1. Bài tập chữa đau đốt sống cổ
Mỗi ngày bạn nên tập động tác này đều đặn, vừa đi bộ vừa giơ tay lên cao. Đi khoảng 200 bước.
Bài tập này có tác dụng phòng và trị bệnh đau cổ. Ngoài ra, trong khi làm việc, cứ ngồi 1 giờ đồng hồ, bạn nên dừng lại hoạt động một chút, tập xoay vai cổ, bất kỳ lúc nào rảnh có thể xoa bóp vùng cổ, xoa cho đến khi nóng ấm vùng da bên ngoài là sẽ có hiệu quả.
2. Bài tập chữa đau đốt sống lưng
Bị đau đốt sống lưng, khó chịu vùng lưng dưới, người mỏi thường xuyên, bạn có thể tập động tác này. Người muốn phòng bệnh cũng nên tập, vừa tránh bệnh, vừa đẹp dáng.
Thay đổi chân khi tập, lặp lại 50 lần. Mỗi ngày tập 2 lần vào buổi sáng và tối.
Khi tập động tác đá chân ra sau, có thể cảm thấy vùng lưng dưới hơi đau một chút. Nếu người bị đau nhiều hoặc muốn tăng hiệu quả nhanh, nên tập bất kỳ thời gian nào trong ngày, bất kỳ nơi nào bạn đứng và có thời gian rảnh. Đá chân khoảng 100 cái.
3. Bài tập bảo vệ các khớp
Thực hiện động tác đứng dựa vào tường hoặc một mặt phẳng, ngồi xuống đứng lên khoảng 30 lần. Có thể tập 2 lần vào sáng và tối.
4. Bài tập chữa đau đầu gối
Khi bị đau đầu gối, mỏi hoặc khó chịu, kể cả người đi lại nhiều, ngồi nhiều, muốn phòng chữa đau đầu gối có thể thực hiện động tác vỗ đầu gối bằng cách dùng 2 tay vỗ nhẹ vào phía trước đầu gối, phía 2 bên và phía sau. Mỗi một vị trí quanh đầu gối nên vỗ nhẹ khoảng 30 cái.
Việc vỗ đầu gối tưởng đơn giản nhưng nếu làm thường xuyên, sẽ giúp cho các kinh mạch và mạch máu được kích thích, giúp chúng hoạt động hiệu quả, máu lưu thông thuận lợi, giúp tăng cường và sản xuất dịch ở xương khớp..
Khi bạn ngồi trên xe ô tô hoặc ngồi xem ti vi cũng có thể xoa bóp vùng đùi, chân, đầu gối, việc này vô cùng hữu ích trong việc giúp sản sinh dịch cung cấp cho khớp và tuần hoàn máu nhanh hơn, giảm đau hiệu quả.
5. Bài tập chữa đau xương hông
Đứng thẳng người, dang hay tay ngang sang hai bên thẳng bằng vai. Đứng một chân làm trụ, nhấc chân còn lại đá sang hai bên. Mỗi lần tập tối thiểu kéo dài khoảng 1 phút, mỗi ngày nên tập từ 2-3 lần.
Ngoài ra, hàng ngày, bất kỳ khi nào bạn rảnh rỗi, đều nên vỗ vào vùng xương hông nhẹ nhàng. Mỗi lần vỗ khoảng 80 cái, đây là cách tốt nhất để giảm tình trạng đau mỏi.
Máu lưu thông không tốt, và cơn đau sẽ đến theo tuổi đời. Cách tốt nhất để thực sự giảm cơn đau là:
- Ít ngồi hơn
- Hoạt động nhiều hơn.
- Ăn uống kỹ lưởng hơn
Những triệu chứng cần lưu ý cho tuổi già
1- Khi không (bỗng nhiên) thấy tức thở
Lý do: có thể là do nghẽn mạch phổi(pulmonary embolus). Nhận xét: Cảm thấy khó thở sau khi tập thể dục hay đang ngồi có thể là do vận động hay do ưu tư lo lắng. Nhưng nếu đột nhiên bị khó thở có thể là do
chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẹt mạch máu trong phổi.
Bệnh này có thể nguy hiểm tới tính mạng. Một lý do khác là tim lên cơn đau hoặc trụy tim. Cả hai tình huống trên đều làm cho bệnh nhân thở gấp hay khó chịu hoặc cảm thấy thiếu không khí . Cẩn đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
2- Tim đập rộn trong khi đang ngồi yên
Lý do: có thể là do lên cơn đau tim (heart attack). Nhận xét: Đánh
trống ngực (palpitations) có thể chỉ là vì ưu tư lo lắng, nhưng cũng
có thể là dấu hiệu của cơn đau tim hay chứng loạn nhịp tim
(arrhythmia) .Nên liên lạc với bác sĩ ngay.
3- Choáng váng chóng mặt khi ra khỏi giường
Lý do: có thể là do huyết áp thấp. Nhận xét: Chóng mặt vào buổi sáng
được gọi là "huyết áp thế đứng thấp" (orthostatic hypotension) gây ra
bởi sự loại nước (dehydration) , bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh
trụy tim, hay thuốc men bao gồm cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp.
Một lý do khác có thể là chứng "chóng mặt tư thế nhẹ " (benign
positional vertigo) gây ra bởi sự xáo trộn của các bộ phận cân bằng
của tai trong. Nên đi gặp bác sĩ để chẩn đoán.
4- Nước tiểu rò rỉ
Lý do: có thể là do chứng són đái (urinary incontinence) mà nguyên
nhân không phải vì lão hoá, nhiểm khuẩn đường tiểu (urinary tract
infection-UTI) , bệnh tiền liệt tuyến, dây thẩn kinh bị ép. hoặc tiểu
đường Nhận xét: đi gặp bác sĩ để chẩn đóan
5- Đầu đau như búa bổ
Lý do: có thể là do xuất huyết não Nhận xét: Trong phần lớn trường hợp đó là triệu chứng của chứng nhức nửa đầu (migraine) chỉ cần uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi là hết. Nhưng một vài trường hợp hiếm xẩy ra là chứng nhức đầu có thể là dấu hiệu có khối u hay xuất huyết trong não.
Cần đặc biệt chú ý là khi bị đau nhiều nửa bên đầu một cách đột ngột
và kéo dài mà lại kèm theo buồn nôn, ói mửa, và chảy nước mắt. Trong trường hợp sau này phải đi bệnh viện gấp.
6- Mắt bị sưng vù
Lý do: có thể là do viêm dây thần kinh mắt (optic neuritis). Nhận xét:
Dây thần kinh mắt có thể bị nhiễm khuẩn hay bị dị ứng. Nếu chữa sớm
thì không hại gì cho mắt vì vậy cần đi bác sĩ khẩn cấp.
7- Tai đau và mắt nhìn thấy hai hình (song thị)
Lý do: có thể do tai giữa bị nhiễm khuẩ Nhận xét: Bệnh có thể trở
thành nghiêm trọng bất ngờ vì vậy cần đi bác sĩ cấp thời nếu chứng đau không dứt và/hoặc có bị thêm chóng mặt lảo đảo, nhức đầu, ói mửa, song thị, nửa ngủ nửa thức, cổ cứng đơ, sưng ở sau tai, sốt nhiều và liệt mặt.
8- Tự nhiên giảm sút ký
Lý do: có thể là do ung thư. Nhận xét: Nếu ăn uống vẫn bình thường như cũ mà đột nhiên bị sút cân thì có thể là bị bệnh ác tính. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do sự bất bình thường nội tiết (endocrinic abnormality) như bệnh tuyến giáp trạng (thyroid disorder), trầm cảm hay tiểu đường. Nên đi gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán.
9- Đột nhiên đau háng.
Lý do: có thể là do tinh hoàn bị xoắn Nhận xét: Đây là một khuyết tật
bẩm sinh khá thông thường. Ống dẫn tinh trùng bị xoắn làm máu không chạy tới tinh hoàn. Cơn đau cũng giống như bị đá vào háng. Đôi khi ngoài cơn đau còn thấy bị sưng nữa. Trong vòng 4 hay 6 tiếng thì còn cứu đươc, chứ trễ từ 12 đến 24 tiếng thì coi như phải cắt bỏ. Một
nguyên nhân khác có thể là nhiểm khuẩn mào tinh hoàn (epididymis) tức là bộ phận trữ tinh trùng. Trong trường hợp này có thể dùng trụ sinh để chữa trị.
10 - Đau nhói gan bàn chân.
Lý do: có thể là do bệnh thần kinh (neuropathy) . Nhận xét: Đau nhói
cứ tái phát ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể có thể là do sự nén ép dây
thần kinh, tăng thông khí phổi (hyperventilation) hoặc bệnh thần kinh.
Liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt.
11- Vết thâm tím mãi không tan Điều gì xẩy ra:
Lý do: bệnh tiểu đường. Nhận xét: Vết đứt hay thâm tím chậm lành có
thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường (dấu hiệu khác gồm có da bị ngứa
hoặc đau nhói bàn tay hay bàn chân). Nên tìm cách giảm cân (giảm 10
phẩn trăm trọng lượng ảnh hưởng đáng kể lên mức đường trong máu), tập thể dục và coi chừng thói quen ăn uống.
12 - Răng đau buốt khi ăn Sô-cô-la Điều gì sẽ xẩy ra:
Lý do: viêm lợi. Nhận xét: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của sâu
răng là nhạy cảm với đồ ngọt. Dấu hiệu đầu tiên khác là răng mất mầu
và có mùi khi cà răng. Kỹ thuật laser có thể phát hiện sớm các ổ răng
sâu và tiêu diệt các vi khuẩn trước khi làm sâu răng.
13 - Vòng eo rộng 42 inch Điều gì sẽ xẩy ra:
Lý do: bất lực. Nhận xét: Có thể bây giờ chưa có vấn đề nhưng trong
tương lai bạn có thể bị loạn năng cường dương (erectile disfunction) .
Nguyên do là vì khi đàn ông quá mập các động mạch thường hay bị nghẹt nên dòng máu không đủ làm cho cương. Hãy tập thể dục đều cho đến khi eo thon lại, thắt vừa dây lưng 34 inch.
14 - Mắt thoáng không thấy gì - chỉ trong một giây.
Lý do: có thể là do đột quỵ (stroke). Nhận xét: Các yếu tố rủi ro
chính của đột quỵ là cao huyết áp (trên 140/90) và cholesterol toàn
phần cao hơn 200. Bị tê một bên người và tạm thời hai mắt không nhìn
thấy gì là những dấu hiệu đáng chú ý nhất. Đột nhiên bị tê, nói liú
lưỡi, hay mất thăng bằng có thể là bẳng chứng của một cơn đột quỵ nhẹ gọi là đột quỵ thiếu máu cục bộ đoản kỳ (transient ischemic attack-TIA). Đột quỵ nhẹ này thường báo trước một đột quỵ thật sự nên khi có triệu chứng của TIA thì phải gặp bác sĩ ngay.
15 - Có cảm giác như bị ợ nóng (heartburn).
Lý do: có thể là do chứng đau thắt (angina). Nhận xét: Đau ngực cả
hàng giờ, lúc có lúc không, được bác sĩ gọi là "hội chứng mạch vành
không ổn định" (unstable coronary syndrome). Nguyên nhân là vì các cục đông máu đươc tạo thành bên trong thành động mạch vành ngay tại chỗ mảng (plaque) bị bể vỡ. Khoảng 50 phẩn trăm những người có hội chứng trên đây sẽ bị lên cơn đau tim trong vòng 6 tháng sau. Mỗi khi thấy đau thắt ngực, cần phải đi bệnh viện.
16 - Đau lưng nhiều.
Lý do: có thể là do chứng phình mạch (aneurysm). Nhận xét: Đau cũng tương tự như vừa dọn dep xong tủ quẩn áo bề bộn. Thế nhưng chườm nóng, nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau thông thường lại không khỏi. Nếu không phải vì tập thể dục thì đau lưng bất chợt như vậy có thể là dấu hiệu của chứng phình mạch. Chứng đau này chỉ hết khi động mạch chủ bị bể.
Một nguyên nhân khác của chứng đau lưng này - kém phần nguy hiểm hơn -là sạn thận. Bác sĩ cho chụp CT scan để xác định vị trí và hình dạng của chỗ mạch phình, sau đó cho uống thuốc huyết áp hay giải phẫu ghép nối nhân tạo.
17- Ngồi lâu trên ghế không yên.
Lý do : có thể do các cơ lưng bị căng thẳng. Nhận xét : Nếu cứ phải
thay đổi vị thế ngồi luôn tức là có dấu hiệu các cơ lưng bị căng thẳng
và điều này có thể dẫn đến đau lưng dưới. Cẩn phải lựa chọn ghế ngồi
cho thoải mái, sao cho đầu ở vị trí ngay đối với cột sống để giảm tối
thiểu sức căng thẳng trên cổ, vai và lưng dưới.
18 - Bạn mới biết thân phụ bị cao huyết áp.
Điều gì sẽ xẩy ra: bạn cũng sẽ bị cao huyết áp luôn. Nhận xét: Vì bệnh
cao huyết áp vừa phải không có dấu hiệu bên ngoài nên cẩn phải đo
huyếp áp mỗi năm một lần, nhất là nếu trong gia đình có tiền sử bị cao
huyết áp. Nghiên cứu cho thấy là những người bị căng thẳng tinh thần
vì cha mẹ mắc bệnh cao huyết áp cũng có nhiểu rủi ro bị bệnh này luôn. Nếu số đo huyết áp cao hơn 140/90, bạn nên tập thể dục nhiều hơn, tìm cách sụt cân, giảm sodium trong chế độ ăn uống, ăn loại cá tốt cho tim, uống nhiều vitamin C.
19 - Tay bị run khi tập thể dục.
Lý do: có thể là do cơ bắp bị mỏi mệt. Nhận xét: Nếu bạn đã bỏ tập cả
nhiều tháng thì cơ bắp bị run có thể là vì mệt mỏi. Vì vậy khi mới tập
trở lại bạn nên tập vừa phải, đừng tập quá mệt. Bạn hãy ngưng tập khi
cảm thấy các cơ bắp bắt đầu run.
20 - Trong bàn tiệc bạn thấy mọi thứ đều quay cuồng.
Lý do: do bạn đã quá chén. Nhận xét: Rượu làm suy yếu hệ thần kinh
trung ương. Vì vậy nếu bạn uống quá nhiều, tất cả những gì trong cơ
thể có liên quan tới hệ này sẽ đều bị suy yếu: trí phán đoán, khí sắc,
khả năng phối hợp và quân bình, sự nhạy cảm với đau đớn, khả năng sinh dục… Bạn nên tránh đừng uống rươu nhiều. Bạn nên nhớ là nếu nồng độ rượu trong máu hơn 0.06 phần trăm là trên pháp lý bạn đã bị coi như là say rượu.
21- Đau dai dẳng ở bàn chân và cẳng chân.
Lý do: nhiều triển vọng là do gẫy xương vì sức nén (stress fracture).
Nhận xét: Cũng giống như các mô khác trong cơ thể, xương tự tái tạo.
Nhưng nếu bạn tập thể dục quá mạnh, xương không có cơ hội để lành trở lại nên một vết gẫy vì sức nén (stress fracture) sẽ có thể xuất hiện.
Vì thế mu bàn chân và phiá trước cẳng chân sẽ đau dai dẳng. Bạn càng
tập thể dục thì càng đau và ngay cả khi ngưng nghỉ cũng đau. Uống
thuốc ibuprofen hay paracetamol không ăn thua gì. Thuốc mầu phóng xạ cho thấy chỗ xương gẫy qua hình chụp tia X, và bác sĩ sẽ bắt bạn phải nghỉ tập cho đến khi xương lành. Trường hợp xấu nhất là bạn phải bó bột vài tuần.
22 - Đau như cắt ở bụng.
Lý do: Vì vùng giữa xương sườn và háng có kẹt đầy các bộ phận nên đau có thể là triệu chứng hoặc của viêm ruột thừa, viêm tụy tạng hoặc của túi mật bị sưng. Cả ba trường hợp đểu có cùng một nguyên nhân : vì một lý do nào đó các bộ phận này đã bị nhiễm khuẩn nguy hại đến tính mạng.
Nhận xét : Nếu để bộ phận nói trên bể vỡ ra thì bệnh nhân có thể bị
chết, vì vậy cẩn đi bệnh viện cấp thời.
23- Cẳng chân bị đau và sưng to.
Lý do: có thể là do chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein
thrombosis –DVT). Nhận xét: Chỉ cẩn ngổi một chỗ liền chừng 6 tiếng
hay hơn là máu sẽ tụ ở cẳng chân dưới tạo thành cục đông máu (gọi là
chứng huyết khối tĩnh mach sâu). Cục đông máu đủ lớn sẽ làm nghẹt tĩnh mạch bắp chân gây đau và sưng. Xoa cẳng chân là điểu đầu tiên bạn sẽ làm nhưng cũng là điều tệ hại nhất vì cục đông máu lớn có thể chạy ngược lên phổi, điều nầy gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Muốn chụp hình tia X để định bệnh DVT bác sĩ phải chích chất mẩu vào tĩnh mach. Bác sĩ sẽ cho thuốc làm tan cục đông máu hoặc đặt cái lọc vào tĩnh mạch để chặn cục đông máu không cho chạy lên phổi.
24 - Tiểu tiện bị đau.
Lý do: có thể là do ung thư bàng quang (bọng đái). Nhận xét: Rặn tiểu
là cả một cực hình và nước tiểu lại có màu rỉ sắt. Đau và máu trong
nước tiểu là hai triệu chứng của ung thư bàng quang. Hút thuốc là yếu
tố rủi ro bị bệnh lớn nhất. Nếu khám phá sớm bệnh có 90 phẩn trăm
triển vọng được chữa khỏi. Nhiễm khuẩn bàng quang cũng có cùng các
triệu chứng như trên (Theo "24 warning signs you cannot afford to
ignore").
BK Nguyễn Hữu Thắng sưu tầm