Tìm Kiếm

30 tháng 11, 2017

Thánh lễ chưa từng có của Đức Phanxicô tại Miến Điện

By phanxicovn - 30/11/2017


Ước lượng có khoảng 150 000 giáo dân tham dự thánh lễ ngoài trời ngày thứ tư 29-11-2017 ở công viên Kyaikkasan, Miến Điện

lapresse.ca, 2017-11-29 

Đức Phanxicô cử hành thánh lễ ngoài trời ngày 29-11-2017 ở Rangoun, Miến Điện AFP

Đến đây dâng lời hy vọng”, Đức Phanxicô đã cử hành thánh lễ ngoài trời ở công viên Kyaikkasan, Miến Điện, một đất nước chỉ có 1% người công giáo. Và đây là lần đầu tiên tín hữu công giáo được tiếp đón một giáo hoàng. Cho đến bây giờ, Đức Phanxicô đã tránh nói đến vụ cưỡng bức biệt xứ của các tín hữu hồi giáo rohingya.Trước một rừng giáo dân ăn mặc y phục truyền thống rực rỡ và rất trang nghiêm của hơn 150 000 người phất cờ Miến Điện và Tòa Thánh, Đức Phanxicô cho biết, ngài “đã chờ giây phút này từ rất lâu”.


Trước thánh lễ Đức Phanxicô tươi cười đi một vòng sân vận động bằng xe giáo hoàng mui trần, ngài chào giới trẻ mặc đồng phục ngoan ngoãn ngồi dưới đất. Bắt đầu bài giảng dưới hình thức khuyến khích tín hữu, ngài khiêm tốn nói: “Cha đến đây như người hành hương để nghe các con, để học từ các con và để nói với các con vài lời khuyến khích và hy vọng”.

Rất xúc động bởi chuyến đi đầu tiên của một giáo hoàng đến đất nước phật giáo, nhiều tín hữu đã ngủ qua đêm ở sân vận động mênh mông Kyaikkasan ở trung tâm Rangoun, thủ đô kinh tế của Miến Điện . 

Đức Phanxicô cử hành thánh lễ ngoài trời ngày 29-11-2017 ở Rangoun, Miến Điện AFP

ĐTC với người Công giáo Myanmar: Cảm ơn các con đã gieo rắc hạt giống hòa giải


29 tháng 11, 2017

Một góc Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ


Hiệp nhất chứ không đồng nhất

By phanxicovn - 28/11/2017
Vatican Insider | Andrea Tornielli | 28-11-2017



Nếu có tranh luận, thì phải tranh luận như anh chị em với nhau.

Đây là lời của Đức Phanxicô trong buổi gặp không chính thức lúc 10h sáng ngày 28-11, tại Tòa Tổng giám mục Yangon. Buổi gặp kéo dài khoảng 40 phút.

Sau lời giới thiệu của giám mục Hohn Hsane Hgyi, thì đến lời phát biểu của đại diện Phật giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, Do Thái giáo, Anh giáo và Công giáo.

Đến lượt mình, Đức Giáo hoàng nói tự phát, rằng

“Khi lắng nghe các lời phát biểu, tôi nhớ lại một lời kinh mà chúng ta thường đọc, trích trong Thánh vịnh. Vui mừng tốt đẹp lắm thay, anh em sum họp vui vầy bên nhau. Chúng ta hiệp nhất với nhau, nhưng không có nghĩa là đồng nhất. Hiệp nhất không phải là đồng nhất. Ai cũng có các giá trị của riêng mình, có sự phong phú riêng, và cả những lỗi lầm riêng. Chúng ta khác nhau và mỗi niềm tin có sự phong phú riêng, truyền thống riêng để chia sẻ cho nhau. Và chỉ có thể chia sẻ nếu chúng ta chung sống hòa bình. Mà hòa bình được xây dựng trên những sự khác biệt.

Với sự khác biệt, chúng ta làm nên hiệp nhất. Tôi đã nghe anh chị em dùng từ “hòa hợp” ba lần. Hòa bình, hòa hợp. Và trong thời nay, chúng ta đang trải qua một xu thế toàn cầu hướng đến sự đồng nhất, mọi thứ như một. Làm thế là giết chết nhân loại. Làm thế là thực dân hóa văn hóa. Và chúng ta phải hiểu rằng từ sự phong phú trong những khác biệt của chúng ta, về sắc tộc, tôn giáo, dân tộc, từ những khác biệt đó mà nảy sinh đối thoại. Và từ những khác biệt của nhau, chúng ta giúp nhau xây dựng đất nước này, một đất nước rất phong phú và đa dạng.

Bản chất của Myanmar rất phong phú về những khác biệt. Chúng ta không sợ sự khác biệt. Chúng ta có cùng một Cha. Chúng ta là anh chị em với nhau. Thì phải yêu thương nhau như anh chị em. Và nếu phải tranh luận, thì hãy tranh luận như anh chị em với nhau. Phải yêu thương nhau như anh chị em. Tôi tin rằng đây là cách duy nhất để chúng ta xây dựng được hòa bình.

Rồi Đức Giáo hoàng cảm ơn các đại diện tôn giáo “đã đến thăm hỏi tôi. Tôi là người đến đây thăm các vị mà. Và tôi muốn đây là một chuyến thăm của người anh em. Xin cảm ơn. Hãy xây dựng hòa bình. Đừng để thực dân văn hóa làm đồng hóa anh chị em. Sự hòa hợp đích thực được thực hiện qua những khác biệt. Sự khác biệt là sự phong phú cho hòa bình.

Xin cảm ơn nhiều, và tôi mong được cầu nguyện một lời, lời cầu nguyện của người anh em dành cho người anh em, “Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em!”  (Ds 6, 24-26).”

J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Bài diễn văn của ĐTC trước các nhà lãnh đạo dân sự Myanmar


“Sự lương thiện không cần qua sát hạch”

Inline image 1
Đạo diễnWalter Salles

Một ngày nọ, có một người đàn ông tên là Walter Salles vào thành phố làm việc, ông đi ngang một cậu bé đánh giày khoảng mười mấy tuổi ở quảng trường nhà ga xe lửa, cậu bé đánh giày hỏi ông: “Thưa ông, xin hỏi ông có cần đánh giày không ạ?”

Walter cúi đầu nhìn đôi giày chưa quá bẩn của mình, ông lắc đầu từ chối. Khi Walter chuẩn bị đổi tàu thì cậu bé lúng túng, ngượng ngùng, đôi mắt ánh lên sự cầu xin: “Thưa ông, cả ngày nay cháu chưa ăn gì rồi, xin ông có thể cho cháu vay một chút tiền được không ạ? Cháu sẽ cố gắng đánh giày, một tuần sau cháu sẽ trả lại tiền cho ông!”.

Walter nhìn cậu bé trước mặt mặc bộ quần áo rách rưới, cả người gầy gò, thế là ông móc túi đưa cho cậu bé vài đồng xu. Cậu bé vô cùng cảm kích nói lời cảm ơn ông rồi chạy đi như bay.
Khi đó, Walter nghĩ thầm: “Lại là một thằng nhóc lừa đảo…” và rồi ông đã quên bẵng đi…

Cho đến vài tuần sau, Walter lại đi ngang qua trạm xe lửa, đột nhiên ông nghe thấy giọng nói từ xa vọng lại: “Thưa ông, xin ông đợi một lát!”. Khi đó, ông nhìn thấy một cậu bé gầy gò chạy đến đưa cho ông mấy đồng xu, lúc này Walter mới nhận ra cậu bé này chính là đứa bé đánh giày đã mượn ông tiền.
Cậu bé vừa thở hổn hển vừa nói: “Cháu đã đợi ông ở đây rất lâu rồi, rốt cuộc hôm nay cũng đã trả được tiền cho ông”.

Walter cầm trong tay những đồng xu còn ướt đẫm mồ hôi của cậu bé, đột nhiên ông cảm thấy đứa trẻ này thật đặc biệt. Thế nên bỗng nhiên ông có một suy nghĩ, ông thấy cậu bé này rất phù hợp với hình tượng nam chính trong kịch bản mới của mình.
Hóa ra Walter là một đạo diễn và khi đó ông đang chuẩn bị phần tiền kỳ cho bộ phim, ông đã quan sát các sinh viên của trường diễn xuất không dưới một trăm lần, nhưng đều không vừa ý.

Lúc này, ông nhận ra rằng cậu bé này có thể là nam chính trong bộ phim của ông. Và rồi ông lấy vài đồng xu ra và nói với cậu bé rằng: “Số tiền này là chính tôi muốn cho cháu, không cần trả lại. Ngày mai cháu hãy đến văn phòng đạo diễn ở công ty điện ảnh trong thành phố tìm tôi, tôi sẽ cho cháu một niềm vui bất ngờ lớn hơn”. Nói xong, Walter rời đi, trong lòng cảm thấy rất ấm áp và bắt đầu hy vọng vào cậu bé này.

Hôm sau, bảo vệ công ty điện ảnh nói với Walter rằng trước cửa có một nhóm trẻ con mặc quần áo rách rưới đến. Walter vô cùng ngạc nhiên, ông đi ra cửa thì thấy cậu bé ngày hôm qua chạy đến, vui vẻ nói: “Thưa ông, họ đều cũng là trẻ mồ côi lưu lạc không có cha mẹ giống như cháu, các bạn ấy cũng hy vọng có được niềm vui bất ngờ ạ!

Walter không thể nào ngờ được một cậu bé vô gia cư nghèo khó lại lương thiện đến thế. Nhưng sau khi quan sát, ông nhận ra quả thật là có vài đứa trẻ khác trong số đó phù hợp với vai nam chính trong kịch bản của ông hơn. Dù vậy cuối cùng Walter đã quyết định chọn cậu bé đánh giày này và ông viết trong hợp đồng lý do mà ông chọn cậu bé là: “Sự lương thiện không cần qua sát hạch”.

Cậu bé này chính là Vinícius de Oliveira người Brazil, cậu chủ nhỏ trong bộ phim “Central Station” (hay “Central do Brasil”) nổi tiếng của đạo diễn Walter Salles, bộ phim này đã nhận được hơn 50 giải thưởng, chiến thắng giải “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” tại Quả Cầu Vàng 1999 và còn nhận được 2 đề cử Oscar năm đó.

Vài năm sau, Vinícius de Oliveira cũng mở một công ty điện ảnh và làm chủ tịch, anh còn viết một quyển tự truyện có tên là “Cuộc đời diễn viên của tôi”.

Trên trang bìa trong của quyển sách có dòng chữ viết tay của ông Walter: “Sự lương thiện không qua sát hạch” và đánh giá của ông về Vinícius de Oliveira: “Vì lòng lương thiện, cậu từng đem cơ hội nhường cho người khác; cũng vì sự lương thiện ấy, cơ hội trong cuộc đời chưa từng bỏ qua cậu”.

23 tháng 11, 2017

Christ the King Sunday (November 26, 2017)


A.     Introduction

a)      To the Holy Mass

Dear Sisters and Brothers in Christ,
Good morning!
Welcome to Saint Dominic’s Parish Church for the worship of God the Father, through the sacrifice of Christ Jesus, in the unity of the Holy Spirit. 
This Sunday is the last of the Liturgical Year 2017 which sums up the Church’s activities in the solemn profession of the Christian community’s faith in Christ’s kingship over the universe.  Christ is King not only of power and glory, but also of love and peace.
We pray hard in this Holy Mass for the grace of obedience to Christ’s New Commandment  so as to deserve His saving love.
Please all stand for the entrance hymn.


b)     To the Readings

-          First Reading Ez 34:11-12.15-17

The Old Testament Tradition depicts the Lord God as the Shepherd-King Who tends His People with exceptional love and care.  Christ not only plays this role in a perfect fashion when speaking of Himself as the Good Shepherd but also lifts it up to its highest level by laying down His own life for His sheep salvation. 

-          Second Reading 1 Cor 15:20-26.28

The Resurrection of Christ, the Head of the Church, His Mystical Body, brings to all Christians who belong to Him the sure hope for the new and eternal life.  Christ is indeed the ever-living King of believers who having suffered and died with Him go with Him to eternal life. 

B.      Hymns for Holy Mass

a) Entrance: Worthy is The Lamb (ES #109)
b) Responsorial Psalm: EM Page 220
c) Offertory: Our Blessing Cup (ES #153)
d) Communion: The God of All Grace (ES #291)
e)  Recessional: Prayer of St. Francis (ES #284)

Hymns for Christ the King Sunday (November 26, 2017)


a) Entrance: Worthy is The Lamb (ES #109)



b) Responsorial Psalm: EM Page 220

Responsorial Psalm (Ps 23:1-2, 2-3, 5-6)

R/ The Lord is my shepherd; there is nothing I shall want.
Đ/ Chúa là mục tử chăn dắt tôi, nên tôi không còn thiếu gì.

The LORD is my shepherd; I shall not want. In verdant pastures he gives me repose. R/
Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. Đ/

Beside restful waters he leads me; he refreshes my soul. He guides me in right paths for his name's sake. R/
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi. Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người. Đ/

You spread the table before me in the sight of my foes; you anoint my head with oil; my cup overflows. R/
Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù. Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm, ly rượu con đầy tràn chan chứa. Đ/

Only goodness and kindness follow me all the days of my life; and I shall dwell in the house of the LORD for years to come. R/

Lòng nhân hậu và tình thương Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời, và tôi được ở đền Người những ngày tháng những năm dài triền miên. Đ/


c) Offertory: Our Blessing Cup (ES #153)



d) Communion: The God of All Grace (ES #291)


e)  Recessional: Prayer of St. Francis (ES #284)

Bật mí lý do vì sao nữ tiếp viên hàng không thường để tay sau lưng khi đón khách

4:13 pm - 01/09/2017


Chúng ta thường cảm thấy ấn tượng với những khuôn mặt xinh đẹp và cách thức chào đón thân thiện của những tiếp viên hàng không. Tuy nhiên, có một điều những tiếp viên hàng không thường làm mà hành khách hiếm khi để ý hoặc nhận ra nhưng lại không lý giải được: 
Họ đặt tay phía sau lưng.
Công việc của những tiếp viên hàng không không hề dễ dàng như thoạt nhìn, thậm chí còn ngược lại, vô cùng căng thẳng. Họ phải chịu trách nhiệm phục vụ các nhu cầu của hành khách, đảm bảo an toàn và tiện lợi cho hành khách đồng thời giúp hành khách có một chuyến bay thoải mái và sảng khoái.


Công việc của một tiếp viên hàng không thực sự căng thẳng và không hề dễ dàng
Họ là những người xinh đẹp, thân thiện, hào hiệp và luôn có mặt ở nơi bạn cần. Gần như tất cả những gì thuộc về họ đều cuốn hút hành khách trên chuyến bay, từ đồng phục, giọng nói, những khuôn mặt xinh đẹp cho tới những lời thông báo. 
Tiếp viên hàng không là một thành phần thiết yếu để có một chuyến bay tốt đẹp và thoải mái.

Hành khách thường thắc mắc vì sao tiếp viên hàng không thường đặt hai tay phía sau lưng

Nếu bạn thường di chuyển bằng đường hàng không, hoặc là một người thích quan sát những chi tiết, bạn có lẽ sẽ nhận thấy các tiếp viên hàng không và nhân viên tổ bay luôn để tay sau lưng khi đón chào khách. 
Thậm chí khi bước vào ca bin, tay họ vẫn đặt ở đằng sau lưng. Khi để tay ở sau lưng, họ thậm chí không thể kiểm tra xem liệu dây an toàn của hành khách đã thắt chặt chưa hoặc hành khách có thắt dây an toàn hay không.


Có thể bạn cũng nhận ra hành động đó nhưng lại không thực sự chú ý. Bạn chắc hẳn đang mải tìm chỗ ngồi, đang chăm chú đến thẻ lên máy bay, hành lý và những thứ lặt vặt khác. Chúng là những quan tâm tối thiểu của bạn. Hơn nữa, sự tập trung của bạn thường đổ dồn vào khuôn mặt xinh đẹp và nụ cười thân thiện đang chào đón bạn khi bạn bước lên máy bay.

Điều gì là lý do đằng sau việc này?

Trên thực tế, trước khi phi cơ cất cánh, nhân viên phi hành đoàn sẽ có nhiệm vụ đứng ở cửa khoang máy bay và đếm số lượng hành khách bước vào. Nhiệm vụ này cũng được thực hiện cả khi hành khách đã lên khoang và ổn định chỗ ngồi theo quy định.

Dụng cụ đặc biệt các tiếp viên hàng không dùng để đếm số hành khách

Để đếm hành khách lên chuyến bay trước khi cất cánh, họ sử dụng một thiết bị đếm đặc biệt. Các tiếp viên và nhân viên tổ lái chuyến bay đặt tay sau lưng khi sử dụng thiết bị với mục đích không thu hút quá nhiều chú ý tới họ. Vì thế mọi người không nhìn chằm chằm vào họ, không cảm thấy bất an và hiểu nhầm đó là… ngòi nổ của một quả bom!
Quả là một sự thật thú vị. Lần tới khi đi máy bay, thay vì chú ý tới những gương mặt xinh đẹp và nụ cười thân thiện, bạn sẽ đặt tâm “truy tìm” dụng cụ bí ẩn kỳ diệu kia chứ?

Xuân Dung – Tịnh Thủy

Tuổi Thanh Xuân đẹp vì Ngoại Hình ..... Tuổi Lão Niên đẹp vì Khí Chất !! .

Vẻ đẹp của tuổi thanh xuân đến từ ngoại hình, vẻ đẹp của tuổi trung
niên đến từ trải nghiệm, nhưng vẻ đẹp của tuổi lão niên lại đến từ khí
chất và tâm hồn. Vậy thì, làm thế nào để hình thành khí chất, làm thế
nào để dưỡng được tâm hồn?

Trên hành trình cuộc đời, 20 tuổi là sống với thanh xuân, 30 tuổi là
sống cùng sự nghiệp, 40 tuổi thì sống bằng trí tuệ, 50 tuổi sống một
cách thản nhiên, 60 tuổi sống ung dung tự tại, còn 70, 80 tuổi lại trở
thành bảo vật vô giá. Đến lúc này, “xinh đẹp” hay “điển trai” đều trở
thành “đẹp lão”. Dù cho có già đi, đầu tóc có bạc trắng, dung nhan đã
xế chiều, thì cũng phải giữ vững phần đẹp đẽ nhất sâu thẳm trong tâm
hồn.

Dù cho có già đi, đầu tóc có bạc trắng, dung nhan đã xế chiều, thì
cũng phải giữ vững phần đẹp đẽ nhất sâu thẳm trong tâm hồn.
Có người nói năm tháng không bỏ qua người ta, lại càng không buông tha
cho người phụ nữ. Nhưng đằng sau tóc bạc da mồi, khoé mắt chân chim,
sau những dấu hằn thời gian ấy, thì điều đáng sợ hơn cả chính là sự
già cỗi của tâm hồn.

Bạn và tôi đều biết rằng, lão hoá là điều không thể tránh khỏi của đời
người. Nhưng trên con đường trở nên già đi ấy, có người sống thật mệt
mỏi, già nua, xấu xí, có người lại sống rất thảnh thơi, bình thản, tóc
bạc da mồi mà vẫn mang khí chất ung dung.

Vậy thì, nếu muốn sống một cách ung dung thoải mái, và nếu muốn dưỡng
thành khí chất của tuổi già, chúng ta cần có:

Một loại thái độ giữ vững vẻ đẹp

Con người ta không thể lựa chọn tướng mạo. Tướng mạo trời ban ấy có
thể khiến bạn “xinh” trong mắt ai đó, nhưng không thể quyết định bạn
có trở thành một người “đẹp” hay không.

Vẻ đẹp là một loại thái độ, cũng là một sự lựa chọn. Không kể bao
nhiêu tuổi, chúng ta đều cần phải giữ gìn thân hình tao nhã, ăn mặc
khéo léo, trang điểm phù hợp. Đây vừa là tôn trọng bản thân, cũng là
tôn trọng mọi người.

Một quá trình tu dưỡng tinh thần

Vẻ đẹp của tuổi thanh xuân đến từ ngoại hình, vẻ đẹp của tuổi trung
niên đến từ trải nghiệm, nhưng vẻ đẹp của tuổi lão niên lại đến từ khí
chất và tâm hồn. Khí chất ấy bắt nguồn từ quá trình tu dưỡng, từ việc
tu tâm dưỡng tính mà trở nên đoan trang, mẫu mực, phong thái chính
trực, đường hoàng.

Con người không thể lựa chọn ngoại hình, nhưng hoàn toàn có thể dưỡng
thành nên khí chất. Chỉ cần có thể bồi dưỡng tính tình, bồi dưỡng nhân
cách, làm dịu tâm hồn, thì bất cứ ai cũng có thể tu được vẻ đẹp, dưỡng
được tinh thần.

Một trái tim luôn thiện đãi chính mình

Dù bận trăm công nghìn việc, hãy lưu lại một chút thời gian cho bản
thân, tận hưởng mỗi thời mỗi khắc. Nếu như bạn không thể yêu thương,
không thể thiện đãi với chính mình, thì còn trông mong ai sẽ đối tốt
với bạn đây?

Mỗi một người bất kể lúc nào cũng đều phải có một loại tinh thần, đã
yêu thương bản thân, lại càng yêu thương người khác, hãy để bản thân
tràn đầy hào quang của lòng thiện lương.

Một loại vận động giữ gìn sức khỏe

Trong 100 phút của đời người, sức khỏe chính là số 1 đứng ở vị trí ban
đầu. Không có sức khỏe thì cũng không thể làm được bất cứ điều gì. Làm
người, thì không thể nửa đời trước dùng cả mạng sống để kiếm tiền, nửa
đời sau dùng toàn bộ tiền bạc để mua lại mạng sống.

Trong 100 phút của đời người, sức khỏe chính là số 1 đứng ở vị trí ban đầu.
Giữa thế sự xô bồ, hãy dành một chút thời gian để lắng lại và sống cho
chính mình. Ví như tạm dừng lại công việc để cùng với bạn thân ra
ngoài dạo chơi tản bộ. Hoặc nhân lúc tiết trời mát dịu, hãy ra ngoài
hóng gió, tắm mình dưới ánh nắng chan hoà. Đó là một chút vận động để
giữ gìn sức khoẻ, cũng là cách để cảm nhận vẻ đẹp và yên bình của đất
trời.

Một phần thanh cao đạm bạc danh lợi

Đến độ tuổi lão niên, họ đã không cần phải hăng hái phấn đấu như thời
son trẻ nữa, cũng đã xem nhẹ những thủ đoạn dối trá lừa gạt và mưu mô
toan tính kia. Thế gian ồn ào sôi nổi, thì hãy cứ mặc cho họ sôi nổi
ồn ào.

Thực ra, sự cô đơn của một người là niềm vui hết mình của nhóm người
còn lại, và vui vẻ hết mình của một nhóm người lại là sự cô tịch của
một người.

Vẻ đẹp giống như một cuộc chạy bộ cự li dài. Nó không thuộc về bất cứ
giai đoạn tuổi tác nào, mà là toàn bộ đời người. Dù cho già đi, thì
hãy già mà trông thật đẹp đẽ. Dù cho đầu tóc bạc trắng, dung nhan xế
chiều, thì hãy giữ lại phần tốt đẹp nơi sâu thẳm tâm hồn.

Thiện Sinh ( ĐKN)

Thương mến gởi đến Người SAIGON năm xưa ...... Để nhớ lại món ngon SàiGòn ngày trước.


Có nhà văn nào đó cho rằng khi viết về ẩm thực bụng phải đói mới “lột tả” hết cái ngon của món ăn.
Tôi rất tâm đắc với ý kiến này. Hồi còn trong trại tù cải tạo, cái bụng lép kẹp lúc nào cũng sôi ùng ục, tôi và vài người bạn tù có “tâm hồn ăn uống” vẫn thường kể cho nhau nghe những món khoái khẩu của mình. Ăn “hàm thụ” sao mà ngon thế. Phải nói ngon gấp nghìn lần ăn… thực thụ!

Thời cải tạo qua đi nhưng thời điêu linh lại kéo tới. Vào thời đó, cái để đút vào mồm chỉ toàn khoai mì chạy chỉ với bo bo, còn được mệnh danh là… cao lương. Ngồi nhấm nháp cao lương mà cứ tức anh ách. Ai đó đã khéo chơi chữ mà đặt tên, mỉa mai không khác gì cái món “mầm đá” của ông vua ngày xưa!
Nhưng rồi cũng qua đi cái thời ăn để mà sống, người ta bỗng nhớ đến thời… sống để mà ăn ở Sài Gòn hoa lệ ngày nào.

Theo tôi, một trong những món ngon đó phải kể đến phở. Mặc dù phở có xuất xứ từ miền Bắc nhưng phở Sài Gòn thường ăn kèm với giá, ngò gai, húng quế vẫn ngon hơn phở Hà Nội thiếu hẳn các loại rau thơm mà lại không có giá. Vào đến Sài Gòn ngày xưa có con đường tên Turc (Thổ Nhĩ Kỳ), một đầu là đường Tự Do (Catinat), đầu kia là đường Hai Bà Trưng (Paul Blanchy). Tiệm Phở Bắc được bán trong khuôn viên nhà thờ Hồi Giáo này, nên có tên là Phở Turc.

Sài Gòn 1954, lúc người Bắc mới vào Nam, những tiệm Phở Bắc hãy còn đếm được trên đầu ngón tay. Ðó là mấy tiệm Phở Thịnh đường Gia Long, Phở Turc đường Turc, Phở Minh đường Pasteur và Phở 79 ở đường Frère Louis (sau này đổi tên thành đường Võ Tánh và đến 1975 lại đổi thành Nguyễn Trãi thuộc quận 1).

Ngay bên hông rạp Casino có một hẻm nhỏ, đi vào hẻm đó là một dẫy nhà, đa số là nhà dân Bắc Kỳ di cư sớm, từ những năm 1920. Tiệm Phở Minh nằm ở dãy nhà đó.
Phở Minh có cả phở bò lẫn phở gà nhưng đặc biệt hơn cả còn có bài thơ do thi sĩ Trần Rắc đề tặng. Bài thơ được cắt chữ, đóng khung kính, treo trên tường. Bài thơ Ðường Luật có 4 câu đầu như sau:

Nổi tiếng gần xa khắp thị thành,
Trần Minh Phở Bắc đã lừng danh
Chủ đề: tái, chín, nạm, gầu, sụn,
Gia vị: hành, tiêu, ớt, mắm, chanh.

Thi sĩ Trần Rắc chính là ông chủ tiệm giày Trần Rắc đường Lê Thánh Tôn, gần Khám Lớn Catinat năm xưa. Tiệm giầy Trần Rắc, và cả mấy tiệm giầy ở đường này, đều có cửa sau đi vào hẻm “ẩm thực” Casino.
Việt Nam ta đúng là… ra ngõ gặp nhà thơ. Ðến như ông chủ tiệm giày cũng có thể làm thơ về phở chứ chưa dám nói đến Tản Ðà là người viết nhiều về nghệ thuật ăn uống!

Trên đường Mạc Ðĩnh Chi (Massiges), gần bên hông Tòa Ðại Sứ Mỹ, còn có phở Cao Vân, dù tiệm phở này không nằm trên đường Trần Cao Vân (Larclause) cách đó không xa. Theo tôi, phở Cao Vân (25 Mạc Ðĩnh Chi) chỉ thuộc loại “thường thường bậc trung” nhưng được nhắc tới cùng với phở Minh vì Cao Vân cũng có một bài thơ ca tụng phở của thi sĩ Tú Mỡ được viết bằng sơn ngay trên tường.

Trong các món ăn Quân Tử Vị
Phở là quà đáng quý trên đời

Chủ của phở Cao Vân ngày nay là một ông cụ Bắc Kỳ hom hem theo năm tháng. Ông không còn đứng ra nấu phở nhưng chiều chiều thường ngồi nhậu lai rai với các “chiến hữu” để hưởng nhàn!
…Trên đường Pasteur có Phở Hòa, khá nổi tiếng. Ban đầu, lúc khai trương năm 1960, tiệm phở này mang tên Hòa Lộc. Có lẽ sau này khách ăn cứ gọi tắt là Hòa nên Hòa Lộc biến thành Hòa theo kiểu gọi tên một chữ cho dễ nhớ thường thấy ở các tiệm phở (?). Phở Hòa chỉ chuyên loại phở bò, nếu vào đây mà tìm tô phở gà thì không có. Khách phải chịu khó ra đường Hiền Vương (bây giờ đổi tên là Võ Thị Sáu), đến tiệm Hương Bình, “chuyên trị” phở gà.


THƯ MỜI - CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ THÁNG 11 - 2017


21 tháng 11, 2017

Kính gửi Cha thân thương

Kính gửi Cha thân thương của con

Cha ơi, con xin lỗi vì lâu nay con không viết thư về hỏi thăm Cha và ca đoàn mình, mặc dù con nhớ ca đoàn mình và nhớ Cha nhiều lắm. 

Nhân ngày 20/11, con kính chúc Cha luôn tràn đầy Hồng Ân Chúa, được Chúa ban cho nhiều sức khoẻ, nhiều ơn Chúa Thánh Thần, để Cha luôn truyền đạt lời Chúa cho chúng con và luôn là chỗ dựa vững chắc cho chúng con, nhờ đó chúng con được gần Chúa hơn.

Thưa Cha, về cuộc sống của con hiện tại thì cũng có phần ổn định hơn rồi ạh, con vẫn tham gia ca đoàn và đi lễ thường xuyên. Vì khu này đa số là người Việt nên việc giữ đạo và phụng thờ Chúa được nghiêm trang và đầy đủ hơn những nơi khác. Có những nhà thờ không có ca đoàn hát lễ tiếng anh thì họ cũng nhờ ca đoàn con đến hát lễ giùm vào mỗi thứ 7 đầu tháng, và nhiều khi chỉ có một mình Cha dâng lễ mà không có người giúp lễ luôn. Ở bên đây tỷ lệ người theo đạo Chúa thì nhiều nhưng họ có quan niệm là họ sống tốt là được nên việc đến nhà thờ là không cần thiết :(. Con thấy cũng buồn nhưng không biết khuyên bảo họ như thế nào ạh, vì ai cũng đưa ra lý do là phải kiếm tiền để trang trải cuộc sống và hưởng thụ nữa :(
Nhờ Cha và ca đoàn thêm lời cầu nguyện để ngày càng có nhiều người nhận ra rằng đến nhà thờ để được gần Chúa hơn. Và đặc biệt là con cũng không bị ảnh hưởng bởi quan niệm đó nữa :). 
Dạ, thực ra là 2 ngày Chúa Nhật vừa qua, con có một công việc mới, việc này thì cũng đơn giản và nhẹ nhàng, lúc đầu ông chủ nói với con là công việc bắt đầu từ 9AM-2PM, con thấy cũng kịp giờ để về đi lễ nên con cũng đồng ý, nhưng người làm chung với con thì muốn kéo dài thời gian làm việc ra để họ được thêm tiền, vì ông chủ trả cho mức lương là 20AUD/1h, nhưng con nói là con không thích như vậy vì tôi phải có mặt ở nhà lúc 3h để kịp đi lễ lúc 4h. Nhưng 2 tuần nay đều kết thúc công việc lúc 3h30 hết, con phải đi lễ lúc 7h tối thôi ạh, mà ca đoàn con thì hát lễ lúc 4PM, nên cũng đang suy nghĩ phải nói chuyện với ông chủ như thế nào vì con cũng không muốn người kia bị mất việc.

Về việc học của con thì cũng gặp khó khăn một chút là con phải tốn thời gian di chuyển nhiều, vì khu con ở cách xa trường lắm, mỗi ngày con phải mất 2h để di chuyển bằng bus, train và ferries. Và ở khu này thì con cũng khó xin được việc làm hơn và cũng ít có điều kiện giao tiếp tiếng anh nữa :( Nhưng nếu chuyển lên city để sống thì có thể sẽ tiện cho con về việc học và việc làm nhưng sẽ không có điều kiện để sinh hoạt ca đoàn và đi lễ. 

Thưa Cha, đôi lúc cuộc sống bên đây có phần vất vả nên đã làm cho con yếu đuối và chán nản, con xin lỗi Cha nhiều lắm ạh. Xin Cha và ca đoàn thêm lời cầu nguyện để con đủ sức mạnh vượt qua thử thách mà Chúa ban cho con.

Hàng ngày vẫn được các cô, các anh, chị và các bạn cập nhật tình hình của ca đoàn mình, con thấy rất vui vì ca đoàn mình đông vui hơn, và có nhiều chương trình để gắn kết nhau hơn. 

Cuối thư con kính chúc Cha và ca đoàn luôn khoẻ mạnh, bình an trong tình thương yêu của Chúa, để luôn đem lời ca tiếng hát phụng vụ Chúa.

Con kính chào Cha.
Thảo Vy

Thư trả lời của Cha

Con thân mến,
Cảm ơn Con đã chia sẻ tin tức của Con cho cha và cho anh chị em trong ca đoàn Holy spirit.
Cha cầu xin Chúa ban cho Con sức khỏe dẻo dai và nghị lục mạnh mẽ để Con luôn là chính Con, là người Việt Công Giáo.  Sống trong xã hội chúng ta cần hòa đồng, cộng tác với mọi người, nhưng chúng ta không a dua, toa rập với họ, khiến chúng ta bị đồng hóa với họ và đánh mất bản chất của minh. 
Nguyện xin Chúa chúc lành cho Con.

P.X. Nhứt

20 tháng 11, 2017

MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2017

Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11,

Ca Đoàn Thánh Linh chúng con hướng lòng tri ân đến quý Ba Mẹ - những nhà giáo đầu đời, quý Thầy Cô và quý Cha cùng tất cả những ai đã và đang miệt mài dấn thân trong sứ mạng trồng người.

Xin Đức Mẹ gìn giữ và cầu bầu cùng Thiên Chúa ban cho quý Thầy Cô cũng như gia đình của quý Thầy Cô luôn được an bình và hạnh phúc.



The Holy Spirit Choir

CHƯƠNG TRÌNH TĨNH TÂM MÙA VỌNG

2018 Advent Season Recollection for the Holy Spirit Choir Members and Friends

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM:
·       Thời gian tĩnh tâm: 06g ngày 16.12.2017 đến 06g ngày 17.12.2017
·       Địa điểm tĩnh tâm: Đền thánh Martino Biên Hòa, ¼ Nguyễn Trường Tộ, Khu phố 10, Phường Tân Biên, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
·       Địa điểm khởi hành: Nhà thờ Thánh Đa Minh – Ba Chuông, 190 Lê Văn Sỹ - Quận Phú Nhuận
·       Thời gian khởi hành: 06g ngày 16.12.2017
·       Thời gian di chuyển dự kiến: 02 giờ
·       Phương tiện di chuyển: Xe bus

NGHI THỨC TIẾP NHẬN DỰ TÒNG

Sau Thánh Lễ Chúa Nhựt XXXIII Thường Niên Năm A cũng là Thánh Lễ Kính trọng thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Cha Phanxicô Xaviê đã thực hiện Nghi Thức Tiếp Nhận Dự Tòng cho Chị Trương Thị Lành, quý danh Thánh Bổn Mạng là Thánh Têrêsa. Ca Đoàn Thánh Linh chúng con và người thân của Chị Têrêsa Trương Thị Lành đã cùng hiệp thông cầu nguyện.






Cha Phanxicô Xaviê, chị Têrêsa Trương Thị Lành (ở giữa) cùng Mẹ đỡ đầu - Cô Têrêsa Uông Nhu Hương (áo sơ mi xanh) và cô Báu (đồng hương-người gốc Huế) và anh Long (bạn của chị Lành) chụp ảnh lưu niệm.


Xin Đức Mẹ gìn giữ và cầu bầu cùng Thiên Chúa ban cho chị Têrêsa Trương Thị Lành cùng gia đình của Chị luôn được bình an và hạnh phúc, để Chị luôn vững tin vào tình yêu Thiên Chúa. 

The Holy Spirit Choir

Daily Readings – Audio (November 20-26, 2017)