Fr. John Apostle Nguyen Thien Minh, O.P.
Tìm Kiếm
29 tháng 4, 2018
24 tháng 4, 2018
Hành Hương Kính Đức Mẹ La Vang
HÀNH HƯƠNG KÍNH ĐỨC MẸ LA VANG
27/4-1/5/2018
(KỶ NIỆM 100 NĂM ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI FATIMA 1917-2017)
CA ĐOÀN THÁNH LINH
GIÁO XỨ THÁNH ĐA MINH (BA CHUÔNG)
MỤC LỤC
Đôi Lời Chia Sẻ…………………………………………………………………………3
Sự Tích Mẹ La Vang……………………………………………………………………4
Địa Chí La Vang………………………………………………………………………..11
Các Đại Hội Thánh Mẫu La Vang…………………………………………………….23
Công Cuộc Kiến Thiết Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang…………………………...39
Nhân Vật Và Sự Kiện Liên Quan Đến La Vang …………………………………….52
Hai Vị Giáo Hoàng Của Mẹ La Vang…………………………………………………67
Thi Ca Về Mẹ La Vang…………………………………………………………………83
Thánh Tích Các Chứng Nhân Đức Tin La Vang…………………………………..104
Hoàng Thành Huế……………………………………………………………………..115
ĐÔI LỜI CHIA SẺ
Anh Chị Em thân mến,
Đây là lần đầu tiên các thành viên Ca Đoàn Holy Spirit, cùng với thân nhân và bạn hữu, cùng nhau đi hành hương kính Đức Mẹ La Vang, đồng thời thăm viếng Cố Đô Huế.
Hành hương kính Đức Mẹ La Vang nhân kỷ niệm Một Trăm Năm Đức Mẹ Hiện Ra ở Fatima, vào ngày 13 tháng 5, năm 1917. Trong suốt chiều dài lịch sử của Hội Thánh, hễ khi con cái Chúa gặp gian khổ, bách hại vì niềm tin vào Chúa Ki-tô, thì lập tức có Đức Mẹ Chúa Trời xuất hiện cứu giúp, phù trì. Thánh Địa La Vang được dâng kính Đức Mẹ để muôn đời ghi nhớ lòng thương yêu Đức Mẹ dành cho các Ki-tô hữu Việt Nam trong thời gian cấm cách và đàn áp khốc liệt nhắm vào Đạo Công Giáo, do các triều vua Nhà Nguyễn chủ trương, từ thế kỷ 18 cho đến đầu thế kỷ 20. Hàng chục ngàn Ki-tô hữu bị bắt cầm tù, tra tấn, ép buộc chối bỏ đạo. Ai không tuân lịnh vua thì bị xử tử, bằng các hình phạt trảm quyết, lăng trì, voi ngựa phanh thây, hoặc chí ít cũng bị án phân sáp, nghĩa là bị khắc chữ “tả đạo” vào mặt, vợ chồng, con cái bị phân tán vào sống trong các làng ngoại giáo, còn nhà cửa, ruộng vườn đều bị cưỡng đoạt, tịch biên.
Kính viếng Cố Đô Huế, tiêu biểu nơi quần thể Hoàng Thành hùng vĩ, trải bao thăng trầm của vận nước nổi trôi, vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, để nuôi dưỡng lòng tự hào của một “dân có vua”, nghĩa là một dân tộc có gia phong, có phép nước, có truyền thống đạo đức, nhân văn; lòng tự hào của một “nước có chủ”, bởi lẽ giang sơn gấm vóc nầy là do Thiên Chúa ban cho dân tộc Việt Nam “tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, và được xây đắp bằng xương máu tổ tiên, và truyền lại như gia bảo linh thiêng, vô giá.
Cuộc hành hương nầy tìm về hai cội nguồn: cội nguồn đức tin Ki-tô Giáo và cội nguồn giống nòi Việt Nam, chắc chắn rất có ý nghĩa, giữa lúc mỗi người chúng ta đang phải đối diện với nhiều thách đố: thách đố về lòng thủy chung với Thiên Chúa trong bổn phận một công dân của Thành Thánh Vương Quốc Nước Trời, và thách đố về lựa chọn đồng sinh đồng tử với quê hương và đồng bào Việt Nam trong bổn phận một công dân của Thành Trì Vương Quốc Trần Gian.
Đây chính là điều chúng ta thiết tha nguyện xin Đức Mẹ La Vang cầu bầu cùng Chúa Giê-su ban cho tất cả chúng ta và gia quyến qua chuyến hành hương đáng ghi nhớ nầy.
Ngày 27 tháng 4, năm 2018
Lm. P.X. Nguyễn Văn Nhứt, O.P.
PHẦN MỘT
SỰ TÍCH ĐỨC MẸ LA VANG
Tác giả Trần Quang Chu
I. LƯỢC SỬ TRUYỀN GIÁO XỨ DINH CÁT – TỪ NGÀY ĐÓN NHẬN TIN MỪNG ĐẾN KHI ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI LA VANG
Năm 1596, một chiến thuyền Tây Ban Nha được lệnh đưa quân yểm trợ vua Cao Miên Soryopor đang bị quân Xiêm xâm lược đã cập bến Cửa Hàn, Đà Nẵng. Cha Pedro Aduarte, dòng Đa Minh Philippine tháp tùng phái đoàn ra Thuận Hóa yết kiến chúa Nguyễn theo phép ngoại giao, được ông hoàng Trấn Thủ[1] tiếp đón niềm nở tại Dinh Cát. Vị phó vương hứa cho phép cha ở lại truyền giáo trên lãnh thổ chúa Nguyễn và dành cho cha nhiều đặc ân. Nhưng khi trở về cửa khẩu, do bất bình giữa thuyền trưởng và quan địa phương, tàu vội vã nhổ neo mang theo cha Aduarte, bỏ mất cơ hội truyền giáo ngàn năm một thuở tại Thuận Hóa nói chung, Dinh Cát nói riêng.
Năm 1615, cha Francesco Buzomi dòng Tên theo tàu buôn Bồ cập cửa Hội An rồi ra Dinh Cát dâng lễ vật lên chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Nhà chúa ban cho cha một tờ chiếu cho phép cha được giảng đạo từ Quảng Bình đến Phú Yên.
Từ 1617, dòng Tên lại gởi vào Đàng Trong nhiều giáo sĩ khác, trong đó có một số vị nổi bật về tài năng và lòng nhiệt thành: Cha Francesco de Pina (1617), cha Christopho Borri (1618), cha Pedro Marquez (1618) và đặc biệt là cha Alexandre de Rhodes (1624).
Năm 1635, Sãi Vương qua đời, Thượng Vương Phúc Lan kế vị, ác cảm với đạo Công giáo. Nhiều chứng nhân đức tin chịu đổ máu vì đạo.
Năm 1648, Thượng Vương qua đời, con là Hiền Vương Phúc Tần kế vị tiếp tục chính sách bài giáo của tiên vương. Tuy nhiên, vì đang cần súng đạn của người Bồ nên ông vẫn hé cửa để các giáo sĩ dòng Tên ra vào.
Năm 1655, cha Pedro Marquez trở lại Hội An, cùng đi có cha Francesco Rivas. Năm 1657, nhân Hiền Vương đại thắng vùng Lam Giang, cha Rivas mạo hiểm ra Dinh Cát, nơi nhà chúa đang đóng quân. Cha đi thăm họ Trà Bát và các họ đạo gần đó. Đêm thứ bảy Tuần Thánh 1657 cha cử hành thánh lễ tại nhà đúc súng (gần bến đò Xưởng ngày nay), có 400 người tham dự.
Nhưng qua đầu năm 1661, quân Trịnh phản công chiếm lại bảy huyện vùng Lam Giang, Hiền Vương trút giận lên đầu người công giáo. Lửa bách hại bùng lên.
Đang giữa cao trào bắt đạo thì được tin Toà thánh thiết lập chế độ Đại Diện Tông Toà (ĐDTT) thay chế độ Bảo Trợ Bồ không còn thích hợp tại hai miền Đàng Trong, Đàng Ngoài Việt Nam. Đức cha Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Giám mục ĐDTT tại giáo phận Đàng Trong, và ngài đã có mặt ở Thái Lan, nơi sẽ thiết lập Toà Giám Mục, ngày 22.08.1662.
Đến Thái Lan, Đức cha Lambert thừa biết những khó khăn sẽ đến với chế độ ĐDTT Đàng Trong sơ khai. Ngài đã gửi thư cho các cha dòng Tên mong sự hợp tác và chỉ dẫn cách thức nhập địa phận. Các cha dòng Tên phúc thư khuyên ngài không nên nhập địa phận ngay vì sự có mặt của ngài chỉ làm tăng thêm cường độ bách hại. Tốt nhất nên cử đại diện sang. Vì thế mãi gần mười năm sau, 1662-1671, Đức cha Lambert mới mở cuộc kinh lý đầu tiên vào giáo phận Đàng Trong.
2. DINH CÁT VỚI CÁC THỪA SAI PARIS VÀ LINH MỤC VIỆT NAM THỜI ĐDTT SƠ KHAI (1672 - 1725)
Tháng 03.1673, Đức cha Lambert cử thừa sai Vachet và cha Manuen Bổn (một trong bốn Linh mục Việt Nam tiên khởi giáo phận Đàng Trong) từ Thái Lan vào Việt Nam. Tháng 10 cùng năm phái đoàn đến Huế dâng thư và lễ vật lên chúa. Bấy giờ Hiền Vương đã tha đạo nên việc đi lại của các cha được tự do.
Năm 1675, cha chính Courtaulin cũng nhập địa phận mở cuộc viếng thăm Quảng Bình, Quảng Trị. Ngài viết thư gởi Đức cha Lambert nói rõ việc đạo ở Dinh Cát bấy giờ: "Con được các thầy giảng đón rước long trọng, thiết tiệc mừng. Xứ Dinh Cát có ba thầy giảng đạo đức, hăng say việc truyền giáo. Có khoảng 40 làng có số bổn đạo đông. Số lương dân theo đạo cũng nhiều... Nhưng chỉ có ba nhà thờ lớn... "[3]
Năm 1685, cha Labbé được cử ra Dinh Cát và đã ở đây khoảng bảy, tám tháng. Ngài đã viết một bản tường trình dài cho biết Dinh Cát bấy giờ có 14 nhà thờ lớn nhỏ, ngài đã đi thăm hết. Sau đó ngài lên thăm vừng Bái Trời, ra tận Quảng Bình rồi vào thăm các họ đạo ở kinh đô Huế và các vừng phụ cận. Từ đệ trình của ngài, Đức Giám quản Laneau[4] đã gởi đến Dinh Cát một Linh mục Việt Nam vào năm 1689: Linh mục Lôrensô Huỳnh Văn Lâu (tên khác: Lân hay Long).
Ngày 22.07.1691, thừa sai Pérez được tấn phong Giám mục tại Juthia, Thái Lan. Sau đó ngài mở cuộc kinh lý địa phận. Tại Dinh Cát, cha Lôrensô Lâu hướng dẫn ngài đi thăm tất cả các họ đạo. Mỗi năm, cha Lôrensô Lâu đều có lập báo cáo gởi về Thánh Bộ, nhờ đó biết được cuối thế kỷ XVII Dinh Cát có 36 họ đạo.
Năm 1692 Minh Vương lên ngôi cay cú tuyên bố: "Ta sẽ thiêu hủy hết các nhà thờ, sẽ giết hết các cố đạo, những người đến đây để mua chuộc dân ta."[5]
Tại Dinh Cát giáo dân bị bắt giam đầy trong ngục, chịu nhục hình, bắt nhịn đói nhịn khát. Đã có 15 giáo dân chết rũ tù. Nhiều võ quan và binh lính có đạo bị hình phạt nặng nề. Quan Micae Văn, ông Mathêô Gẫm bị trảm quyết, một thiếu nhi ở giữ voi cho nhà quan tên là Anrê Bé không chịu đạp ảnh Chúa bị chém đầu. Tại Kẻ Văn có 15 giáo dân bị án thảo tượng. Riêng cha sở Dinh Cát Lôrensô Lâu bị bắt giam, nhưng sau ba ngày được thả nhờ một vị quan mang ơn cha can thiệp. Biết bị lộ, cha trốn vào Đồng Nai và qua đời ở đó vào khoảng năm 1712
3. DINH CÁT THỜI KHÂM SAI TÔNG TOÀ
Năm 1728, Đức cha Pérez qua đời, Đức cha phó Alexandre de Alexandris lên kế vị lãnh đạo giáo phận Đàng Trong. Đây cũng là giai đoạn giáo phận đầy mâu thuẫn. Mâu thuẫn do sự khác biệt giữa hai chế độ Bảo Trợ Bồ và ĐDTT, mâu thuẫn giữa Dòng - Triều, quốc tịch và sự tranh dành quyền bính.
Sự kiện trên, cho dù là tranh dành sự gian truân, bách hại, tù đày và đổ máu vì lý tưởng ơn gọi truyền giáo và Tin Mừng được rao giảng thì tất yếu cũng bất lợi cho miền truyền giáo non trẻ này, khiến ĐGH Bênêdictô XIII phải cử phái đoàn Khâm Sai Tông Toà do Đức cha De La Baume làm trưởng đoàn sang Đàng Trong. Sau khi đã thận trọng xem xét, Đức Khâm sai đưa ra phán quyết phân chia địa bàn truyền giáo liên quan đến bốn hội dòng đang có mặt ở Đàng Trong. Riêng vùng Dinh Cát ra tới Quảng Bình được trao quyền cho các cha dòng Tên.
Nhưng dù có khôn ngoan cách mấy thì sự phán quyết của Đức Khâm sai cũng không làm thỏa mãn hết các thành viên tham dự. Do có sự khiếu kiện của dòng Phanxicô, ĐGH Bênêdictô XIV ban hành tông hiến "Quantopere Caritas Christi" trả lại cho dòng Phanxicô những nhà thờ, họ đạo mà họ mất quyền sỡ hữu đo phán quyết của Đức cha De La Baume, đồng thời cử Đức cha Hilariô de Giêsu làm Khâm sai Tông Toà lần hai.
Tuy nhiên, đối với Dinh Cát, phán quyết mới của Đức Khâm sai lần hai không có gì thay đổi so với phán quyết cũ, nghĩa là: "Giữ nguyên quyết định của Đức Khâm sai lần một, giao cho các giáo sĩ dòng Tên hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với các trung tâm truyền giáo Bố Chính, Đồng Hới, Vĩnh Linh, Bái Trời, Dinh Cát với khoảng 50 họ đạo, trên dưới 5000 giáo dân.”[6]
Lẽ ra sau hai lần Khâm sai Tông Toà thành công, việc đạo địa phận nói chung, Dinh Cát nói riêng trở nên tốt đẹp, nhưng bất đồ Võ Vương, một người rất thiện cảm với đạo Công giáo bỗng thay đổi thái độ, hạ lệnh bắt đạo, trục xuất giáo sĩ vào năm 1750. Hai đại biểu dòng Tên cuối cùng ở Dinh Cát, cha Lopèz và cha Da Costa bất đắc dĩ phải ra đi. Tiếp đó là cuộc chia tay vô thời hạn do lệnh Toà thánh bãi bỏ dòng Tên trên toàn thế giới vào năm 1773, chấm dứt mối lương duyên Dòng Tên - Dinh Cát.
Quyền truyền giáo tại Dinh Cát được giao lại cho các Linh mục Hội Thừa Sai Paris với sự có mặt của các cha Gioan Labartette, Halbout, Moutoux, Longer...
4. DINH CÁT VỚI SỰ TRỞ LẠI CỦA CÁC THỪA SAI PARIS. SỰ KlỆN ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI LA VANG
Năm 1771 Nguyễn Nhạc phất cờ khởi nghĩa ở đất Phù Ly (nay là huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định).
Năm 1774 quân Trịnh chiếm Ái Tử, năm 1775 chiếm Phú Xuân. Việc đạo tương đối yên. Cha Gioan Labartette trong thư đề ngày 21.06.1775 cho biết: "Việc đạo hết sức tốt đẹp. Vì mọi người phải tất bật lo cho cuộc sống nên không ai để ý tới chuyện bắt đạo. Tất cả chúng tôi đều đi lại công khai, không có chuyện gì phải e dè cả.” [7] Nhân lúc tự do, năm 1776, cha Gioan Labartette từ Phú Xuân ra thăm Dinh Cát, rồi sau đó vì Dinh Cát có nội biến ngài ra Di Loan.
Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn cắt giáo phận Đàng Trong làm ba miền không liên lạc được nhau. Đức cha Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) ở miền Nam mất liên lạc với Qui Nhơn và Thuận Hóa. Vì thế, để linh động theo tình hình mới, năm 1784 Toà thánh sắc phong thừa sai Gioan Labartette làm Giám mục phó kế vị.
Năm 1786 Tây Sơn làm chủ Phú Xuân. Năm 1789 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung.
Năm 1792 vua Quang Trung đột ngột băng hà, con là Quang Toán lên ngôi lấy hiệu Cảnh Thịnh. Vua Cảnh Thịnh còn nhỏ nên mọi quyền hành lọt vào tay thái sư Bùi Đắc Tuyên. Tuyên là người ác cảm với đạo. Năm 1795, Tuyên bị hại, giáo phận tưởng trút được một gánh nặng. Nhưng năm 1797 quan nội hầu Lê Văn Lợi, kẻ bụng dạ hẹp hòi, muốn phá đạo, tâu vua rằng: "Người Tây Phương rất xảo quyệt. Lại có người về phe với họ ở trong nước, rất có thể gây loạn. Vậy xin hoàng đế hạ lệnh bắt hết các giáo sĩ Tây Phương và Linh mục bổn quốc.” [8]
May thay trong triều có một vị quan công giáo (hoặc có thiện cảm với đạo Công giáo), thượng thư Hồ Công Diệu, tâu vua: "Thần nghe nói đạo Thiên Chúa truyền dạy vâng theo phép nước, thảo kính cha mẹ, sao lại có thể xúi dân làm loạn được." [9]
Thấy việc bắt đạo là không tránh khỏi, Công Diệu mật báo cho Đức cha Gioan ở Di Loan. Thừa sai Doussain trong thư đề ngày 21.07.1797 cho biết: "Có mật lệnh bắt các cha, nhưng nhờ quan công giáo ở đền Tây Sơn báo tin nên Đức cha dạy các cha ở Quảng Trị ẩn trốn. "[10]
Ngày 07.08.1798 tại Phú Xuân, vào lúc giữa trưa bốn toán lính cùng lúc đột nhập vào bốn họ đạo lớn là Phủ Cam, phường Đúc, Kim Long và Dương Sơn. Tại Phường Đúc, lính hùng hổ đập phá nhà thờ, tu viện, đánh đập dã man các nữ tu và giáo dân. Để cứu mạng họ Linh mục Emmanuen Nguyễn Văn Triệu đã ra nộp mình.
Sau Huế, quân lính tiếp tục lùng sục vùng Dinh Cát, bố ráp các họ Trí Bưu, Di Loan...Triều đình hạ mật lệnh bắt cho bằng được Đức cha Gioan và các thừa sai, nhưng nhờ được mật báo các ngài đã lẩn tránh.
Giáo dân Dinh Cát nói chung, Trí Bưu nói riêng theo thói quen bao đời nay, hễ có bắt đạo là trốn vào rừng núi La Vang hẻo lánh với hy vọng quan quân sẽ không tìm đến nơi rừng thiêng nước độc này.
Nơi hiểm địa La Vang giáo dân phải chịu biết bao điều cơ cực: Đói khát, rét lạnh, thú dữ, bệnh tật... Tuy nhiên mọi người đều vững lòng cậy trông, đêm ngày thường họp nhau cầu nguyện, than khóc, kêu xin Đức Mẹ cứu giúp.
Một hôm, vào lúc ban đêm, khi các giáo hữu đang đọc kinh cầu nguyện thì Đức Mẹ hiện ra.
II. SỰ TÍCH ĐỨC MẸ LA VANG
1. TRUYỀN THUYẾT ĐỨC MẸ HlỆN RA TẠI LA VANG
La Vang thời các chúa Nguyễn vào Nam nằm trong khu vực gọi là Dinh Cát (dinh xây trên cát), cách thành Dinh Cát 10 cây số về hướng Nam. Đời vua Gia Long, tỉnh thành được dời vào Quảng Trị và La Vang chỉ còn cách tỉnh thành Quảng Trị 6 cây số cùng về hướng Nam. Nhưng La Vang bấy giờ chỉ lá một thôn xóm hẻo lánh nằm mất hút trong rừng già Trường Sơn, cây cối chằng chịt, núi đồi hoang vu, rừng thiêng nước độc và nhất là đầy cọp beo thú dữ.
La Vang từ thế kỷ XVII đã là đất khẩn hoang của làng Cổ Vưu, vì thế đa số cư dân nơi đây là người Cổ Vưu. Ngày thường La Vang chỉ là nơi người ta "đi rú " (trồng khoai, cấy lúa, trỉa bắp, chặt cây, đốn gỗ, bẫy thú...), nhưng trong cấm cách bách hại thì La Vang trở thành nơi ẩn náu cho những người công giáo trung kiên, như trong cuộc bách hại vào năm 1798.
Năm 1798, triều đình Tây Sơn Cảnh Thịnh bị lung lay trước sức tấn công vũ bão từ miền Nam ra tận đèo Hải Vân của Nguyễn Ánh. Trong cơn hoảng loạn, để báo thù Đức cha Bá Đa Lộc đã giúp họ Nguyễn, đồng thời khủng bố giáo dân mà triều đình luôn cho là kẻ nội ứng, vua Cảnh Thịnh đã ra chỉ dụ cấm đạo.
Cuộc bắt đạo diễn ra chớp nhoáng, dã man và tàn ác khiến giáo dân trở tay không kịp, nhất là trong địa bàn hai tĩnh Thừa Thiên và Quảng Trị. Tại họ đạo Cổ Vưu nói riêng, vùng Dinh Cát nói chung có hàng trăm người bị giết, hàng ngàn người bị xô vào ngục thất, hàng ngàn người khác bỏ nhà bỏ cửa ra đi tìm nơi lánh nạn. Một số ít trong họ đã đến được La Vang, ẩn trú trong các chòi tranh, gốc cây, lùm bụi. Ngày khổ cực đói cơm rách áo, tối hãi hùng vượn hú cọp kêu... Lại bấy giờ đang lúc ôn dịch hoành hành, thuốc men không có, người chết như rạ. Giáo hữu chỉ biết nhìn nhau thương khóc. Thật muôn ngàn cơ cực, trăm bề đắng cay!
Nhưng dù nguy khốn cách mấy thì giáo hữu vẫn một lòng trông cậy vào Chúa và Đức Mẹ. Vì thế không ai bảo ai, họ tự động ngồi sít lại gần nhau, dưới đám cỏ gần gốc cây đa, tay mân mê tràng chuỗi và những lời kinh đồng thanh vang lên, hòa trong màn đêm rùng rợn, gió buốt từng cơn, đêm này đến khác, lời kinh như lời kêu khóc bi ai não ruột thấu tận trời xanh như muốn kéo Mẹ thiên đình xuống cõi trần gian.
Thế rồi một hôm, theo lời truyền tụng, trong khi giáo hữu đang đọc kinh cầu nguyện thì Đức Mẹ hiện ra rực rỡ tươi đẹp vô ngần. Người mặc áo choàng rộng, tay ẵm Chúa Hài Đồng, có hai thiên thần hầu cận. Đức Mẹ hiện xuống đứng trên đám cỏ gần gốc cây đa, nơi giáo hữu đang cầu nguyện. Đức Mẹ tỏ vẻ nhân từ và âu yếm, an ủi các giáo hữu vui lòng chịu khổ, dạy hái lá quanh đó nấu uống sẽ lành các chứng bệnh. Đức Mẹ còn phán hứa rằng: "Các con hãy tin tưởng hãy cam lòng chịu khổ, Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau hễ ai chạy đến cầu khẩn cùng Mẹ ở chốn này Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện."
Đức Mẹ đã hiện ra nhiều lần như vậy. Đó là điếu các tiền nhân loan truyền lại cho đến ngày nay.[11]
V Sunday of Easter—Year B (April 29, 2018)
A. Introduction
a) To the Holy Mass
Dear Sisters and Brothers in Christ,
Good morning!
Welcome to Saint Dominic’s Parish Church for the Sunday Holy Mass
celebration. The topic of this Fifth Sunday of Easter can be found in the
Gospel Reading relating Christ’s teaching about His relationship with those who
believe in Him. Only by being united with Him
the way the branches are with the vine can
Christians live and bear fruit.
The Holy Mass always provides us such blessing when we listen to Christ’s
words and take His Body and Blood in order for us to become one with Him in
spirit and flesh. Please all stand for the entrance hymn.
b) To the Readings
- First Reading Acts 9:26-31
The reason why the early Christian Community was able to forgive Saul, the
notorious persecutor, and the crimes which he
committed against believers in Christ, and even accept him into the
Church, lies in the transforming power of the Lord Who through His Suffering, Death and
Resurrection, has pulled down the walls of hatred and division.
- Second Reading 1 Jn 3:18-24
Keeping God’s Commandments is the essential requirement for Christians to
remain in Him and for God to remain in them.
B. Hymns
for Holy Mass
a) “Jesus Christ, You Are My Life”, ES #142
b) Responsorial
Psalm, page 153
c) “Our Blessing Cup”, ES
#153
d) “Where Love Is Found”, ES
#336
e) “Prayer of Saint Francis”, ES
#284
Hymns For The Fifth Sunday Of Easter, Year B (April 29, 2018)
a) Entrance: - ES #142 - “Jesus Christ, You Are My Life”
b) Responsorial Psalm, EM page 153
c) Offertory: - ES #153 - “Our Blessing Cup”
d) Communion: - ES #336 - “Where Love Is Found”
e) Recessional: - ES #284 - “Prayer of Saint Francis”
Hành Hương Kính Đức Mẹ La Vang - PHẦN CHÍN
HOÀNG THÀNH HUẾ
Hoàng Thành Huế
Hoàng Thành là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội.
Hoàng Thành Huế: 1. Ngọ Môn 2. Hồ Thái Dịch 3. Cầu Trung Đạo 4. Sân Đại Triều 5. Điện Thái Hoà 6. Đại Cung môn 7. Tả vu, Hữu vu 8. Điện Cần Chánh 8a. Điện Võ Hiển 8b. Điện Văn Minh 9a. Điện Trinh Minh 9b. Điện Quang Minh 10. Điện Càn Thành 11. Điện Khôn Thái 11a. Viện Thuận Huy 11b. Viện Dưỡng Tâm 12. Lầu Kiến Trung 13. Thái Bình Lâu 14. Vườn Ngự Uyển 15. Vườn Cơ Hạ 16.Phủ Nội vụ 17. Triệu Miếu 18. Thái Miếu 19. Cung Trường Sanh 20. Cung Diên Thọ 21. Điện Phụng Tiên 22. Hưng Miếu 23. Thế Miếu 24. Cửu Đỉnh 25. Hiển Lâm Các 26. Cửa Hiển Nhơn 27. Cửa Hoà Bình 28. Cửa Chương Đức 29. Ngự Tiền Văn phòng 30. Lục Viện 31. Điện Minh Thận
Ngọ Môn, cổng chính của Hoàng thành Huế
Hoàng Thành được xây dựng năm 1804, nhưng mãi đến năm 1833 đời vua Minh Mạng mới hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng 147 công trình.
Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 mét, xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào: Cửa chính (phía Nam) là Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình. Các cầu và hồ được đào chung quanh phía ngoài thành đều có tên Kim Thủy.
Hoàng Thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong được bố trí trên một trục đối xứng, trong đó trục chính giữa được bố trí các công trình chỉ dành cho vua. Các công trình ở hai bên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc (tính từ trong ra): "tả nam hữu nữ", "tả văn hữu võ". Ngay cả trong các miếu thờ cũng có sự sắp xếp theo thứ tự "tả chiêu hữu mục" (bên trái trước, bên phải sau, lần lượt theo thời gian).[1]
Cửa Hiển Nhơn
Mặc dù có rất nhiều công trình lớn nhỏ được xây dựng trong khu vực Hoàng Thành nhưng tất cả đều được đặt giữa thiên nhiên với các hồ lớn nhỏ, vườn hoa, cầu đá, các hòn đảo và các loại cây lưu niên tỏa bóng mát quanh năm. Mặc dù quy mô của mỗi công trình có khác nhau, nhưng về tổng thể, các cung điện ở đây đều làm theo kiểu "trùng lương trùng thiềm" (hay còn gọi là "trùng thiềm điệp ốc" - kiểu nhà kép hai mái trên một nền), đặt trên nền đá cao, vỉa ốp đá Thanh, nền lát gạch Bát Tràng có tráng men xanh hoặc vàng, mái cũng được lợp bằng một loại ngói đặc biệt hình ống có tráng men thường gọi là ngói Thanh lưu ly (nếu có màu xanh) hoặc Hoàng lưu ly (nếu có màu vàng). Các cột được sơn thếp theo mô típ long-vân (rồng-mây). Nội thất cung điện thường được trang trí theo cùng một phong cách nhất thi nhất họa (một bài thơ kèm một bức tranh) với rất nhiều thơ bằng chữ Hán và các mảng chạm khắc trên gỗ theo đề tài bát bửu, hay theo đề tài tứ thời).
Các khu vực bên trong Hoàng Thành
Điện Thái Hoà và khu vực bên trong Ngọ Môn
· Khu vực phòng vệ: gồm vòng thành bao quanh bên ngoài, cổng thành, các hồ (hào), cầu và đài quan sát.
· Khu vực cử hành đại lễ, gồm các công trình:
· Ngọ Môn, cửa chính của Hoàng Thành - nơi tổ chức lễ Duyệt Binh, lễ Truyền Lô (đọc tên các Tiến sĩ tân khoa), lễ Ban Sóc (ban lịch năm mới).
· Điện Thái Hòa - nơi cử hành các cuộc lễ Đại Triều một tháng 2 lần (vào ngày 1 và 15 Âm lịch), lễ Đăng Quang, lễ Vạn Thọ, lễ Quốc Khánh...
· Khu vực các miếu thờ: được bố trí ở phía trước, hai bên trục dọc của Hoàng Thành theo thứ tự từ trong ra gồm:
· Khu vực dành cho bà nội và mẹ vua (phía sau, bên phải), gồm hệ thống cung Trường Sanh (dành cho các Thái hoàng Thái hậu) và cung Diên Thọ (dành cho các Hoàng Thái hậu).
· Khu vực dành cho các hoàng tử học tập, giải trí như vườn Cơ Hạ, điện Khâm văn... (phía sau, bên trái).
· Ngoài ra còn có kho tàng (Phủ Nội vụ) và các xưởng chế tạo đồ dùng cho hoàng gia (phía trước vườn Cơ Hạ)
· Khu vực Tử Cấm Thành nằm trên cùng một trục Bắc-Nam với Hoàng Thành và Kinh Thành, gồm một vòng tường thành bao quanh khu vực các cung điện như
· Nhà đọc sách và các công trình khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhà vua và gia đình như Thượng Thiện Đường (nơi phục vụ ăn uống), Duyệt Thị Đường (nhà hát hoàng cung)...
Đến nay, trải qua bao biến động và thời gian, hàng trăm công trình kiến trúc ở Đại Nội chỉ còn lại ít ỏi chiếm không đầy một nửa con số ban đầu.
Các di tích bên trong Hoàng Thành
Ngọ Môn
Một góc Ngọ Môn
Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế được xây dựng vào năm Minh Mạng 14 (1834). Ngọ Môn có nghĩa đen là Cổng xoay về hướng Ngọ, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Về mặt từ nguyên, Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xoay mặt về hướng Ngọ, cũng là hướng Nam, theo Dịch học là hướng dành cho bậc vua Chúa.
Điện Thái Hoà và Sân Đại Triều Nghi
Điện Thái Hoà và Sân Đại Triều Nghi
Điện Thái Hoà là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế. Điện cùng với Sân Đại Triều Nghi (sân chầu) là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Trong chế độ phong kiến cung điện này được coi là trung tâm của đất nước. Điện được xây dựng vào năm 1805 thời vua Gia Long. Năm 1833 khi vua Minh Mạng quy hoạch lại hệ thống kiến trúc cung đình ở Đại Nội, trong đó có việc cho dời điện về mé nam và làm lại đồ sộ và lộng lẫy hơn.
Cung Diên Thọ
Diên Thọ chính điện
Cung Diên Thọ tên ban đầu là cung Trường Thọ, các tên khác là Từ Thọ, Gia Thọ, Ninh Thọ; được bắt đầu xây dựng năm 1803 để làm nơi sinh hoạt của Hoàng Thái Hậu của triều Nguyễn.
Cung Trường Sanh
Cung Trường Sanh hay Cung Trường Sinh (còn có tên gọi khác là Cung Trường Ninh), được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ nhất (1821) ở phía Tây Bắc Hoàng thành với vai trò ban đầu là hoa viên, nơi các vua triều Nguyễn mời mẹ mình đến thăm thú ngoạn cảnh. Về sau cung được chuyển thành nơi ăn ở sinh hoạt của một số bà hoàng thái hậu và thái hoàng thái hậu. Trong thời kỳ rực rỡ nhất, kiến trúc cảnh quan của Cung Trường Sanh được vua Thiệu Trị xếp vào hàng thứ bảy của thắng cảnh đất Thần Kinh.
Hưng Tổ Miếu
Hưng Miếu
Khu vực các miếu thờ trong Đại nội nằm bên trái Ngọ môn. Riêng Thái Miếu và Triệu Miếu nằm ngoài khu vực này, và nằm bên phải Ngọ Môn.
Hưng Tổ Miếu còn gọi là Hưng Miếu là ngôi miếu thờ cha mẹ vua Gia Long (ông Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn) và bà Nguyễn Thị Hoàn), vị trí ở tây nam hoàng thành (cách Thế Miếu chừng 50 mét về phía Bắc).
Thế Tổ Miếu
Thế tổ miếu
Miếu thường gọi là Thế Miếu tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị vua quá cố, nữ giới trong triều (kể cả hoàng hậu) không được đến tham dự các cuộc lễ này.
Triệu Tổ Miếu
Triệu Tổ miếu còn gọi là Triệu Miếu, được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804). Miếu này nằm ở phía bắc của Thái Miếu trong hoàng thành Huế, là miếu thờ Nguyễn Kim, thân sinh của chúa Tiên Nguyễn Hoàng.
Thái Tổ Miếu
Tổ Miếu còn gọi là Thái Miếu là miếu thờ các vị chúa Nguyễn, từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Thuần. Miếu được xây dựng từ năm Gia Long 3 (1804) ở góc đông nam trong Hoàng thành, đối xứng với Thế Tổ Miếu ở phía tây nam.
Hiển Lâm Các
Hiển Lâm Các
Hiển Lâm Các được xây dựng vào năm 1821 và hoàn thành vào năm 1822 thời vua Minh Mạng nằm trong khu vực miếu thờ trong hoàng thành Huế, cao 17m và là công trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng Thành. Đây được xem là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích của các vua nhà Nguyễn và các quan đại thần có công lớn của triều đại.
Cửu Đỉnh
Cửu đỉnh tại Huế
Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng đặt ở trước Hiển Lâm Các đối diện với Thế Miếu, phía tây nam Hoàng thành Huế. Tất cả đều được đúc ở Huế vào cuối năm 1835, hoàn thành vào đầu năm 1837. Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một vị hoàng đế của triều Nguyễn, chúng có trọng lượng khác nhau và hình chạm khắc bên ngoài đỉnh cũng khác nhau. 9 đỉnh đó là: Cao Đỉnh, Nhân Đỉnh, Chương Đỉnh, Anh Đỉnh, Nghị Đỉnh, Thuần Đỉnh, Tuyên Đỉnh, Dụ Đỉnh, và Huyền Đỉnh.
Điện Phụng Tiên
Điện Phụng Tiên
Điện Phụng Tiên là một ngôi điện nằm ở gần cửa Chương Đức, phía trước Cung Diên Thọ, cửa tây của Hoàng Thành được vua Gia Long và vua Minh Mạng xây dựng dùng để thờ cúng các vua triều Nguyễn. Khác với Thế Miếu, điện này tuy cũng thờ các vị vua và hoàng hậu nhà Nguyễn nhưng nữ giới trong triều được phép đến đây cúng tế. Ngoài ra, nó còn là nơi lưu trữ nhiều bảo vật của nhiều đời vua nhà Nguyễn. Tháng 2 năm 1947, tọàn bộ điện bị đốt cháy, hiện nay chỉ còn lại cửa Tam Quan và vòng tường thành còn tương đối nguyên vẹn.
(Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia. Truy cập 03:07 ngày 8 tháng 5 năm 2017)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)