1. Định nghĩa
Đột
quỵ là một tổn thương đến não xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn
hoặc giảm đáng kể. Não bị thiếu ô-xy và dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu
chết trong vòng vài phút. Vì lý do đó, đột quỵ được coi là một tình huống cấp
cứu y tế và cần có chẩn đoán và điều trị kịp thời.
2. Các
loại đột quỵ chính
- Đột quỵ
do thiếu máu cục bộ: Gây
ra bởi tắc nghẽn trong động mạch, chiếm khoảng 85% số ca đột quỵ. Mặc dù có
những đánh giá trên diện rộng, nhiều cơn đột quỵ thuộc dạng này vẫn còn chưa rõ
nguyên nhân. May mắn thay, các liệu pháp dự phòng có hiệu quả cho tất cả các
loại đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Các loại đột quỵ do thiếu máu cục bộ phổ biến
là:
- Đột quỵ
do huyết khối: Một
cục máu đông (huyết khối) hình thành trong một động mạch ở cổ hoặc não. Những động
mạch này có thể có tích tụ chất béo, gọi là các mảng bám.
- Đột quỵ
do tắc mạch: Tắc
nghẽn bởi các cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể (thường là tim) và
di chuyển đến não. Nguồn phổ biến thường là nhịp bất thường ở hai buồng phía
trên của tim (rung tâm nhĩ), có thể làm hình thành cục máu đông.
- Đột quỵ
do xuất huyết: Xuất
huyết có nghĩa là chảy máu. Loại đột quỵ này được gây ra bởi sự rò rỉ hoặc vết
nứt trên một động mạch não hoặc trên bề mặt não. Những vết nứt này có thể là do
phình mạch (một khu vực mỏng, yếu trên thành động mạch) hoặc bởi sự dị dạng của
hệ thống mạch máu não. Xuất huyết có thể xuất hiện ở trong não, hoặc trong
khoảng không giữa não và lớp bảo vệ bên ngoài của nó. Khoảng 15% trường hợp đột
quỵ là do xuất huyết.
- Cơn thiếu
máu não thoáng qua (TIA): Thường
gọi là đột quỵ nhỏ, TIA thực chất là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của
đột quỵ, thường chỉ kéo dài vài phút. TIA được gây ra bởi sự giảm tạm thời dòng
máu cung cấp cho một phần của não, và không gây ra tác dụng rõ rệt lâu dài.
Nhưng TIA được coi là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ cao hơn, và cần được
đánh giá bởi một bác sỹ ngay.
(Nguồn: VnExpress)
Đây là một trường hợp cấp cứu
thực sự. Hãy tìm sự trợ giúp y tế ngay. Điều trị càng sớm, thì tổn thương và di
chứng càng được giảm thiểu. Phải tính đến từng giây từng phút.
3. Các
yếu tố nguy cơ
Nhiều yếu
tố nguy cơ khiến một người dễ bị đột quỵ hơn. Các nguy cơ này bao gồm các
yếu tố có thể kiểm soát được (những điều bạn có thể thay đổi) và không
thể kiểm soát được (những điều bạn không thể thay đổi). Tin tốt là có thể phòng
tránh được hơn một nửa số loại đột quỵ bằng chăm sóc y tế và thay đổi lối sống.
- Chứng
tăng huyết áp (cao huyết áp: Cao huyết áp, nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ, làm tổn thương
thành động mạch và có thể làm tăng hoạt động đông máu, dẫn đến sự hình thành
các cục máu đông gây đột quỵ.
- Hút
thuốc: Hút thuốc làm tăng
gấp đôi nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh việc gây hại cho phổi, hút thuốc cũng làm tổn
thương thành mạch máu, làm tăng quá trình xơ cứng động mạch, khiến tim làm việc
nhiều hơn và làm tăng huyết áp. Phơi nhiễm với hút thuốc thụ động cũng làm tăng
nguy cơ đột quỵ. Tin tốt là, nếu bạn dừng hút thuốc hôm nay, trong vòng hai đến
năm năm, nguy cơ đột quỵ của bạn sẽ ngang với người chưa bao giờ hút thuốc.
- Cholesterol
cao và thừa cân: Mức
cholesterol từ 200 trở xuống là tốt nhất cho người trưởng thành. Cholesterol
thừa có thể tích tụ trên thành động mạch và dẫn đến tắc những mạch này. Thừa
cân làm quá tải toàn bộ hệ tuần hoàn và mở đường cho các yếu tố nguy cơ khác
của đột quỵ, như là cao huyết áp. Lối sống ngồi yên ít vận động làm gia tăng
nguy cơ. Uống các thuốc statin làm giảm cholesterol có thể giảm nguy cơ đột
quỵ.
Bạn có
thể không thể thay đổi các yếu tố sau, nhưng bạn có thể giảm thiểu ảnh hưởng
của chúng lên nguy cơ đột quỵ chung bằng cách tập trung vào các yếu tố có thể
kiểm soát được ở trên.
- Tuổi tác: Mặc dù người trẻ tuổi có thể bị đột quỵ,
nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi mỗi 10 năm kể từ tuổi 55.
- Giới
tính: Nam giới có nguy cơ
đột quỵ cao hơn một chút so với nữ giới.
- Chủng
tộc: Người Mỹ gốc Phi có
nguy cơ đột quỵ cao hơn gần gấp đôi so với người da trắng.
- Tiền sử
gia đình: Bạn có nguy cơ bị đột
quỵ cao hơn nếu gia đình có người từng bị đột quỵ.
- Đái tháo
đường: Các vấn đề về tuần
hoàn liên quan đến đái tháo đường có thể tăng nguy cơ đột quỵ thậm chí là khi
mức đường huyết và insulin được kiểm soát chặt chẽ.
- Bệnh tim
mạch: Bị đau tim có thể làm
tăng nguy cơ đột quỵ của bạn. Một yếu tố nguy cơ bổ sung là một bất thường ở
tim được gọi là rung tâm nhĩ (AF), một loại bất thường nhịp tim đặc biệt. Thông
thường, cả bốn buồng tim của trái tim đập theo cùng một nhịp, khoảng 60 đến 100
lần một phút. Ở người bị AF, tâm nhĩ trái có thể đập nhanh và không kiểm soát
được lên đến 400 lần một phút. Nếu không được điều trị, AF có thể làm tăng nguy
cơ đột quỵ của bạn từ 4 đến 6 lần. Thuốc có thể giúp điều trị tình trạng này.
- Đột quỵ
tái phát: Một người có tiền sử
đột quỵ có nguy cơ cao bị một lần đột quỵ khác. Nguy cơ cao này kéo dài xấp xỉ
năm năm và giảm dần theo thời gian; nguy cơ cao nhất là trong vòng vài tháng
đầu tiên. Bên cạnh chú ý tới những yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể kiểm soát
được, những người trải qua đột quỵ có thể hưởng lợi từ thuốc kê đơn để giảm
nguy cơ đột quỵ của mình.
- Cơn thiếu
máu não thoáng qua: Bị
một cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) làm tăng nguy cơ bị đột quỵ lớn trong
tháng, thường là trong hai ngày. Các thuốc, bao gồm aspirin có thể được kê để
giúp ngăn ngừa cơn đột quỵ trong tương lai.
Bên cạnh
các yếu tố nguy cơ trên, đột quỵ cũng có liên quan đến việc sử dụng rượu nhiều
(đặc biệt là uống quá độ); sử dụng các thuốc trái luật như cocain và
methamphetamin; tăng lượng hồng cầu; đau nửa đầu kèm hoa mắt (rối loạn thị
giác); thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormon với estrogen. Chưa có
chứng minh nào chỉ ra có mối quan hệ trực tiếp giữa căng thẳng và nguy cơ đột
quỵ. Cũng như với nhiều tình trạng, tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày trong
tuần làm giảm nguy cơ đột quỵ.
(Nguồn: VnExpress)
4. Nếu bạn nhận thấy có sự
xuất hiện đột ngột của một hoặc nhiều dấu hiệu và triệu chứng được liệt kê dưới
đây, hãy gọi cấp cứu ngay.
- Yếu hoặc tê đột ngột ở mặt, tay hoặc chân ở
một bên cơ thể hoặc liệt nửa người. Thử giơ cả hai tay lên đầu, nếu một bên tay
bị rơi xuống trước thì đó có thể là một dấu hiệu của tai biến mạch máu não -
đột quỵ não
- Đột ngột bị nhìn mờ, nhìn thấy bóng đen hoặc
nhìn đôi, nhìn lóa hoặc giảm thị lực, nhất là ở một mắt.
- Không nói được, nói khó, nói ngọng, nói líu
nhíu, không diễn đạt được ý mình (thất ngôn) hoặc không nhắc lại được một câu
đơn giản hoặc không hiểu lời nói.
- Đau đầu dữ dội, đột ngột mà không rõ nguyên
nhân, có thể kèm theo cứng gáy, đau vùng mặt, đau giữa hai mắt, nôn hoặc thay
đổi ý thức
- Chóng mặt, lảo đảo, mất thăng bằng hoặc mất
khả năng phối hợp động tác hoặc bị ngã đột ngột mà không rõ lý do, nhất là nếu
kèm theo các triệu chứng khác.
(Nguồn: VnExpress)
Cách đơn giản nhất để xác định một người có phải bị tai biến
mạch máu não - đột quỵ não hay không là:
S: Yêu cầu bệnh nhân (BN) mỉm cười (smile) -> BN không thể
mỉm cười được.
T: Yêu cầu BN nói (talk) một câu đơn giản. Ví dụ: Hôm nay trời
đẹp -> BN không thể nói hoặc nói ngọng, nói không tròn tiếng
R: Yêu cầu BN nâng 2 cánh tay hoặc 2 bàn tay lên (raise) ->
BN không thể nâng 2 cánh tay hoặc yếu hoặc liệt hẳn 1 bên.
Còn một dấu hiệu khác về tai biến mạch máu não - đột quỵ là lưỡi
của nạn nhân bị cong, hoặc bị ngả về một bên.
Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức!
5. Và làm các thủ thuật
cấp cứu sau :
Trong khi 1 người gọi điện thoại cấp cứu, trong khi chờ xe cấp
cứu thì những người khác lần lượt làm các bước tiếp theo:
- Nhẹ nhàng cố định đầu và cổ BN trong tư thế thoải mái, nới lỏng
quần áo (không được xốc bệnh nhân, hạn chế tối đa việc di chuyển BN).
- Hô hấp nhân tạo nếu BN ngừng thở.
- Làm sạch đường hô hấp (lau hoặc hút) nếu BN tiết nhiều dịch.
- Nghiêng BN sang 1 bên sao cho dịch không tràn vào lấp kín đường
hô hấp, nếu bị liệt cho nằm nghiêng sao cho bên liệt ở trên, bên lành ở dưới.
- Chườm nhẹ bằng đá hoặc khăn lạnh qua đầu BN.
- Giữ ấm thân BN bằng áo hoặc chăn.
Tất cả các bước trên phải làm rất nhanh.
Sơ cứu theo y học cổ
truyền: Chỉ làm khi vẫn còn thời gian trong lúc xe cấp cứu chưa tới và BN bị
ngất hoặc hôn mê.
(Dừng
lại ngay nếu xe cấp cứu đến khi đang làm dở)
- Tìm ngay một cây kim khâu. Hơ đầu kim vào lửa
để sát trùng.
- Lần lượt chích lễ 10 đầu ngón tay (thập tuyên
huyệt) của BN như sau:
Dùng bàn tay trái giữ lấy lóng cuối chỗ gần đầu ngón tay của BN.
Dùng 3 ngón tay cái, trỏ và giữa của bàn tay phải cầm kim chích
nhanh vào chỗ cao nhất của đầu ngón tay.
Rút kim ra và nặn nhẹ từ chỗ đã chích ra một hay hai giọt máu.
Đợi vài phút sau BN có thể sẽ tĩnh lại.
- Nếu miệng hoặc mắt BN còn méo lệch sang một
bên:
- Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của 2 bàn tay vuốt cùng lúc cả
2 vành tai của BN. Vuốt từ trên xuống dưới. Vuốt nhẹ và vuốt liên tục nhiều lần
cho đến khi 2 vành tai hồng đỏ lên.
- Dùng bàn tay trái bóp nhẹ vào phần trên của vành tai BN và chích
vào chỗ cao nhất của vành tai (huyệt Nhĩ tiêm). Nặn ra một vài giọt máu.
- Yên tâm chờ cấp cứu đến.
■ Tại sao phải làm những việc
trên ?
- Tai biến mạch máu não là bệnh cấp cứu mà việc
điều trị kịp thời phải tính đến từng phút nên cần gọi cấp cứu ngay
- Di chuyển đầu hoặc cổ BN không đúng cách có
thể khiến tình trạng tai biến nặng thêm
- BN có thể bị liệt hô hấp gây tử vong rất nhanh
- BN tai biến mạch máu não thường tăng tiết dịch
và mất phản xạ nuốt, do đó dịch tiết ra có thể bít kín đường thở
- Nghiêng sang 1 bên để dịch có thể chảy ra khi
phản xạ nuốt của BN đã mất.
- Tai biến mạch máu não thường gây sốt và phù,
chườm đá nhẹ có thể giảm cả 2 triệu chứng này.
- BN tai biến mạch máu não thường bị co giật,
nếu được giữ ấm thân và làm mát đầu có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa co giật.
Theo y học cổ truyền :
- 10 đầu ngón tay là vị trí của Thập tuyên
huyệt, nơi tập trung nhiều đầu dây thần kinh rất nhạy cảm.
- Theo thuyết phản xạ thần kinh cũng như thuyết
toàn đồ, đầu ngón tay tương ứng với phần đầu của cơ thể và đỉnh nhọn của ngón
tay ứng với huyệt Bách hội ở đỉnh đầu.
- Ngoài ra, động tác chích lễ lại có tính “tả”
và kích thích rất mạnh. Do đó, có thể nói chích lể các đầu ngón tay là biện
pháp đặc hiệu để kích thích tinh thần và khu phong hoá ứ ở khu vực đầu cũng như
não bộ.
- Động tác này vừa có thể ngăn chận hoặc phục
hồi não từ tình trạng hôn mê lại vừa có thể loại bỏ tức thời yếu tố “phong”,
nguyên nhân trực tiếp gây ra tai biến.
- Mặt khác, tác động vào các đầu ngón tay cũng
là gián tiếp tác động vào huyệt Bách hội nên có ý nghĩa kích hoạt sự thăng
giáng của các đường kinh dẫn đến thông kinh hoạt lạc, tiêu trệ hoá ứ, giúp giải
quyết việc ứ huyết và điều hoà kinh khí toàn thân.
6. Những việc không được làm:
- Không bế xốc BN, không cố di chuyển BN , đặc biệt là đầu và
cổ.
- Không cho BN ăn uống bởi BN có thể đã mất phản xạ nuốt ->
nghẹn, đồ ăn thức uống đi vào đường hô hấp gây tắc thở.
- Không dùng thuốc aspirin và các thuốc chống đông, tan máu khác
bởi nếu BN bị tai biến xuất huyết não sẽ gây nên tình trạng bệnh nặng thêm.
- Không chủ quan để BN ở nhà tự chữa trị bởi bệnh có thể tiến
triển nặng lên rất nhanh sau đó mà không kịp trở tay.
7. Hậu quả sau đột quỵ
Phục hồi
sau đột quỵ khác nhau: một số người có thể phục hồi hoàn toàn trong khi những
người khác sẽ bị khuyết tật nhẹ, trung bình hoặc nghiêm trọng. Phục hồi nhanh
nhất xảy ra trong vòng 30 ngày đầu tiên sau đột quỵ. Hậu quả cụ thể trên một
người sống sót sau đột quỵ sẽ phụ thuộc vào vị trí và phạm vi của đột quỵ và
việc người đó đã được điều trị nhanh như thế nào. Đột quỵ xảy ra ở bán cầu não
trái có thể ảnh hưởng đến giao tiếp và trí nhớ, cũng như vận động ở phần cơ thể
bên phải. Đột quỵ xảy ra ở bán cầu não phải có thể ảnh hưởng đến các khả năng
không gian và nhận thức, cũng như vận động ở phần cơ thể bên trái.
Mặc dù
không có người sống sót sau đột quỵ nào có tổn thương hoặc khuyết tật giống hệt
nhau, những triệu chứng thể chất, nhận thức và cảm xúc chung của những người
này thường là:
Tê liệt hoặc yếu: Thường là ở một bên cơ thể, bao gồm cả mặt
và miệng. Bệnh nhân có thể bị khó nuốt hoặc bị bỏ mặc một bên (lờ hoặc quên mất
phần cơ thể bị ảnh hưởng).
Vấn đề thị giác: Bệnh nhân có thể không tập trung nhìn
được, có thể có điểm mù hoặc có vấn đề với tầm nhìn ngoại vi.
Khó khăn trong giao tiếp: Mất ngôn ngữ là khái niệm được dùng để mô
tả tập hợp sự thiếu hụt về giao tiếp, bao gồm gặp vấn đề khi nói, hiểu, đọc và
viết.
Rối loạn cảm xúc: Biểu hiện không kiểm soát, không lý giải được
của hành động khóc, tức giận hoặc cười mà có thể ít có liên hệ đến trạng thái
cảm xúc hiện tại của bệnh nhân. Những biểu hiện này thường đến và đi nhanh
chóng và có thể giảm dần theo thời gian.
Trầm cảm: Lo âu (đặc biệt là về khả năng gặp một cơn đột quỵ khác) và
trầm cảm không phải là hiếm gặp sau đột quỵ, và có thể có nguyên nhân sinh lý và
tâm lý. Có thể dùng thuốc để giảm nhẹ những triệu chứng này.
(Sưu tầm và tổng hợp)