TRẠI SÚC VẬT
Animal Farm
George Orwell (1903-1950)
Phạm Minh Ngọc dịch và giới thiệuTác phẩm xuất bản ở Anh ngày 17 tháng 8 năm 1945 và một năm sau được in ở Mỹ. Trước đó George Orwell đã có 9 đầu sách xuất bản với tổng số bản in cả ở Anh và Mỹ là 195.500 cuốn.
Sau Thế chiến thứ hai số bản in bị hạn chế do thiếu giấy. Tuy vậy cho đến khi Orwell mất vào tháng 1 năm 1950 đã có 25.500 cuốn Animal Farm được in ở Anh và 590.000 cuốn được in ở Mỹ. Điều đó nói lên thành công to lớn và ngay lập tức của tác phẩm.
Tên nguyên gốc của truyện là Animal Farm: A Fairy Story (Trại súc vật: Một truyện cổ tích), nhưng A Fairy Story đã bị các nhà xuất bản Hoa Kỳ bỏ đi trong lần xuất bản năm 1946. Trong số tất cả những bản dịch khi Orwell còn sống, chỉ bản tiếng Telugu là giữ tên nguyên bản. Các biến thể khác của tên truyện gồm: Một chuyện châm biếm và Một chuyện châm biếm đương đại.[1] Orwell đề nghị dịch tên cho bản tiếng Pháp là Union des républiques socialistes animales, để nhắc lại cái tên Liên bang Xô viết theo tiếng Pháp, Union des républiques socialistes soviétiques, và viết tắt là URSA, có nghĩa "gấu" trong tiếng Latinh.[1]
Sau hơn 50 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm đã được dịch ra 68 thứ tiếng trên thế giới kể cả tiếng Telugu, tiếng Ba Tư, tiếng Iceland và tiếng Ukraina và thuờng xuyên được tái bản. Tạp chí Time đã chọn cuốn sách này là một trong 100 tiểu thuyết hay nhất bằng tiếng Anh (1923 tới 2005);[2] nó cũng đứng ở vị trí 31 trong Danh sách Tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20. Nó cũng giành một Giải Hugo quá khứ năm 1996 và cũng có mặt trong Những cuốn sách hay của thế giới phương Tây.
Trong tác phẩm, George Orwell đã dùng hình tượng những con gia súc trong trang trại để thể hiện những tiên đoán của ông về một nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Tác phẩm được hoàn thành năm 1945, vào thời điểm đó phương Tây không có thông tin đầy đủ về những nhà nước này, như Liên Xô, và hệ tư tưởng Xã hội Chủ nghĩa đang ở thời kỳ thịnh vượng nhất chưa bộc lộ những yếu kém của mình.
(Bách Khoa Toàn Thư)
Câu chuyện giản đơn về cuộc nổi dậy của những con gia súc Trại Manor chống lại ông chủ Jones khắc nghiệt và cùng nhau xây dựng một cộng đồng không bất công, chỉ có sự sung túc. Dường như tất cả chỉ có thế, nhưng xây dựng và quản lý xã hội mới như thế nào, gìn giữ sự bình đẳng và trong sạch ra sao, sự khác nhau giữa lý tưởng và thực tế… chắc chắn còn gian nan hơn những cuộc cách mạng, những lời tuyên ngôn quyến rũ nhiều lắm !
Vắn tắt nội dung truyện và danh sách nhân vật : Wikipedia
Trước khi chết, con lợn già có tên Willingdon Đẹp Đẽ đã xướng 7 điều răn cơ bản để áp dụng cho toàn trại. Sau khi giành thắng lợi trong cuộc nổi dậy chống ông chủ Jones nát rượu, ba con lợn Tuyết Tròn (Snowball), Napoleon, Chỉ Điểm (Squealer) gọi 7 điều răn là Súc Sinh Kinh (Animalism) :
1. Bất kỳ cái gì đi bằng hai chân đều là kẻ thù
2. Bất kỳ cái gì đi bằng bốn chân, hay có cánh, đều là bạn bè.
3. Không con vật nào được mặc quần áo.
4. Không con vật nào được ngủ trên giường.
5. Không con vật nào được uống rượu.
6. Không con vật nào được giết bất kỳ con vật nào khác.
7. Tất cả các loài vật là bình đẳng.
Nội dung của Súc Sinh Kinh được thực thi đầy đủ, cho đến khi Napoleon thanh trừng xong Tuyết Tròn thì được sửa chữa dần để củng cố quyền lực cho nó.
PHIM PHỤ ĐỀ TIẾNG VIỆT: Trại súc vật
PHIM THUYẾT MINH TIẾNG VIỆT
(Đức Mẹ TV)
(http://thuvienhoasen.org/a19109/trai-suc-vat-animal-farm-george-orwell-1903-1950)