovered Abbey had suffered irreversible brain damage.

She was kept on life-support for a number of days until doctors were able to harvest her organs.  

Abbey had donated four organs which meant four men, aged 20 to 60, were able to live.

When Mr Conner told the Florida donation centre about his plans to ride on her behalf, letters were sent to recipients of Abbey's organs - asking whether they would be interested in meeting her father. 

'The only person who has responded at this point is Jack Jr., the heart recipient', said Mr Conner. 

The pair arranged to meet 1,400 miles into Mr Conner's trip, at Baton Rouge on Father's Day. 





Abbey had donated four organs which meant four men, aged 20 to 60, were able to live. She also donated her eyes

They shared a minute-long hug, and Mr Jack retrieved a stethoscope so Mr Conner could hear his daughter's heartbeat for the first time since she died.

Surrounded by My Jack's friends and family, both men began to tear up.

After listening to the heartbeat for some time, Mr Conner jokes: 'Well, it's working!'

Before he continued on his 2,600 mile journey, he added: 'She's alive. Jack's alive and she's alive. It's her heart.

'This isn't about me. This is about Abbey and helping other people in need.'

Mr Conner has started a GoFundMe to bring awareness to the impact of organ donation, with all proceeds going to Donate Life America (DLA) and his 'life saving' bike trip in honor of Abigail. 


Read more:

Bill Conner cycled an astonishing 1,400 miles from his home in Wisconsin, to Baton Rouge, Louisiana, for the meeting with Loumonth Jack Jr, on Father's Day

The grieving father decided to embark on a mammoth 2,600 bike ride to visit the Broward Health Medical Center - the hospital where Abbey's organs were recovered in January

The pair shared a minute-long hug before Mr Jack retrieved a stethoscope so Mr Conner would be able to hear his daughter's heartbeat - months after her passing 

Abbey Conner was found floating unconscious in a pool in Mexico. Despite emergency treatment, the 20-year-old died. 

Abbey is pictured centre with her father Bill Conner to the left and her brother Austin to the right

Mr Jack retrieves the stethoscope: He had been told that if he did not get a heart transplant within 10 days that he would die. 

But out of tragedy came a miracle. Abbey's death meant Mr Jack was able to get a new heart

Before he continued on his 2,600 mile journey, he added: 'She's alive. Jack's alive and she's alive. It's her heart'




26 tháng 3, 2023

BLESSING OF THE LENTEN WREATH - FIFTH SUNDAY OF LENT, YEAR A (March 26, 2023)


CHÚA NHỰT THỨ V MÙA CHAY (26/03/2023) - 
GIA ĐÌNH ANH HUY CƯỜNG-CHỊ THUỲ CHÂU-BÉ BÚT CHÌ
 








The Holy Spirit Choir


25 tháng 3, 2023

Sài Gòn năm 1955

 Xin mượn một câu hát nổi tiếng trong nhạc Phạm Duy, trong loạt bài viết đưa độc giả “về miền quá khứ” này, chúng tôi xin kể lại, và lật lại những tấm ảnh xưa của Sài Gòn từ những năm 1955 đến 1975.

Trong phần đầu tiên, xin lật lại những hình ảnh đẹp nhất của Sài Gòn năm 1955, ngay sau hiệp định Geneve không lâu.

Đây là năm xảy ra rất nhiều biến động trong lịch sử đất nước. Trước đó không lâu, đã có gần 1 triệu người di cư từ miền Bắc vào miền Nam sinh sống. Đó là thời gian mà hiệp định Geneve vừa được ký kết để đình chiến giữa các bên, chọn vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời trong khi chờ tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Đường Trần Hưng Đạo – Trụ sở Phủ tổng ủy di cư và tỵ nạn, phụ trách vấn đề di cư năm 1954. Ở vị trí ngày ngày nay là trụ sở của Công an TPHCM.

Khoản a, điều 14 ghi rõ: “Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy.”

Phủ tổng ủy di cư và tỵ nạn năm 1955

Thời điểm này, quân đội của Quốc Gia Việt Nam được tập hợp ở phía nam vỹ tuyến. Quốc Gia Việt Nam lúc này vẫn là do quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu và điều hành chính phủ là thủ tướng Ngô Đình Diệm.

Đầu năm 1955, nội thành Sài Gòn có sự xung đột quân sự giữa lực lượng Bình Xuyên của Lê Văn Viễn và chính phủ Ngô Đình Diệm.

Tháng 4 năm 1955, quân Bình Xuyên tấn công thành Cộng Hòa. Quân đội Quốc gia phản công, phá được căn cứ chính của Bình Xuyên ở khu vực cầu Chữ Y khiến lực lượng Bình Xuyên phải triệt thoái khỏi Sài Gòn – Chợ Lớn và rút về Rừng Sác.

Trong hình dưới đây là Đại lộ Trần Hưng Đạo vốn là một trong những con đường sầm uất nhất của Sài Gòn, đã bị trống vắng trong thời gian xung đột giữa quân Bình Xuyên và quân đội Quốc Gia.




Thời điểm này, để đánh dấu việc giành được độc lập từ Pháp, Toà Đô Chánh Sài Gòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ đường mang tên Pháp sang tên Việt. Đường Trần Hưng Đạo chỉ 1 năm trước đó còn mang tên là Galliéni.

Một buổi mít tinh chính trị tại rạp Nguyễn Văn Hảo yêu cầu truất phế quốc trưởng Bảo Đại

Năm 1955 cũng là thời điểm mà hố sâu ngăn cách giữa quốc trưởng và thủ tướng ngày càng lớn, và đến tháng 10 năm 1955, quốc trưởng Bảo Đại bị phế truất khi cựu hoàng này đang ở nước Pháp.

Mít ting ủng hộ Ngô Đình Diệm và đòi truất phế Bảo Đại tháng 10 năm 1955 tại quảng trường chợ Bến Thành

Ngay sau đó, ông Ngô Đình Diệm với vai trò là Quốc trưởng đã tổ chức bầu Quốc hội Lập hiến cho Quốc gia Việt Nam. Quốc hội này ban hành Hiến pháp đổi tên Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng hòa. Chính thể mới Việt Nam Cộng Hoà được thành lập vào ngày 26 tháng 10 năm 1955 và sau đó ông Ngô Đình Diệm được bầu làm Tổng thống nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam.


Mời bạn xem qua các hình ảnh chọn lọc khác của Sài Gòn trong năm 1955:

đầu đường Hàm Nghi và Phó Đức Chính


Đường Catinat lúc này đã mang tên Tự Do, và Nhà Hát Thành Phố đã được cải tạo lại, bỏ đi các chi tiết hoa văn nguyên thủy để trở thành trụ sở Quốc Hội từ năm 1955.


Bức hình quen thuộc này đã được chụp từ năm 1955. Tòa Đô Chánh nằm trên đường Lê Thánh Tôn và đầu đường Nguyễn Huệ

Nhà Thờ Đức Bà năm 1955, góc đường Tự Do – Nguyễn Du. Nhà hình chóp ngay đầu đường phía Nguyễn Du là trụ sở Bộ Xã Hội

Bên trong trụ sở Bộ Xã Hội góc đường Nguyễn Du nhìn ra Nhà Thờ

Một lễ mít tinh tại dinh Độc Lập năm 1955, có thể là trong 1 buổi lễ nhậm chức của Ngô Đình Diệm


Dinh Độc Lập cũ, trước đó mang tên là dinh Norodom. Đến năm 1963 thì bị hủy để xây lại theo kiến trúc mới

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam năm 1955. Trước đó là trụ sở của Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam, là một phần của Ngân hàng Đông Dương (Banque de I’Indochine, viết tắt là BIC) được thành lập ngày 21 tháng 1 năm 1875. Sau năm 1975, nơi đây trở thành trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Kiến trúc của tòa nhà này đến nay vẫn còn nguyên vẹn.

Bến Bạch Đằng năm 1955

Hộp đêm “La Croix du Sud” tại góc đường Catinat – Amiral Dupré. Sau 1955, tên đường đổi lại thành Tự Do – Thái Lập Thành, nay là Đồng Khởi – Đông Du. Hộp đêm này sau đó trở thành Vũ trường Tự Do nổi tiếng

Bến Bạch Đằng ngay đầu đại lộ Hàm Nghi.

Đường Tự Do rợp bóng cây. Phía cuối đường có thể thấy tháp chuông nhà thờ

Kho bạc Sài Gòn, sau 1955 là Tổng Nha Ngân Khố Sài Gòn, nằm trên đường Nguyễn Huệ. Ngày nay là Kho Bạc Nhà Nước

Bộ Quốc Phòng trên đường Gia Long, nay là trụ sở Bộ GTVT trên đường Lý Tự Trọng

Đường Tự Do từ Nhà Thờ đi thẳng ra bờ sông

Cầu Mống năm 1955. Là một trong những cây cầu cổ xưa nhất thành hố, vẫn còn cho đến ngày nay

Cư xá nhân viên Hãng xăng Shell, được xây dựng khoảng năm 1952. Hình này chụp mặt sau của tòa nhà, hình chụp từ phía đường Trương Minh Giảng (nay là Trần Quốc Thảo). Tòa nhà này hiện nay thuộc khu vực Nhà khách T78 Văn phòng Trung ương Đảng, địa chỉ cổng vào tại 145 Lý Chính Thắng.

Tòa nhà trụ sở của Hãng xăng Shell tại góc đại lộ Thống Nhất và Cường Để. Hiện nay tòa nhà này thuộc về Petrolimex

Đại lộ Lê Lợi 1955

Góc phố Tự Do – Lê Lợi một ngày mưa năm 1955

Sông Sài Gòn

Người phụ nữ này đang bào rau muống với mấy cái bắp chuối (hoa chuối) ở phía trước

Nhà thờ Đức Bà năm 1955. Hình chụp lúc 3 giờ kém 20 chiều, nắng còn chiếu nghiêng trước mặt chính hướng đông của nhà thờ. Chỉ một lát nữa là mặt chính nhà thờ sẽ bị ngược nắng. Thời gian này mặt đồng hồ nhà thờ còn mang số tự La Mã. Qua thập niên 60 người ta thay đồng hồ mới, con số là những cái gạch.

Bưu điện trung ương Saigon ở bên hông Nhà Thờ


Trụ sở Cty xăng dầu Vacuum Oil góc Thống Nhất – Hai Bà Trưng


Rạch Thị Nghè nhìn từ cầu Phan Thanh Giản

Vòng xoay ở công trường Lam Sơn với thương xá Eden

Cảnh bình yên trên sông Sài Gòn – Bến Bạch Đằng năm 1955 nhìn từ khách sạn Majestic


Đông Kha 
Nguồn hình ảnh: manhhai flickr