Hàng triệu người dân Trung Quốc sẽ đi thăm viếng người thân tuần này, vào Lễ Thanh Minh.
Lễ hội trăm năm tuổi này, còn được biết đến là "ngày tảo mộ," một phong tục mà người dân sẽ tân trang lại mồ mả và cúng viếng người đã khuất.
Nhưng trong vài năm gần đây, lễ tảo mộ đã trở nên hiện đại hơn một chút cho một số người.
Thương tiếc qua mạng
Năm nay, một nghĩa trang ở Nam Kinh, Trung Quốc một dịch vụ tảo mộ đặc biệt cho những người bận rộn, tờ Beijing News cho biết.
Nếu bạn không thể đến tỏa mộ, các nhân viên tại nghĩa trang Yuhuatai Gongdeyan sẽ lau chùi mộ và đặt hoa cho những khách hàng trả tiền, và có thể tảo mộ trực tuyến qua ứng dụng Wechat.
Có rất nhiều nghĩa trang cũng đã bắt đầu hoạt động trên các trang mạng, nơi người thân có thể tỏ lòng tôn kính với đã khuất bằng việc mua nến ảo và các quà cúng ảo, tờ Shanghai Daily ghi nhận.
Một số gắn mã QR lên bia mộ - chỉ việc quét mã này bằng điện thoại cho phép bạn tưởng niệm qua điện thoại, cho thấy hình ảnh vào video của người đã mất.
Nghĩa trang Changqing ở Bắc Kinh còn đi một bước xa hơn bằng việc tháo bỏ bia mộ, người đã khuất được hỏa táng, tro cốt sẽ được để trong một hũ có thể phân hủy sinh học. Gia đình sẽ được nhận tấm bia khắc mã QR như một bia mộ ảo.
Đây là biện pháp mới nhất để tiết kiệm không gian tại Trung Quốc khi chính quyển đang khuyến khích việc hỏa táng và các hình thức khác thay vì hình thức chôn cất truyền thống.
Việc thuê người khóc thương chuyên nghiệp cũng ngày càng trở nên phổ biến trong các năm gần đây cho những người không thể trở về nhà để tỏ lòng tôn kính.
Nhưng những việc làm này cũng nhận nhiều sự chỉ trích từ những người theo xu hướng truyền thống, họ cho rằng những việc làm này là không chân thành.
Bảo vệ môi trường
Một lí do khác khuyến khích việc cúng viếng ảo là để cắt giảm ô nhiễm không khí trong thời gian diễn ra lễ hội, thường vào ngày 4/4 nhưng được diễn ra cả tuần lễ.
Người Trung Quốc tin rằng việc đốt nhang, đốt vàng mã - thậm chí với kích thước lớn - là để kính viếng những người đã khuất ở thế giới bên kia.
Ở Singapore, một ngôi đền Phật giáo năm nay đã cấm việc đốt "rương châu báu", gồm những hộp giấy lớn bên trong có quần áo, đồ đạc sang trọng bằng giấy, theo như tờ Straits Times.
Trong khi đó ở Malaysia - khi bệnh sốt xuất huyết là một nỗi lo - một vài cửa hàng bán loại hũ phân hủy sinh học để thay để loại hũ cũ có thể đọng nước mưa và phát sinh muỗi.
Cuộc đua giấy
Tuy nhiên điều này vẫn không ngăn cản được những người muốn chi cao tay cho người thân đã khuất của họ.
Việc đốt phiên bản giấy của quần áo, túi xách, đồng hồ và thiết bị điện tử đắt tiền không phải là không phổ biến.
Một gia đình Trung Quốc ở Malaysia năm nay thậm chí chi 3.800 đôla để mua phiên bản giấy của chiếc xe Lamborghini với kích thước thật.
Người làm vàng mã nói với tờ Sin Chew Daily rằng ông cũng nhận được nhiều đơn đặt hàng cho "siêu xe motor, du thuyền, máy bay và xe đạp".