Tìm Kiếm

10 tháng 8, 2021

KIẾN THỨC Y HỌC CHÂN CHÍNH VÀ LƯƠNG THIỆN PHẦN I

 (Tài liệu sau đây là của Tổ Chức Y Tế Quốc Tế trực thuộc Liên Hiệp Quốc WHO: https://www.who.int/news-room/q-a-detail/vaccines-and-immunization-what-is-vaccination?adgroupsurvey={adgroupsurvey}&gclid=CjwKCAjw0qOIBhBhEiwAyvVcfxls3HIeONF7TNHKCYm7A869eDeZwhBT62XxZPJQyVq5cdx38oqJqxoCbgcQAvD_BwE )

CHỦNG NGỪA

VACCINATION

1.    Chủng ngừa là gì?

Chủng ngừa là một cách thức đơn giản, an toàn, và hữu hiệu để bảo vệ con người khỏi các chứng bịnh nguy hại, trước khi chúng xâm nhập vào chúng ta.  Phương pháp nầy dùng khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể bạn để tạo ra một sức đề kháng chống lại những thứ nhiễm độc loại biệt và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.

Các loại thuốc chủng giúp hệ thống miễn nhiễm tạo ra các kháng thể, giống như khi nó phải đối đầu với một loại bịnh xâm nhập vào cơ thể bạn.  Tuy nhiên, thuốc chủng chỉ chứa đựng những dạng mầm vi trùng vi khuẩn đã bị giết chết hoặc làm cho suy yếu, nên chúng không gây ra tật bịnh hay nguy cơ biến chứng nào cho bạn.

Hầu hết các thuốc chủng được thực hiện bằng việc tiêm chích, nhưng có một số được truyền qua đường miệng hoặc xịt vào mũi.

2.    Thuốc  chủng tác dụng ra sao? 

Bằng cách giúp khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể tạo được một tuyến phòng thủ, thuốc chủng làm giảm nguy cơ nhiễm bịnh.  Khi được chủng ngừa, hệ thống miễn nhiễm của bạn phản ứng.  Hệ thống nầy:

-       Nhận dạng mầm bịnh đang xâm nhập, chẳng hạn một siêu vi hay vi khuẩn.

-       Sản sinh ra các kháng thể.  Các kháng thể là những chất đạm được hệ thống miễn nhiễm sản sinh một cách tự nhiên để chống bịnh tật.

-       Ghi nhớ căn bịnh và cách chống lại nó.  Giả sử sau này bạn có tiếp xúc với mâm bịnh đó thì hệ thống miễn nhiễm của bạn có thể nhanh chóng triệt tiêu nó trước bạn ngã bịnh.   

  Do đó, thuốc chủng là một cách thức an toàn và khôn khéo để tạo ra một phản ứng miễn nhiễm trong cơ thể mà không gây ra bịnh tật.

Hệ thống miễn nhiễm của chúng ta có khả năng ghi nhớ.  Sau khi đã nhận  một hoặc hai liều thuốc chủng, chúng ta được tiêu biểu an toàn khỏi một thứ bịnh tật nào đó suốt nhiều năm, nhiều chục năm, trời, thậm chí suốt cả đời.  đây chính là tính chất rất hữu hiệu của thuốc chủng: thay vì chữa trị một chứng bịnh sau khi đã xảy ra, thuốc chủng ngăn ngừa bịnh tật cho chúng ta ngay từ giây phút đầu.

3.    Tại sao tôi phải chủng ngừa?

      Không có thuốc chủng, chúng ta bị nguy cơ mắc những bịnh trầm trọng và mang thương tật nặng nề do các chứng bịnh sởi, viêm màng não, bịnh viêm phổi, uốn ván và bịnh sốt bại liệt.  Nhiều bịnh trong số đó có thể nguy hiểm đến tính mạng.  Tổ chức WHO ước tính là chỉ riêng các thuốc chủng ngừa cho trẻ em đã cứu sống trên bốn triệu mạng người mỗi năm.

Mặc dầu có một số bịnh đã không còn mấy khi xuất hiện, nhưng mầm bịnh vẫn tiếp tục lưu chuyển đâu đó hoặc trên khắp mọi phần đất của địa cầu.  Trong thế giới ngày nay, các bịnh truyền nhiễm có thể dễ dàng vượt biên và tác hại mọi người nếu họ không được phòng vệ.

Có hai lý do chính khiến chúng ta cần được chủng ngừa đó là để tự bảo vệ mình và bảo vệ những người sống chung quanh mình.  Do không phải ai ai cũng có thể được chủng ngừa—kể cả các trẻ em còn quá nhỏ, những người bịnh nặng hay có một số chứng dị ứng—họ tùy thuộc vào những người đã được chủng ngừa khác mà được an toàn khỏi các chứng bịnh có thể ngăn chặn nhờ thuốc chủng ngừa.       

4.    Các thuốc chủng ngừa được bào chế và thử nghiệm ra sao?

Những loại thuốc chủng ngừa thông dụng nhứt hiện nay đã từng góp mặt từ nhiều thập kỷ qua để phục vụ hàng triệu người mỗi năm một cách an toàn.  Cũng giống như tất cả các dược phẩm khác, mỗi thứ thuốc chủng ngừa phải thông qua một cuộc thử nghiệm trải rộng và nghiêm ngặt để biết chắc là thuốc nầy an toàn trước khi được đưa vào sử dụng trong một quốc gia.       

Một thứ thuốc chủng ngừa còn trong giai đoạn thí nghiệm được đem thử trên thú vật trước để lượng giá mức an toàn cũng như tiềm năng ngăn ngừ bịnh tật của nó.  Kế đến, thuốc được dùng thử nghiệm lâm sàng trên con người qua 3 giai đoạn:   

-       Ở giai đoạn I, thuốc chủng ngừa nầy được dùng cho một số ít người tình nguyện để xem nó có an toàn hay không, xác nhận nó có tạo được một phản ứng miễn nhiễm hay không và quyết định một liều lượng đúng đắn.

-       Trong giai đoạn II, thuốc chủng ngừa đó thường được áp dụng cho hàng trăm người tình nguyện: họ được theo dõi kỹ lưỡng xem có bất kỳ hiệu ứng phụ nào xảy ra không, và lượng định sâu xa hơn khả năng của nó khi tạo ra phản ứng miễn nhiễm.  Vào giai đoạn nầy, hễ khi nào thuận tiện cũng đều thu thập lại các dữ liệu về kết quả của căn bịnh.  Những người tham gia vào giai đoạn nầy đều có cùng các đặc tính giống nhau (thí dụ như tuổi tác và giới tính) so với những người sẽ được nhận thuốc chủng ngừa.   Ở giai đoạn nầy, một số người tình nguyện được thử thuốc chủng ngừa còn một số khác thì không, để qua đó, có thể so sánh và rút ra kết luận liên quan đến thuốc chủng ngừa.  

-        Đến giai đoạn III, thuốc chủng ngừa nói trên được thử nghiệm cho hằng ngàn người tình nguyện—trong số đó có người được nhận thuốc chủng ngừa thăm dò, có người lại không, tương tự như các thử nghiệm ở giai đoạn II.  Dữ kiện từ cả hai nhóm được cẩn thận đối chiếu để xem thuốc chủng ngừa đó có an toàn và hiệu quả đối kháng lại chứng bịnh được chỉ định làm mục tiêu tác đụng của nó hay không. 

Một khi đã có được kết quả của thí nghiệm lâm sàng, cần thực hiện một loạt bước kế tiếp, bao gồm việc duyệt lại tính hiệu quả, tính an toàn, và việc bào chế để xin phê chuẩn theo chính sách điều hành y tế công, trước khi một thứ thuốc chủng ngừa được phép du nhập vào một chương trình miễn nhiễm quốc gia.  

Sau khi một thứ thuốc chủng ngừa được chấp thuận, cần tiếp tục theo dõi thật sát để phát hiện bất kỳ những hiệu ứng phụ bất lợi đã không dự kiến được và kiểm chứng thêm nữa hiệu năng của nó khi sử dụng thông thường cho số người đông hơn nữa để lại lượng giá tiếp xem làm cách nào sử dụng thuốc chủng ngừa nầy một cách tốt nhứt, nhắm đạt được hiệu ứng phòng vệ lớn lao nhứt.

5.    Có những chất gì trong thuốc chủng ngừa?

Tất cả mọi phụ chất chứa trong một thứ thuốc chủng ngừa đều giữ vai trò quan trong để bảo đảm tính an toàn và hữu hiệu của nó.  Sau đây là một vài chất tiêu biểu:     

-       Chất kháng nguyên: đây là một thể loại siêu vi hay vi khuẩn đã bị giết chết hoặc làm cho suy yếu để luyện tập cho cơ thể nhận dạng và chống lại một chứng bịnh nếu gặp lại nó trong tương lai.

-       Tá chất: chất nầy giúp tăng cường phản ứng miễn nhiễm, nghĩa là giúp cho thuốc chủng ngừa tác dụng tốt hơn.

-       Chất bảo quản: chất nầy giúp giữ nguyên tính hữu hiệu của thuốc chủng ngừa.

-       Chất ổn định: chất nầy bảo vệ thuốc chủng ngừa trong lúc nhập kho và chuyên chở.

Các phụ chất của thuốc chủng ngừa có vẻ như lạ lẫm khi được kê khai theo nhãn hiệu, nhưng nhiều thành tố sử dụng trong thuốc chủng vẫn xuất hiện một cách tự nhiên trong cơ thể, trong môi trường sống và trong các thức ăn chúng ta dung.  Tất cả các phụ chất trong thuốc chủng ngừa nói trên cũng như chính các thuốc chủng ngừa đều đã được thử nghiệm và theo dõi kỹ lưỡng để nắm chắc là chúng an toàn.   

6.    WHO làm cách nào để bảo đảm được tính chất an toàn của thuốc chủng ngừa?

WHO luôn nỗ lực bảo đảm cho mọi người, mọi nơi đều được thuốc chủng ngừa an toàn và hữu hiệu phòng vệ.  Để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi giúp các nước thiết lập những hệ thống an toàn nghiêm ngặt cho thuốc chủng ngừa và áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế khắt khe để điều hướng chúng.

Cùng với các khoa học gia trên toàn thế giới, các chuyên viên của WHO thực hiện việc giám sát thường xuyên để nắm chắc là các thuốc chủng ngừa luôn luôn an toàn.  Chúng tôi cũng cộng tác với các đối tác để giúp các nước điều tra và thông tri nếu có xảy ra những vấn đề quan ngại tiềm tàng nào đó.  

Bất kỳ những hiệu ứng phụ bất lợi và không lường trước nào một khi được trình báo lên WHO đều được lượng định bởi một nhóm chuyên viên độc lập có danh xưng là Ủy Ban Tư Vấn Toàn Cầu Về Tính An Toàn của Thuốc Chủng Ngừa.   

7.    Thuốc chủng ngừa có những hiệu ứng phụ nào?

Giống như bất kỳ một dược phẩm nào khác, thuốc chủng ngừa có thể gây ra các hiệu ứng phụ không đáng kể, chẳng hạn như sốt nhẹ, thấy đau và dấu ửng đỏ nơi tiêm thuốc, tất cả chỉ trong vải ngày là tự biến mất.

Rất hiếm khi xảy ra những hiệu ứng phụ nặng hoặc kéo dài.  Các thuốc chủng ngừa được liên tục theo dõi để bảo đảm an toàn và kịp thời tìm ra những trục trặc họa hiếm mới xảy ra. 

 

1.    What is vaccination?

Vaccination is a simple, safe, and effective way of protecting people against harmful diseases, before they come into contact with them. It uses your body’s natural defenses to build resistance to specific infections and makes your immune system stronger.

Vaccines train your immune system to create antibodies, just as it does when it’s exposed to a disease. However, because vaccines contain only killed or weakened forms of germs like viruses or bacteria, they do not cause the disease or put you at risk of its complications.

Most vaccines are given by an injection, but some are given orally (by mouth) or sprayed into the nose.

2.    How does a vaccine work?

Vaccines reduce risks of getting a disease by working with your body’s natural defenses to build protection. When you get a vaccine, your immune system responds. It:

·         Recognizes the invading germ, such as the virus or bacteria.

·         Produces antibodies. Antibodies are proteins produced naturally by the immune system to fight disease.

·         Remembers the disease and how to fight it. If you are then exposed to the germ in the future, your immune system can quickly destroy it before you become unwell.

The vaccine is therefore a safe and clever way to produce an immune response in the body, without causing illness.

Our immune systems are designed to remember. Once exposed to one or more doses of a vaccine, we typically remain protected against a disease for years, decades or even a lifetime. This is what makes vaccines so effective. Rather than treating a disease after it occurs, vaccines prevent us in the first instance from getting sick.

3.    Why should I get vaccinated?

Without vaccines, we are at risk of serious illness and disability from diseases like measles, meningitis, pneumonia, tetanus and polio. Many of these diseases can be life-threatening. WHO estimates that childhood vaccines alone save over 4 million lives every year.

Although some diseases may have become uncommon, the germs that cause them continue to circulate in some or all parts of the world. In today’s world, infectious diseases can easily cross borders, and infect anyone who is not protected

Two key reasons to get vaccinated are to protect ourselves and to protect those around us. Because not everyone can be vaccinated – including very young babies, those who are seriously ill or have certain allergies – they depend on others being vaccinated to ensure they are also safe from vaccine-preventable diseases.

4.    How are vaccines developed and tested?

The most commonly used vaccines have been around for decades, with millions of people receiving them safely every year. As with all medicines, every vaccine must go through extensive and rigorous testing to ensure it is safe before it can be introduced in a country.

An experimental vaccine is first tested in animals to evaluate its safety and potential to prevent disease. It is then tested in human clinical trials, in three phases:

  • In phase I, the vaccine is given to a small number of volunteers to assess its safety, confirm it generates an immune response, and determine the right dosage.
  • In phase II, the vaccine is usually given hundreds of volunteers, who are closely monitored for any side effects, to further assess its ability to generate an immune response. In this phase, data are also collected whenever possible on disease outcomes, but usually not in large enough numbers to have a clear picture of the effect of the vaccine on disease. Participants in this phase have the same characteristics (such as age and sex) as the people for whom the vaccine is intended. In this phase, some volunteers receive the vaccine and others do not, which allows comparisons to be made and conclusions drawn about the vaccine.
  • In phase III, the vaccine is given to thousands of volunteers – some of whom receive the investigational vaccine, and some of whom do not, just like in phase II trials. Data from both groups is carefully compared to see if the vaccine is safe and effective against the disease it is designed to protect against.

Once the results of clinical trials are available, a series of steps is required, including reviews of efficacy, safety, and manufacturing for regulatory and public health policy approvals, before a vaccine may be introduced into a national immunization programme.

Following the introduction of a vaccine, close monitoring continues to detect any unexpected adverse side effects and further assess effectiveness in the routine use setting among even larger numbers of people to continue assessing how best to use the vaccine for the greatest protective impact.

5.    What is in a vaccine?

All the ingredients of a vaccine play an important role in ensuring a vaccine is safe and effective. Some of these include:

·         The antigen. This is a killed or weakened form of a virus or bacteria, which trains our bodies to recognize and fight the disease if we encounter it in the future.

·         Adjuvants, which help to boost our immune response. This means they help vaccines to work better.

·         Preservatives, which ensure a vaccine stays effective.

·         Stabilisers, which protect the vaccine during storage and transportation.

Vaccine ingredients can look unfamiliar when they are listed on a label. However, many of the components used in vaccines occur naturally in the body, in the environment, and in the foods we eat. All of the ingredients in vaccines – as well as the vaccines themselves - are thoroughly tested and monitored to ensure they are safe.

 

            6.    How does WHO help ensure vaccine safety?

WHO works to ensure that everyone, everywhere is protected by safe and effective vaccines. To do this, we help countries set up rigorous safety systems for vaccines and apply strict international standards to regulate them.

Together with scientists from around the world, WHO experts conduct ongoing monitoring to make sure that vaccines continue to be safe. We also work with partners to help countries investigate and communicate if potential issues of concern arise.

Any unexpected adverse side effects that are reported to WHO are evaluated by an independent group of experts called the Global Advisory Committee on Vaccine Safety

 

            7.    Are there side effects from vaccines?

Like any medicine, vaccines can cause mild side effects, such as a low-grade fever, or pain or redness at the injection site. Mild reactions go away within a few days on their own.

Severe or long-lasting side effects are extremely rare. Vaccines are continually monitored for safety, to detect rare adverse events.