Tìm Kiếm

28 tháng 1, 2018

Daily Readings – Audio (January 29-31, 2018)

Daily Bible Reading 29 January 2018 of Catholic Mass



Daily Bible Reading 30 January 2018 of Catholic Mass


Daily Bible Reading 31 January 2018 of Catholic Mass

Homily for IV Sunday In Ordinary Time, Year B (Jan 28, 2018)


 Fr. Francis Xavier Nguyen Van Nhut, O.P.

23 tháng 1, 2018

Đức Thánh Cha được tặng mũ chứ không bị ném mũ!







Hôm thứ Ba 16 tháng Giêng, sau khi có cuộc gặp gỡ với chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại Dinh Moneda vào lúc 8h20 và một cuộc tiếp kiến riêng với Tổng thống Michelle Bachelet, Đức Thánh Cha đã di chuyển từ Dinh Moneda đến công viên O’Higgins để cử hành thánh lễ đầu tiên của ngài trên đất Chí Lợi lúc 10h30.

Trên đường đi, đông đảo anh chị em giáo dân đứng hai bên đường đã nồng nhiệt chào đón ngài. Và đột nhiên có một chiếc mũ ném tới Ngài.

Nhiều báo đưa tin rằng khi đi qua đám đông dân chúng dọc các con đường của thủ đô Santiago de Cile, Đức Thánh Cha Phanxicô bị một kẻ quá khích “ném vào mặt”. Người ta cũng xác định đó là một chiếc mũ kaki màu kem, giống như loại mũ người Việt hay gọi “mũ tai bèo”.

Các báo chí xem đây là một hành động chống Đức Thánh Cha, trong bối cảnh những chống đối Giáo hội và chống chính cá nhân ngài. Trước và trong cuộc viếng thăm của ngài, đã có các vụ đốt các nhà thờ, các cuộc biểu tình.

Nhưng chiếc mũ ném trúng vào mặt Đức Thánh Cha là chiếc mũ trên đó có ghi dòng chữ tiếng Tây ban nha “Rece por la familia chilena” – Xin cầu nguyện cho gia đình Chilê.

Khi Đức Thánh Cha xuất hiện giữa công chúng, ví dụ như trong các buổi triều yết chung tại Vatican, các tín hữu thường “gửi tặng” ngài các món đồ bằng cách “ném” chúng về hướng ngài khi xe của ngài đi ngang qua. (Rei 17/01/2018)

Hồng Thủy – http://vi.radiovaticana.va và AFP news agency

22 tháng 1, 2018

IV Sunday in Ordinary Time - B (January 28, 2018)


A.     Introduction

a)      To the Holy Mass

Dear Sisters and Brothers in Christ,
Good morning!
Welcome to Saint Dominic’s Parish Church for the celebration of our Sunday Holy Mass on the Fourth Sunday in the Ordinary Time, Cycle B.
The topic of this Sunday Holy Mass comes from the report on how Christ carried out His saving mission.  He preached the message of repentance, cured the sick, and drove out the forces of evil.
The Church has been entrusted by the Lord the same saving mission and will continue this task until His Second Coming in glory. 
Please all stand for the entrance hymn.                                                                                                                                                                                                                               

b)     To the Readings

-          First Reading: Dt 18:15-20

A prophet who speaks in the name of the Lord God should be trustworthy when he is appointed by God and what he says will come true.  Severe measures will be taken against false prophets for deceiving people. 

-          Second Reading: 1 Cor 7:32-35

Those who choose to serve the Lord should dedicate their life to praise and glorify Him, whereas the ones who take responsibilities for the welfare of their own families have to spend their time and energy caring for their loved ones.

B.   Hymns for Holy Mass 

a)    ES #136 – Sing To The Mountains -  Bod Dufford, SJ
b)   EM page 65
c)    ES #291 – The God Of All Grace – Ricky Manalo, CSP
d)   ES #200 – Here I Am, Lord – Dan Schutte
e)    ES #273 -  Age To Age – Janet Vogt

Hymns for the Fourth Sunday in Ordinary Time - Year B (January 28, 2018)


a) Entrance: Sing to The Mountains - ES #136



b) Responsorial Psalm: EM Page 65

Responsorial Psalm (Ps 95:1-2, 6-7, 7-9)

R/ If today you hear his voice, harden not your hearts.

R/ Nếu hôm nay anh em nghe tiếng Chúa, anh em đừng cứng lòng.

Come, let us sing joyfully to the LORD; let us acclaim the rock of our salvation. Let us come into his presence with thanksgiving; let us joyfully sing psalms to him. R/
Hãy đến đây ta reo hò mừng Chúa, tung hô Người, là Núi Đá độ trì ta. Vào trước Thánh Nhan, dâng lời cảm tạ, cùng tung hô theo điệu hát cung đàn. R/

Come, let us bow down in worship; let us kneel before the LORD who made us. For he is our God, and we are the people he shepherds, the flock he guides. R/
Hãy vào đây, ta cúi mình phủ phục, quỳ trước tôn nhan Chúa, là Đấng dựng nên ta. Bởi chính Người là Thiên Chúa ta thờ, còn ta là dân Người lãnh đạo, là đoàn chiên tay Người dẫn dắt. R/

Oh, that today you would hear his voice: “Harden not your hearts as at Meribah, as in the day of Massah in the desert, Where your fathers tempted me; they tested me though they had seen my works.” R/

Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa! Người phán: “Các ngươi chớ cứng lòng như tại Mê-ri-ba, như ngày ở Ma-xa trong sa mạc, nơi tổ phụ các ngươi đã từng thách thức và dám thử thách Ta dù đã thấy những việc Ta làm. R/


c) Offertory: The God of All Grace - ES #291



d) Communion: Here I Am, Lord - ES #200



e)  Recessional: Age to Age - ES #273 


Daily Readings – Audio (January 22-28, 2018)

Daily Bible Reading 22 January 2018 of Catholic Mass



Daily Bible Reading 23 January 2018 of Catholic Mass


Daily Bible Reading 24 January 2018 of Catholic Mass

21 tháng 1, 2018

18 tháng 1, 2018

III Sunday in Ordinary Time—Year B (January 21, 2018)



A.     Introduction

a)      To the Holy Mass

Dear Sisters and Brothers in Christ,
Good morning!
Welcome to Saint Dominic’s Parish Church for the Sunday Holy Mass celebration. 
As we celebrate the Third Sunday in the Ordinary Time today, the Word of God is urging us to repent of our sin in order that we may be worthy of the Kingdom of God preached by Christ.
To this so urgent a call no one can make any excuse to delay a timely response.
We pray in this Holy Mass for the grace of wisdom to react properly to God’s Holy Will, and for the grace of courage to carry out His call even though we have to pay some cost.
Please all stand for the entrance hymn.   

b)     To the Readings

-          First Reading Jon 3:1-5.10

Being called by the Lord God to preach repentance to the king and his subjects in Nineveh, a city notorious for crimes, the prophet Jonah found this mission equivalent to a death penalty.  He was so scared that he ran away to save his own life.  The Lord God, however, wanted him to accomplish what God commanded him to for the sake of sinners.  

-          Second Reading 1 Cor 7:25-31

Saint Paul admonishes Christians to be aware of the signs of the times so as to deal with this life on earth in such a way that they would not miss the chance to gain from this passing world life eternal.   

B.    Hymns for Holy Mass:

a)    ES #122 – Now Is The Time
b)   EM page 63
c)    ES #219 – Christify 
d)   ES #336 – Where Love Is Found 
e)    ES #293 – Companions On The Journey

Hymns for the Third Sunday in Ordinary Time - Year B (January 21, 2018)


a) Entrance:  Now Is The Time - ES #122



b) Responsorial Psalm: EM Page 63

Responsorial Psalm (Ps 25:4-5, 6-7, 8-9)

R/ Teach me your ways, O Lord.
R/ Lạy Chúa, xin dạy con lối bước của Ngài.

Your ways, O LORD, make known to me; teach me your paths, Guide me in your truth and teach me, for you are God my savior. R/
Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết, lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con. Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài và bảo ban dạy dỗ, chính Ngài là Thiên Chúa cứu độ con. R/

Remember that your compassion, O LORD, and your love are from of old. In your kindness remember me, because of your goodness, O LORD. R/
Lạy Chúa, xin nhớ lại nghĩa nặng với ân sâu Ngài đã từng biểu lộ từ muôn thuở muôn đời. Lạy Chúa, vì Ngài nhân ái, xin lấy tình thương mà nhớ đến con cùng. R/

Good and upright is the LORD; thus he shows sinners the way. He guides the humble to justice and teaches the humble his way. R/
Chúa là Đấng nhân từ chính trực, chỉ lối cho tội nhân. Dẫn kẻ nghèo hèn đi theo đường công chính và dạy cho biết đường lối của Người. R/


c) Offertory: Christify - ES #219


d) Communion: Where Love Is Found - ES #336



e)  Recessional: Companions On The Journey - ES #293 


Bài rất hữu ích của một bác sĩ, cựu giáo sư đại học y khoa Mỹ.

Không Nên Mổ 

Ðã đi vào giai đọan LÃO thì phải BỆNH thì mới CHẾT được chứ !!! Nhưng mình có bệnh mà VÔ THỨC trong việc thuốc men chữa trị và giao 100% cho Bác Sĩ thì đó là NỗI BẤT HẠNH của một số không nhỏ người bệnh !
Có cơ hội gần gũi và tiếp xúc hỏi thăm những người có bệnh (nhiều loại bệnh), được một số không nhỏ yêu cầu trước khi giao cho BS mỗ bất cứ bệnh gì, ngoại trừ trường hợp Emergency (khẩn cấp) thì nên có Second /Third Opinion (ý kiến thứ 2, thứ 3) rồi mới OK !

Chuyến đi Los vừa rồi tôi ghi nhận 3 Ca mổ của bạn bè . 

Ca 1 : mổ mắt bị mù luôn, nên từ chối lời BS bảo mổ mắt còn lại và bây giờ chỉ nhìn đời bằng 1 mắt thôi .

Ca 2 : mổ Tiền Liệt Tuyến - 7 năm nay tình trạng ngày càng tệ hại hơn chứ chưa lúc nào khá hơn cho đường tiểu và mất hứng thú nam giới kể từ lúc mổ đến nay !!!

Ca 3 : Mổ đốt Xương sống SỐ 5 ở cổ , trước khi mổ còn lái xe đi đây đó nhưng từ sau mổ hết lái xe vì nhiều bộ phận phản ứng chậm (tay chân mắt) do khu thần kinh tiểu não bị ảnh hưởng xấu của mổ và hiên nay nghĩ lại rất hối tiếc nhưng không còn kịp !

Cả 3 Vị này nói câu kết rất đáng suy nghĩ : Người Cao niên có nhiều bệnh phải mổ nhưng nếu hiện chưa cần phải mổ ngay (Trừ Emergency) khi mình chịu đưng được thì nên ráng sống vui với bệnh và không nên mổ VÌ MÌNH NHIỀU KHI CHẾT TRƯỚC KHI BỆNH CẦN MỔ !!!
Triết Lý cuộc sống mà người GIÀ cần suy ngẫm !

Nhờ có chuyến đi này nên tôi kịp thời ngưng việc MỔ một bệnh mà tôi cảm thấy còn chịu đựng được !!!
Thân mến chia sẻ cùng mọi người và mời đọc qua các Email dưới đây .

TRẦN MINH NHỰT

Luôn tìm kiếm "second / third opinion. "
Vì trong giới y tế Mỹ cũng có nhiều lang băm lắm.
Tôi cũng là nạn nhân của một anh bác sỹ thích mổ, chắc mổ là có tiền. Bệnh nhân mang tật là chuyện của bệnh nhân. 

Cách đây 15 năm, tôi bị nghi là bị prostate cancer (ung thư tiền liệt tuyến) vì PSA lên cao 6.5. Tôi được giới thiệu tới gặp một anh bác sỹ già chuyên về prostate. Anh ta làm biopsy (sinh thiết) tôi, đâm 18 mũi kim dài vào prostate (tiền liệt tuyến) để lấy mẫu tế bào xem có bị prostate cancer không.

Sau khi bị làm prostate biopsy, tôi bị chảy máu ra nhiều vì anh bác sỹ này làm vụng quá, rồi tôi bị bí tiểu (urine clot), nên phải đi nhà thương gấp vào ban đêm. Sau hai ngày nằm nhà thương, anh bác sỹ nói tôi bị prostate cancer, đòi hai ngày sau phải mổ liền lập tức.

Vì biết prostate cancer không làm ai chết liền 6 tháng, tôi không chiụ và muốn có ý kiến thứ hai của bác sỹ khác, anh bác sỹ già này không thể bịp tôi được, nên tức tôi lắm, và nói đừng trở lại gặp anh ta nếu không muốn anh ta mổ.

Mổ prostate tức là cắt bỏ prostate trong người, sau đó phải đeo tã như con nít còn nhỏ suốt đời, vì khi nước tiểu trong bàng quang (bladder) đầy, sẽ trào ra, vì đầu valve ở prostate không còn nữa.
Sau đó tôi xin một giáo sư bác sỹ khoa trưởng về urology (khoa tiết niệu) của bệnh viện đại học y khoa khám lại, và làm biopsy lại, kết quả tôi không bị prostate cancer như anh bác sỹ già kia khám, mà chỉ bị sưng prostate.
Mười năm nay tôi không bị prostate cancer.

*** Xin đọc kỹ những kinh nghiệm của BÁC SĨ VI SƠN để có thể tránh được những sai lầm to lớn trong tương lai. ***

Kính thưa quý thân hữu,

Hôm nay tôi nhặt được trên forum (diễn đàn) bạn một lá thư của anh Nguyễn Minh Châu, trung tá Thủy Quân Lục Chiến QLVNCH và là nguyên quận trưởng quận Dĩ An, Biên Hoà viết về một kinh nghiệm anh có gần đây với bác sĩ Mỹ ở một bệnh viện Mỹ ở El Camino, California.
Sau đó chị Phương Lan có viết thơ hỏi, loại sai lầm như vậy có thực sự xẩy ra với BS và bệnh viện Mỹ không? Xin quý thân hữu đọc lá thơ của anh Nguyễn Minh Châu và sau đó đọc phần tôi xin trả lời chị Phương Lan và một số quý vị đã viết thơ hỏi trước đây về đề tài tương tự.

Kính qúy vị,
Ðây là câu chuyện xảy ra tại Bịnh Viện El Camino của Mỹ. 
Ngày 9 tháng Oct 2011, tôi được cựu ÐT Vũ Văn Lộc GÐ /IRCC tổ chức ÐNH Tình Ca Cho Em. Tôi được mời đến xem và nhận một hoa Hồng về dâng lên bàn thờ vợ tôi.
Chẳng may tôi bị té bể đầu và xuất huyết não sau khi làm Head Scan. Tôi phải nằm BV 6 ngày để theo dõi. Ngày sau hết chảy máu.
Sau 2 lần nữa Scan trước khi xuất viện, BS cho biết kết quả stable (ổn định).
Thứ Sáu tuần sau làm Scan đầu lại cho an toàn. Trong thời gian về Belmont tôi có vào Net để biết thêm tình trạng Head injury của tôi và tự theo dõi. Tôi chẳng thấy Incidents (biến cố) gì xảy ra và vẫn email hằng ngày cho quý vị.

Nhưng Scan lần thứ 4 nầy, Neurologist (BS thần kinh) lại nói não của tôi sưng thêm và rỉ máu. Ông ấy yêu cầu tôi phải chịu mổ đầu, nhưng tôi quyết định không mổ và yêu cầu Chief of Neurology (trưởng khoa thần kinh) duyệt film lại, vì theo tôi tự thấy chẳng có chóng mặt, nhức đầu hay Nausea (buồn nôn) gì hết và ăn ngủ bình thường tại sao phải mổ ? 
Sau nửa giờ, ông BS mổ đầu cho tôi biết là Sorry of wrong informations, nên không có mổ.

Kính quý vị, BS là thầy trị bịnh, còn người nhận định bịnh và suy xét để quyết định 
chính là bịnh nhân.
Nếu bịnh nhân không biết gì hết mà để BS/BV toàn quyền, có thể tai hại vô cùng.
Kính. 
NMC

Theo như thơ anh Nguyễn Minh Châu, thì một sự sai lầm chuyên môn như vậy có thể xẩy ra đối với bác sĩ và bệnh viện ở Mỹ một cách rộng rãi được không? 

Theo cơ quan Food and Drug Administration thống kê, thì ở Mỹ, mỗi ngày có một người chết (oan) vì sai lầm trong ngành y tế ở Mỹ.

Thật xấu hổ cho cách nói của cơ quan FDA mà tôi cho là một trong những cơ quan bất tài và mâu thuẫn nhất trong chính phủ Mỹ. Họ nhiều khi chỉ trong thời gian một năm có thể đổi ngược quyết định 180 độ.

Tuy vậy họ cũng phải thừa nhận là trên nước Mỹ, hàng năm có 1 triệu ba trăm ngàn (1,300,000) ngàn người dân Mỹ bị tổn thương bởi lỗi lầm của BS/Bệnh viện/dược sĩ/dược phòng.

Về con số tử vong do các thực thể vừa kể gây, không phải chỉ có mỗi ngày một người bị chết vì lỗi lầm y tế, mà thực ra mỗi năm có tới 7 trăm tám mươi ngàn (780,000) người Mỹ bị chết do lỗi lầm y tế gây ra.
Cần biết, số người Mỹ tử nạn trong tai nạn xe cộ ở Mỹ chỉ độ 45,000 người một năm nghĩa là 1 phần 17(1/17) cuả con số trên đây. 
Có người đã gọi cái thảm trạng này là "the American unspoken holocaust" (1 sự tàn sát ngầm của người Mỹ).

Tôi dám mạnh miệng nói sự thật mà không sợ bị gắn cho là có ác cảm với nghành y-tế Mỹ vì chính tôi là một thành viên của ngành này. 
Cần nói ngay, là thực sự ra, mặc dầu những thiếu sót, xấu xa trong ngành y tế Mỹ, ngành này vẫn là ngành đứng đầu thế giới về mức độ tân tiến và hữu hiệu. Tuy nhiên vẫn cần nói cái mặt trái của nó vì có sống trong chăn, thì mới biết chăn có rận. 

Nói như vậy có mâu thuẫn không? (Am I speaking from both corners of my mouth?) 
Dạ thưa không. Chúng ta phải nhớ là không có nước nào đoạt được nhiều giải Nobel Prize về y-tế như nước Mỹ. 

Nói về số khoảng 1% giới khoa học gia và nghiên cứu, kể cả y-tế, ở Mỹ thì họ thuộc thành phần lỗi lạc hàng đầu thế giới khó ai bì kịp.
Tuy nhiên, giới chuyên môn nghành y tế còn lại thì thật đa dạng. Một số khoảng 40 % thuộc loại giỏi, 20 % thuộc loại khá. Tôi nói không sợ nói ngoa là phần 30 % còn lại thuộc loại tầm thường tới hoàn toàn bất tài. Họ không thuộc bài vở, định bệnh nhờ phần lớn vào thử nghiệm và trang bị tối tân.

Lại thêm một vấn đề nữa của giới Bác Sĩ Mỹ là trịch thượng (arrogant), không có nhiệt tình (compassion) với bệnh nhân, mà chỉ quan tâm làm càng nhiều tiền càng tốt. 

Có một anh Bác sĩ về tim ở đây chỉ hai ba năm hành nghề đã kiếm cả chục triệu. Bạn hỏi sao mà dữ vậy.
Cho bạn một ví dụ, như bác sĩ sau đây: thân chủ nào mới tới (trong đó có tôi), anh khám qua loa, rồi nói là phải làm cath (soi tim). Một ngày anh làm từ 2 tới 4 cái, mỗi cái anh tính 4000 dollars (cho riêng anh, không kể tiền bệnh viện).
Trung bình chỉ heart cath thôi anh đã kiếm 12 tới 16 ngàn dollars một ngày (dĩ nhiên tôi từ chối không làm cath với anh ta). Một năm chỉ soi tim không, anh ta đã kiếm trên 3 triệu rưỡi. 
Tôi đã nói thẳng vào mặt tay này khi anh ta lên tiếng dậy đời với tôi là tôi "sai lầm" khi tôi không chịu làm soi tim với anh ta: "I am not interested in doing anything with a damn money grabber like you!" (Tôi không muốn làm điều gì liên quan đến với một người chỉ ham tiền chết tiệt như ông! "). 

Một chuyện thật đã xảy ra cho người bạn đường yêu mến của tôi. 
Bạn biết cách đây hơn 6 năm, Lucie bị breast cancer (ung thư ngực). Tôi mang cô ấy tới một bác sĩ chuyên về ung thư (oncologist). Sau khi định bệnh ung thư được xác nhận và đã giải phẫu bởi một surgeon, bạn tôi. Lucie đi cùng tôi gặp bác sĩ này để làm chemotherapy (hóa trị).

Anh ta nói phủ đầu với tôi ngay là anh biết tôi là bác sĩ nhưng anh không muốn bàn nhiều vì anh là bs chuyên môn ngành này và tôi là Bs thần kinh nên chẳng biết gì. 
Tôi nóng máu hết sức, chẳng cần lịch sự gì cả, bèn nói với anh ta : 
Excuse me Dr. P, let's cut out this BS (bullsh..). This lady is not a simple patient. SHE IS MY WIFE. AND I WILL HAVE THE LAST SAY ABOUT HOW HER TREAMENT IS GOING TO BE CONDUCTED. (Xin lỗi bác sĩ P. Hãy bỏ những thứ điều bs này (bullshit..). Người phụ nữ này không phải là một bệnh nhân đơn giản. Cô ta là vợ tôi. Và tôi là người sẽ có tiếng nói cuối cùng về việc ĐIỀU TRỊ CỦA CÔ TA sẽ ĐƯỢC THỰC HIỆN như thế nào.)

Dĩ nhiên sau cùng anh ta đã đồng ý hoàn toàn với treatment protocol mà tôi đưa ra (he made 100,000 dollars out of this treatment - ông ta đã kiếm được 100.000 đô la từ việc điều trị này). 
Hơn một năm sau điều trị và Lucie thường tái khám 3 tháng một lần, cũng với cái anh chàng này đã order full body bone scan (yêu cầu chụp hình toàn bộ xương cơ thể) cho Lucie. Sau đó, anh ta gọi vợ chồng tôi lại loan báo là dựa vào bone scan thì bà xã tôi đã bị cancer trở lại.

Tôi bực quá nói thẳng vào mặt anh ta (anh chàng này sau này không dám cãi tôi, sau khi biết tôi là giáo sư của nhiều đại học ở Texas và đã là giám đốc của tất cả 4 bệnh viên thần kinh trong vùng) là làm gì có cái việc định bệnh cancer relapse (ung thư tái phát) chỉ dựa vào bone scan (chụp hình lớp xương ) . Anh ta nhất định là Lucie phải điều trị ngay bằng Hevastin, một phương thuốc được quảng cáo rầm rộ về mức độ công hiệu (debatable) cho breast cancer, nhưng có điều chắc là có thể gây tử vong bất ngờ. 

Tôi không chấp nhận lời đề nghị của anh BS P. này mà đưa bà xã tôi đi Harrington Cancer Center. 
Sau mọi thử nghiệm cần thiết nó kết luận là Lucie không hề bị cancer relapse. Và dĩ nhiên là kết luận đó đúng vì Lucie vẫn còn ở với tôi cho tới ngày nay để làm bà xếp oai hùng của tôi. 
(Anh chàng BS này sau này không biết bị ai khiếu nại mà bị Board restrict license, không cho làm oncology (điều trị ung thư) nữa.

Một việc nhỏ nữa. Tôi có một bệnh nhân bị Panic disorder (tâm lý rối loạn hoảng sợ) khám tôi định kỳ từ 20 năm nay. Gần đây anh càng ngày càng khó thở. Anh cho tôi xem kết quả chụp phổi (nhiều procedures) và nói với tôi là anh đã đi nhiều bác sĩ và không ai giải thích được tại sao anh lại có vết nám (hilar mass) trong phổi và increased density (mật độ tăng) on the lungs x rays (chụp hình quang tuyến phổi). 

Anh ta đến tôi nói là tuy biết tôi là bác sĩ thần kinh, nhưng ở đây nhiều người biết tôi có kiến thức nhiều về nội khoa nên muốn xin ý kiến của tôi. Tôi nhận ra là anh ta trên hình phổi có signs of interstitial infiltration/pneumonia (dấu hiệu xâm nhập / viêm phổi) và có một hilar mass. Tôi nói với anh ta là anh nên đi trở lại bác sĩ phổi của anh ta (a certain doctor named Polk) nói là tôi nghi anh ta bị fungal infection và signs of idiopathic pulmonary fibrosis (dấu hiệu nhiễm trùng nấm và xơ hóa phổi tự phát).

Anh ta trở lại nói với BS Polk lời gợi ý của tôi, Ông này bèn phán một câu xanh rờn đầy miệt thị: "I do not take advice from psychiatrists" (Tôi không chấp nhận lời khuyên từ bác sĩ tâm thần). Bệnh nhân của tôi trở lại báo cáo với tôi lời ông Polk. Tôi bực quá (cái tính nóng tưởng đã chừa, nhưng chưa dứt hẳn) tôi nói với anh ta: "it does not take a rocket scientist to figure it out. If he cannot, he better goes back to school" (không cần một nhà khoa học tên lửa để tìm ra. Nếu anh không thể, anh tốt hơn trở lại trường học). 

Và tôi giải thích cho anh là các thử nghiệm đã rule out cancer (loại trừ chuyện bị ung thư), TB test của anh negative (tiêu cực) . Ngoài ra cái dạng opacity không giống một remnant của primo-infection (nhiễm trùng). Anh có triệu chứng của interstitial infiltration (thâm nhiễm kẽ). Dưạ vào đó mà nói thì Amarillo ở vùng nông nghiệp nên khả năng bị nấm Aspergillus candidus cao hơn.
Nhưng vì anh làm nghề plumber nên hay phải vật lộn với cống rãnh nên tôi nghi hơn nhiều anh bị một loại nấm (Fungus) hiếm nhưng thường thấy trong cống rãnh là Bradyrhizobium Japonicum. 

Anh bệnh nhân của tôi trở lại nói với BS Polk. Ông ta vẫn ngoan cố không chấp nhận và nói rằng : "he did not know what this Dr Nguyen is talking about" (ông không biết về những gì Tiến sĩ Nguyễn nói). 
Anh bệnh nhân đi sang clinic của trường đạì học y khoa ở đây (chi nhánh của Texas Tech University, nơi tôi từng là giáo sư) cũng chẳng ai biết cái anh chàng BS "khùng" Vi Sơn này nói gì. Sau cùng một BS chịu làm thử nghiệm và gởi cho pathology lab để kiểm chứng kết quả. Results (kết quả) là anh chàng này bị loại nấm Bradyrhizobium Japonicum đúng như tôi đã tiên đoán.

Anh này hỏi khắp nơi mới biết ở University of Texas, Medical Branch ở Galveston, nơi chị BS Hoàng Kim Khánh làm, có một BS nổi tiếng chuyên về bệnh phổi (pulmonologist). Anh tới khám ông. Ông này sau khi làm nhiều thử nghiệm cũng xác nhận là anh bệnh nhân bị nấm Bradyrhizobium Japonicum và idiopathic pulmonary fibrosis.

Tôi viết dài dòng ở trên để xác nhận là có nhiều BS Mỹ rất dốt hoặc quyết định bị hướng dẫn bởi sự tham lam (greed).
Mình nghe BS đề nghị cái gì có vẻ trái tai thì luôn luôn kiếm second/third opinion (ý kiến thứ hai / ​​thứ bacủa bác sĩ khác ).
 Vì trong giới y tế Mỹ cũng có nhiều lang băm hay crooks lắm. 
Với tư cách một cựu giáo sư đại học y khoa Mỹ, tôi đóng góp ý kiến để cảnh giác thân hữu vì đây không phai là một lời bàn tầm phào để nói xấu một tầng lớp nghề nghiệp nào.

16 tháng 1, 2018

How to Pray the Rosary



Let Us Pray The Rosary

1. Make the sign of the Cross with the cross of the rosary
In the Name of the Father, and of the Son, and of the Holy Spirit. Amen.

2. The Apostles’ Creed
I believe in God/ the Father almighty,/ creator of heaven and earth./ I believe in Jesus Christ,/ his only Son, our Lord./ He was conceived by the power of the Holy Spirit/ and born of the Virgin Mary./ He suffered under Pontius Pilate,/ was crucified, died, and was buried./ He descended to the dead./ On the third day he rose again./ He ascended into heaven and is seated at the right hand of the Father./ He will come again to judge the living and the dead./ I believe in the Holy Spirit,/ the holy Catholic Church,/ the communion of saints,/ the forgiveness of sins,/ the resurrection of the body,/ and the life everlasting./ Amen.

3. Say 1 Our Father, 3 Hail Mary, and 1 Glory

Our Father
Our Father, who art in heaven,/ hallowed be thy name,/ thy kingdom come,/ thy will be done on earth as it is in heaven./
Give us this day our daily bread,/ and forgive us our trespasses,/ as we forgive those who trespass against us./ And lead us not into temptation,/ but deliver us from evil./
Amen.

Hail Mary
Hail Mary, full of grace, the Lord is with you,/ blessed are you among women/ and blessed is the fruit of your womb, Jesus./
Holy Mary, Mother of God,/ pray for us sinners,/ now and in the hour of our death./
Amen.

Glory
Glory be to the Father,/ and to the Son,/ and to the Holy Spirit./
As it was in the beginning,/ is now,/ and will be forever./ Amen.

Fatima Prayer
O my Jesus,/ forgive us our sins,/ save us from the fires of hell,/ and bring all souls into heaven,/ especially those who need most of your divine mercy.


4. The Mysteries

  • 5 Joyful Mysteries

a. The Annunciation of our Lord
b. The Visitation
c. The Nativity of Jesus
d. The Presentation in the Temple
e. The Finding in the Temple

  • 5 Luminous Mysteries

a. The Baptism of Christ
b. The Wedding Feast in Cana
c. The Proclamation of the Coming of the Kingdom of God
d. The Transfiguration
e. The Institution of the Eucharist
  • 5 Sorrowful Mysteries

a. The Agony in the Garden
b. The Scourging at the Pillar
c. The Crowning with Thorns
d. The Carrying of the Cross
e. The Crucifixion and the Death of Jesus

  • 5 Glorious Mysteries

a. The Resurrection of Our Lord
b. The Ascension into Heaven
c. The Descent of the Holy Spirit
d. The Assumption of Mary into Heaven
e. The Coronation of Mary

Hail, Holy Queen

Hail, Holy Queen,/ Mother of mercy,/ hail, our life, our sweetness, and our hope!/ To you do we cry, poor banished children of Eve!/ to you do we send up our sighs,/ mourning and weeping in this vale of tears!/ Turn then, most gracious advocate, your eyes of mercy toward us;/ and after this our exile, show unto us the blessed fruit of your womb, Jesus!/ O clement, 
O loving, O sweet Virgin Mary! Amen.


Catholic Online

Một bài viết HAY ..... Bàn luận ngắn gọn đến sự liên quan giữa Cha Mẹ & Con Cái qua chữ NỢ ơn sinh thành dưỡng dục.

Nợ công

Bùi Bích Hà

Tôi nhận được điện thư của người bạn quý, cảm nhận qua nét vui tươi
trong những con chữ chị đánh xuống bàn phím, sự hứng khởi khi chuyển
cho tôi nội dung của một bài viết kèm theo trích từ Facebook Giao
Thanh Pham mà xem ra chị rất đắc ý. “Này, cho một đề tài để chia sẻ
đây!”

Quả nhiên nhận xét của chị không sai. Đề tài của bài viết luận về công
ơn cha mẹ, một vấn đề dù nói ra hay không, đã, đang và có lẽ còn làm
bận lòng nhiều thế hệ con dân Việt Nam trong nước hay hải ngoại trong
tiến trình hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ, phải ứng xử với những mâu thuẫn
văn hóa khác biệt.

Đại ý bài viết nêu ra vài quan điểm chống lại món nợ công, giữa ông
bà, cha mẹ và cháu con, chuyền vai từ thế hệ này sang thế hệ kia trong
các gia đình như một hủ tục cần chấm dứt. Lý lẽ để biện minh cho lập
luận này như sau:

-Những đứa trẻ vì thời cuộc, sống không có cha mẹ thân thuộc bảo bọc
từ tuổi niên thiếu, khi lớn lên vẫn có sự nghiệp bề thế.

-Tác giả đã nghiên cứu “nhiều sách vở giáo khoa ở Mỹ, chẳng bao giờ
tìm được những câu răn dạy về ‘Công Ơn Cha Mẹ’ hoặc việc phải đền đáp,
trả nghĩa cho ‘Công Đức Sinh Thành,’ lại càng không thể tìm ra được
những gì nói đến ‘Bổn Phận Phải Trả Hiếu’ của con cái sau này khi cha
mẹ về già. Người Mỹ hay nói chung, người Tây phương không có cái ‘Đạo
Lý Thánh Hiền’ nhập cảng từ Tàu ấy.”

–Con cái sinh ra là do ý định của cha mẹ hoặc trong vài phút nông nổi
của người lớn, không có chúng dự phần. Có con vì “tai nạn.” Có con cho
vui cửa vui nhà, cho ông bà bế ẵm, để cầm chân người phối ngẫu, để làm
tròn vẹn cái hình ảnh mái ấm gia đình có tiếng khóc cười trẻ thơ…
Tuyệt nhiên không bao giờ cha mẹ sinh con vì chúng nó muốn được góp
mặt với đời…

Vẫn theo bài viết, vậy mà trong các sách giáo khoa, các nền giáo dục
trong quá khứ ở mọi thời đại, người ta luôn kể về công ơn của cha mẹ,
mang nặng đẻ đau, sớm hôm tảo tần, vất vả nuôi con cái, nêu những sự
kiện đó ra như những món nợ vay trả, trả vay giữa cha mẹ và con cái,
truyền tử lưu tôn từ đời này sang đời khác.

-Đối với cha mẹ Mỹ, nuôi dạy con cái là bổn phận, trách nhiệm phải chu
toàn. Đối với cha mẹ Việt Nam, đó là ân đức do cha mẹ ban phát, con
cái phải đáp đền; là món nợ công đã có từ khi chúng chưa mở mắt chào
đời.

-Cha mẹ Mỹ coi việc con cái giúp đỡ trong tuổi già là quà tặng. Cha mẹ
Việt Nam coi đó là nợ, bắt buộc phải hoàn trả.

-Cha mẹ Mỹ chuẩn bị hành trang cho con cái vào đời ở lứa tuổi 18-20
rồi đẩy chúng ra riêng, sống tự lập, cha mẹ được rảnh tay lo cho tương
lai tuổi già của mình. Cha mẹ Việt Nam ấp ủ con cái, tuổi 30-35 vẫn
còn rụt rè chưa dám đối mặt với xã hội. Đợi đến khi chúng vào đời rồi,
cha mẹ đã lụm khụm, không còn thời gian để lo cho tương lai về già của
bản thân nữa.

Bài viết kết luận: Thế là cái vòng lẩn quẩn của món nợ sinh thành ấy
cứ được trao qua vai hết đời này sang đời khác, cứ tiếp tục làm khổ
lẫn nhau khi nhu cầu đòi hỏi giữa đôi bên không được đáp ứng như mong
đợi. Ở Mỹ, hai đứa trẻ sau khi ra đời chỉ phải lo lắng cho tương lai
của gia đình chúng. Ở Việt Nam, hai đứa trẻ ấy còn phải cõng thêm
tương lai của cha mẹ. Muốn chấm dứt cảnh này, cha mẹ Việt Nam cần
thoát khỏi lối tư duy cổ hủ, không còn thích hợp như nói trên.

Phải công nhận các dữ kiện bài viết đưa ra đều chính xác, phản ảnh một
thực tế khó chối cãi, dựa trên nền văn hóa “Trẻ cậy cha, già cậy con”
lâu đời của người Việt Nam trước đây vài ba thập niên ở quê nhà.

Tôi chỉ băn khoăn không hiểu cách nhìn mối liên hệ giữa cha mẹ và con
cái như món nợ công theo quan điểm của tác giả bài viết. Trong thực tế
và ngay cả trong môi trường ở hải ngoại ngày nay, liệu có bao nhiêu
phần trăm được sự đồng thuận của cộng đồng người Việt ở cả hai phương
vị cha mẹ và con cái?

Vắn tắt thôi, ai cũng biết con người sống ở đời kể từ lúc lọt lòng mẹ
là bắt đầu ngay những món nợ chằng chịt với người xung quanh, với đồng
loại, bởi vì giản dị là con người không thể sống một mình và hữu dụng
một mình. Đó là món nợ lớn nhất, đã làm người thì không ai thoát được,
thế hệ này sang thế hệ khác, trước khi trở thành “chủ nợ” hay đang là
“chủ nợ,” ai cũng từng là con nợ và nợ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay.
Có những đứa con cảm kích tấm lòng trời biển của cha mẹ, còn cười đùa
bảo nhau: “Cha mẹ đi rồi vẫn chưa trả hết nợ con cái vì chúng con gặp
khó khăn, còn thắp nhang xin cha mẹ phù hộ.”

Sách vở giáo khoa hay nhà trường Mỹ không dạy trẻ về công đức sinh
thành của cha mẹ, bổn phận phải trả hiếu của con cái khi khôn lớn;
người Mỹ hay nói chung, người Tây phương không có cái đạo lý thánh
hiền nhập cảng từ Tàu. Bởi vì ở đất nước văn minh, mỗi cá nhân từ bé
đã sinh ra trong tự do và được tôn trọng, giáo dục không tẩy não hay
nhồi sọ trẻ mà hướng dẫn, đào tạo trẻ thành những con người có đầu óc,
có trái tim, có nhận thức và suy xét riêng, có khả năng làm những chọn
lựa phù hợp với phẩm cách của mình.

Ngay trong mỗi gia đình, cha mẹ không tự coi mình là chủ nợ đối với
con cái nhưng làm gương cho con về tình thương yêu, lòng khoan dung,
bác ái, tinh thần trách nhiệm, ý thức tương trợ; nuôi dưỡng, tưới tẩm
trong con trái tim mẫn cảm, biết thưởng thức cái đẹp và sống đẹp. Một
xã hội tiến bộ đề cao nhân phẩm khuyến khích con người phát huy các
giá trị nội tại thay ví dùng thần thánh làm ông ngoáo ộp để dọa dẫm
hay hứa hẹn vu vơ.

Cha mẹ Mỹ với kinh nghiệm bản thân, biết rõ hơn ai hết con cái là
những nhánh sông, con sẽ có ngày đổ ra biển lớn, đầu tư vào con cái là
đầu tư không hoàn vốn nhưng không vì thế mà buộc chặt túi tiền. Họ đầu
tư khôn ngoan và có kế hoạch để xã hội phát triển mà không ai lỗ lã,
rất khác với cha mẹ Việt Nam cả đời sống theo câu châm ngôn “nước mắt
chảy xuôi,” có khi chảy đến cạn dòng và tiếp tục khóc bằng đôi mắt khô
không lệ.

Cha mẹ không đòi nợ thì con cái không phải lo trả nợ nhưng khả năng
của trái tim yêu thương thì vô hạn. Một đứa con bị người đời gọi là
bất hiếu, vô đạo, không phải vì nó không có đồng lớn đồng bé cho cha
mẹ, vì nó không nuôi nổi cha mẹ bằng sơn hào hải vị hay lụa là nhung
gấm mà vì nó vô cảm trước tuổi già sức yếu, những vụng về yếu ớt,
những khao khát một lời nói, một ánh mắt, một nụ cười, một chút ân cần
để sưởi ấm buổi chiều mùa Đông sắp tắt của cha mẹ.

Cảm xúc từ trái tim không phải mua bằng tiền mà một đứa con nào đó vẫn
không có được để làm quà cho cha mẹ thì thật tội nghiệp bởi vì nó khốn
khổ hơn cả một người khốn khổ bình thường nhưng có một trái tim biết
buồn vui và san sẻ. Tình cha mẹ nếu không cao cả, thâm sâu và diễm lệ
hơn một món nợ thì đã không có những đứa con thất lạc gia đình, thậm
chí bị bỏ rơi trong một hoàn cảnh nào đấy, cả cuộc đời còn lại miệt
mài đi tìm những người sinh thành ra chúng để không bị dày vò bởi mặc
cảm không có một gốc gác vào đời như mọi ai trên mặt đất này.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi
cha mẹ kể tháng kể ngày.” Cha mẹ sẽ không buồn vì con cái không thể
trả nợ mà sẽ rất buồn vì cuộc sống bận rộn quay cuồng với cơm áo của
một Hoa Kỳ thực dụng đã lấy đi năm ba phút thư giãn cần thiết cho tâm
hồn con cái họ, để chúng không còn cái hạnh phúc thưởng thức hương
thơm của hoa hồng mà thiên nhiên ban tặng hậu hĩ cho nhân loại và làm
đẹp Địa Cầu. (Bùi Bích Hà)