Nhà nghiên cứu lịch sử Lê Nguyễn
Học viện Quốc gia Hành chánh được xây mới năm 1962 |
CHUYỆN HỌC
Sơ lược việc học trước thời Đệ Nhất Cộng Hòa
Những năm trước năm 1954, không thấy có chương trình giáo dục mầm non dành cho lứa tuổi dưới 6. Thường một đứa bé đến 6 tuổi, thậm chí 7-8 tuổi hay hơn nữa, mới được cha mẹ cho đi học lớp đầu đời là lớp năm, bậc tiểu học. Trước thời Đệ nhất Cộng hòa, hệ thống giáo dục tại Việt Nam cũng có ba bậc học chính là Tiểu học, Trung học và Đại học, song ở hai bậc học đầu, mỗi bậc lại chia thành hai cấp. Ở bậc Tiểu học, lớp khởi đầu là lớp Năm hay lớp Đồng ấu (Cours Enfantin), kế đến là lớp Tư hay lớp Dự bị (Cours Préparatoire), lớp Ba hay lớp Sơ đẳng (Cours Elémentaire). Cả ba lớp này thuộc cấp Sơ học, học xong, học sinh thi lấy bằng Sơ học Yếu lược (Primaire Elémentaire).
Những năm trước năm 1954, không thấy có chương trình giáo dục mầm non dành cho lứa tuổi dưới 6. Thường một đứa bé đến 6 tuổi, thậm chí 7-8 tuổi hay hơn nữa, mới được cha mẹ cho đi học lớp đầu đời là lớp năm, bậc tiểu học. Trước thời Đệ nhất Cộng hòa, hệ thống giáo dục tại Việt Nam cũng có ba bậc học chính là Tiểu học, Trung học và Đại học, song ở hai bậc học đầu, mỗi bậc lại chia thành hai cấp. Ở bậc Tiểu học, lớp khởi đầu là lớp Năm hay lớp Đồng ấu (Cours Enfantin), kế đến là lớp Tư hay lớp Dự bị (Cours Préparatoire), lớp Ba hay lớp Sơ đẳng (Cours Elémentaire). Cả ba lớp này thuộc cấp Sơ học, học xong, học sinh thi lấy bằng Sơ học Yếu lược (Primaire Elémentaire).
Sau cấp Sơ học là cấp
Tiểu học gồm ba lớp: lớp Nhì một năm (Cours Moyen de 1ère Année), lớp Nhì hai
năm (Cours Moyen de 2è Année), và lớp Nhất (Cours Supérieur). Xong lớp Nhất,
học sinh thi lấy bằng Tiểu học (Certificat D’Etude Primaire Complémentaire
Indochinois, viết tắt là C.E.P.C.I), ai thi đỗ mới được học lên bậc Trung học.
Thời đó, có bằng CEPCI đã đủ tự hào với làng trên xóm dưới rồi, “trâm” tiếng
Tây với Tây đủ để trẻ em trong làng khiếp sợ. Thời kỳ trước Đệ nhất Cộng
hòa, học sinh đỗ Tiểu học xong không vào ngay lớp Đệ nhất niên mà còn phải trải
qua một lớp trung gian là lớp Tiếp liên (Cours Certifié), hết năm này mới vào
lớp Đệ nhất niên của bậc Trung học. Thời Pháp thuộc, bậc học này cũng chia làm
hai cấp: Cao đẳng Tiểu học và Trung học. Bốn năm Cao đẳng Tiểu học gồm các lớp:
Đệ nhất niên, Đệ nhị niên, Đệ tam niên và Đệ tứ niên. Học xong bậc này, học
sinh thi lấy bằng Thành Chung (Diplôme d’Étude
Primaire Supérieur Franco-Indigène), người Việt bình dân lúc bấy giờ vẫn
quen gọi là “bằng Đít-lôm”.
Sau bằng Thành chung, học sinh học lên bậc Tú tài. Kể từ cuối thập niên
1920, chương trình thi bậc Tú tài đã được Nha Học chính Đông Pháp qui định, gồm
hai kỳ thi cách nhau một năm, kỳ thi lấy bằng Tú tài I hay Tú tài bán
phần (Baccalauréat Première Partie) và kỳ thi Tú tài II hay Tú tài toàn
phần (Baccalauréat Deuxième Partie, gọi tắt là BAC). Người dự thi Tú tài
toàn phần bắt buộc phải có bằng Tú tài bán phần.
Việc học thời Đệ Nhất Cộng Hòa
Bên cạnh những trường dạy thuần túy chương trình Việt do chính quyền hay tư nhân quản lý, còn một số trường được thành lập từ thời Pháp thuộc dạy chủ yếu bằng tiếng Pháp, hoạt động song hành với các trường Việt, tiêu biểu là trường Chasseloup-Laubat, sau đổi thành Jean Jacques Rousseau (nay là Lê Quý Đôn), dành cho nam sinh (cố quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk [1922-2012] từng theo học trường này); trường Marie Curie dành cho nữ sinh; trường Taberd…
Ở bậc Đại học, thời Đệ nhất Cộng hòa, chỉ có hai viện Đại học công lập chính là Viện Đại học Sài Gòn và Viện Đại học Huế với một quy mô nhỏ hơn. Đại học tư có Viện Đại học Đà Lạt của giáo hội Công giáo với hoạt động không đáng kể. Viện Đại học Sài Gòn bao gồm nhiều phân khoa khác nhau: như Đại học Khoa học (Khoa học Đại học đường), Đại học Kiến trúc, Đại học Luật khoa, Đại học Sư phạm, Đại học Văn khoa, Đại học Y khoa, Đại học Dược khoa, Đại học Nha khoa. Ở cấp đại học, ngoài các phân khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn, còn có Học viện Quốc gia Hành chánh trực thuộc Phủ Tổng thống (đại diện là Bộ trưởng tại Phủ Tổng thống), chuyên đào tạo các viên chức hành chánh trung cao cấp, và Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật (Phú Thọ) đào tạo các kỹ sư công chánh, điện lực, hàng hải… Viện Đại học Huế có một quy mô hoạt động nhỏ hơn với bốn phân khoa: Khoa học, Văn khoa, Luật khoa, và Sư phạm.
Việc học thời Đệ Nhất Cộng Hòa
Chương trình Tiểu học
thời Đệ nhất Cộng hòa không còn kéo dài sáu năm như trước đó, vẫn là các lớp
Năm, Tư, Ba, Nhì, Nhất, song không còn kỳ thi Sơ học Yếu lược và không còn hình
thức lớp Nhì một năm và lớp Nhì hai năm nữa. Sau khi học xong chương trình lớp
nhất, học sinh tham dự kỳ thi Tiểu học.
Vào đầu thập niên 1950, khi vào lớp Tư, học sinh đã bắt đầu được dạy
tiếng Pháp, chương trình thi các năm 1954-1955 còn có bài ám tả tiếng Pháp (sau
này là chính tả, dictée française), song chỉ có tính nhiệm ý, không bắt buộc.
Thời Đệ nhất Cộng hòa, các lớp từ Đệ nhất niên đến Đệ tứ niên được đổi tên lần
lượt thành các lớp Đệ thất, Đệ lục, Đệ ngũ và Đệ tứ; bậc Cao đẳng Tiểu học được
đổi thành bậc Trung học Đệ nhất cấp. Tại bậc học này, học sinh lớp Đệ thất được
dạy sinh ngữ hai là Anh ngữ. Như vậy, gần như không có một sự chọn lựa nào từ
phía người học, do Pháp ngữ được học từ bậc Tiểu học và Anh ngữ được học từ bậc
Trung học nên mặc nhiên trong học và thi, Pháp ngữ là sinh ngữ 1 (điểm thi có hệ
số 3), Anh ngữ là sinh ngữ 2 (điểm thi có hệ số 2). Sau khi học xong lớp Đệ tứ,
học sinh thi lấy bằng Trung học Đệ nhất cấp thay cho bằng Thành chung. Bậc Tú
tài thời Đệ nhất Cộng hòa được gọi là Trung học Đệ nhị cấp, gồm ba lớp: Đệ tam,
Đệ nhị và Đệ nhất.
Bước vào lớp Đệ tam, học sinh chọn một trong 4 ban:
- Ban A – Các môn học chủ yếu là Lý Hóa – Vạn vật (nay là Sinh vật),
các môn khác là môn phụ.
- Ban B – Các môn học chủ yếu là Toán – Lý – Hóa.
- Ban C – Còn gọi là Ban Văn chương – Sinh ngữ, các môn học chủ
yếu là Văn-Triết học (riêng cho lớp Đệ nhất); Sử Địa-Anh Pháp.
- Ban D – Còn gọi là ban Cổ ngữ, các môn học chủ yếu là Văn – Hán
ngữ hay La tinh ngữ.
Về trường học, thời Đệ nhất Cộng hòa, số trường tư chiếm tỉ số áp
đảo. Thường mỗi tỉnh có một trường trung học công lập chính nằm ở tỉnh lỵ, ví
dụ ở Gia Định có trường Hồ Ngọc Cẩn, ở Định Tường có trường Nguyễn Đình Chiểu,
ở Cần Thơ có trường Phan Thanh Giản, ở Bình Định-Qui Nhơn có trường Cường Đễ…
Các trường này dạy đến hết bậc Trung học Đệ nhị cấp. Ở mỗi quận trong các tỉnh
lớn, có một trường Tiểu học công lập và/hoặc trường Trung học Đệ nhất cấp.
Hệ thống các trường trung học thời Đệ nhất Cộng hòa
phát triển nhanh do sự tăng đột biến gần một triệu người di cư từ bắc vào nam,
khiến số học sinh tăng nhanh. Tại Sài Gòn – Gia Định những năm sau 1954, ngoài
mấy trường trung học công lập cố cựu có từ thời Pháp thuộc như Pétrus Trương
Vĩnh Ký, Gia Long…, một số trường công lập lớn (đến lớp Đệ nhất) được di từ miền
bắc vào hoặc chủ yếu dành cho con em người di cư như Chu Văn An (dành riêng cho
nam), Trưng Vương (dành riêng cho nữ), Hồ Ngọc Cẩn (dành riêng cho nam), Trần Lục
(dành cho nam, đến bậc Trung học Đệ nhất cấp)… Vào thời kỳ này, do các trường
công lập không đáp ứng được hết yêu cầu của khối lượng học sinh tăng cao, một hệ
thống trường tư thục hình thành và phát triển rất nhanh tại Sài Gòn – Gia Định.
Có thể kể một số trường có tiếng tại khu vực quận Nhất và quận Ba (cả mới lẫn
cũ) như Tân Thanh, Tân Thịnh, Vạn Hạnh, Việt Nam Học Đường, Huỳnh Thị Ngà, Huỳnh
Khương Ninh, Vương Gia Cần, Lê Bá Cang, Trường Sơn, Nguyễn Bá Tòng, Bùi Chu,
Hưng Đạo … với một đội ngũ giáo sư tư thục hùng hậu, không ít người xuất thân từ
giới văn chương.Bên cạnh những trường dạy thuần túy chương trình Việt do chính quyền hay tư nhân quản lý, còn một số trường được thành lập từ thời Pháp thuộc dạy chủ yếu bằng tiếng Pháp, hoạt động song hành với các trường Việt, tiêu biểu là trường Chasseloup-Laubat, sau đổi thành Jean Jacques Rousseau (nay là Lê Quý Đôn), dành cho nam sinh (cố quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk [1922-2012] từng theo học trường này); trường Marie Curie dành cho nữ sinh; trường Taberd…
Ở bậc Đại học, thời Đệ nhất Cộng hòa, chỉ có hai viện Đại học công lập chính là Viện Đại học Sài Gòn và Viện Đại học Huế với một quy mô nhỏ hơn. Đại học tư có Viện Đại học Đà Lạt của giáo hội Công giáo với hoạt động không đáng kể. Viện Đại học Sài Gòn bao gồm nhiều phân khoa khác nhau: như Đại học Khoa học (Khoa học Đại học đường), Đại học Kiến trúc, Đại học Luật khoa, Đại học Sư phạm, Đại học Văn khoa, Đại học Y khoa, Đại học Dược khoa, Đại học Nha khoa. Ở cấp đại học, ngoài các phân khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn, còn có Học viện Quốc gia Hành chánh trực thuộc Phủ Tổng thống (đại diện là Bộ trưởng tại Phủ Tổng thống), chuyên đào tạo các viên chức hành chánh trung cao cấp, và Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật (Phú Thọ) đào tạo các kỹ sư công chánh, điện lực, hàng hải… Viện Đại học Huế có một quy mô hoạt động nhỏ hơn với bốn phân khoa: Khoa học, Văn khoa, Luật khoa, và Sư phạm.
Thời đó, các Viện trưởng Đại
học và Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh được xếp ngang Thứ trưởng một
bộ. Ngoài những trường đào tạo công chức chính ngạch như Đại học Sư phạm, Học
viện Quốc gia Hành chánh, phải thi tuyển vào và sinh viên được hưởng một khoản
học bổng đáng kể hàng tháng, hầu hết các phân khoa Đại học khác đều theo thể
thức ghi danh, các sinh viên không phải thi tuyển vào, chỉ ghi danh nhập học và
không phải đóng một khoản học phí nào trong suốt các năm học. Một chuyện vui
vui xảy ra tại trường Đại học Văn khoa Sài gòn những năm 1959 – 1963: học sinh
ghi danh vào lớp Dự bị quá đông, không đủ ghế ngồi, nhiều người phải ngồi cả
dưới đất. Vì thế, trước giờ phòng học mở cửa, sinh viên tụ tập đông đảo phía
trước, khi cửa mở, mọi người ném sách, tập tá lả vào trong, sách tập ai nằm
trên ghế-bàn nào thì người đó được vào ngồi nơi đó (ghế ngồi học gắn kèm mặt
bàn kéo ra phía trước để viết, rất gọn). Thỏa thuận bất thành văn này được tôn
trọng triệt để, không thấy ai đôi co với ai bao giờ. Sau khi lấy xong chứng chỉ
dự bị, sinh viên chọn các chứng chỉ ưa thích hoặc phù hợp với năng lực riêng,
chuyện chen chúc trong phòng học không còn nữa…
Tác giả gửi Trí Việt News