Tìm Kiếm

6 tháng 12, 2015

Nhà soạn nhạc Wagner và Năm Thánh Lòng Thương Xót

Tannhäuser: Bài ngợi ca huy hoàng cho ăn năn hối cải và tha thứ

fr.aleteia.org, Connie Marschner, 2015-11-11
Tannhäuser
Trong Năm Lòng Thương Xót, Dàn nhạc cổ điển “New York Metropolitan Opera” đã góp phần tốt nhất của mình qua việc dàn dựng vở opera Tannhäuser của nhà soạn nhạc Đức Wagner.
Tannhäuser là câu chuyện hạt giống rơi trên tảng đá. Nhờ cầu nguyện mà cuối cùng hạt giống mang hoa quả và nhận được sự Cứu rỗi. Đó là bài học đau đớn giữa tình yêu thánh thiện và thế tục. Khoa bí tích thần học của Wagner có thể hơi sơ sài nhưng đề tài thần học cơ bản của lòng tha thứ đi theo sự ăn năn thì rất hiếm khi được diễn tả qua âm nhạc hoành tráng như thế. Vở opera này không có gì khác hơn là bài ngợi ca lòng thương xót và sự cứu rỗi.
Ở phần mở đầu, khi Heinrich (tên nhân vật của vở opera Tannhäuser) nghe tiếng chuông nhà thờ đổ, anh đã thức dậy từ thế giới của thần Vệ Nữ nơi anh được đón tiếp trong cơn dày vò của thú vui xác thịt. Tiếng chuông làm anh tỉnh dậy. Sau đó là giây phút hoán cải: “Nữ thần của thú vui và cực lạc… không phải nơi em mà ta tìm được bình an và nghỉ ngơi”, anh hát. “Mein heil liegt Maria! Sự cứu rỗi của tôi ở nơi Maria!” Nhưng hạt giống ăn năn rơi trên tảng đá. Heinrich, giống như nhiều người được ơn trở lại, muốn đi xa hơn nhưng lại quay về với thế gian.

Ở trên bến Venusberg, anh cầu nguyện trước bàn thờ Mẹ Maria, tạ ơn Chúa khi các các tín hữu đi qua. Ban nhạc của các tín hữu bắt đầu hát: “Ơn cứu chuộc là phần thưởng cho người ăn năn… bây giờ người này có được bình an của những người đã được chúc lành… Tôi tạ ơn Chúa suốt đời tôi”.
Heinrich mong trước hết tiếp tục đi theo con đường ăn năn và tha thứ nhưng anh bị các hiệp sĩ và lãnh chúa của họ ép. Và khi Wolfram nhắc đến tên Elisabeth, người bị đuổi ra khỏi triều đình từ khi Heinrich biến mất, anh để mình bị thuyết phục. Một sai lầm lớn, đương nhiên, Heinrich đã phạm khi trở lại đời sống trước đây của mình. Anh yếu đuối và rơi vào một chước cám dỗ khác. Các quan của triều đình rút kiếm định hành quyết anh nhưng Elisabeth cứu anh và ra lệnh ân xá cho anh. Cô rút khỏi triều đình để cống hiến hết tất cả thì giờ cầu nguyện cho ơn cứu rỗi của Heinrich.
Khi đó Heinrich bắt đầu một cuộc hành hương khó khăn ở Rôma, nhưng Đức Giáo hoàng từ chối không tha thứ cho anh và chắc chắn cái gậy của anh sẽ không bao giờ xanh trở lại vì nó đã bị đốt cháy bởi lửa đam mê trong hỏa ngục, nó bị án phạt đời đời. Khán giả sẽ tha thứ cho Wagner ở hình ảnh không mấy đẹp này của Giáo hoàng.
Ở hồi thứ ba, Tannhäuser ở trên bờ tuyệt vọng. Nghĩ rằng mình bị cô độc và bị đày xuống hỏa ngục, anh đi tìm lại nữ thần Vệ Nữ, quên đi tất cả lời cầu nguyện của Élisabeth. Cuộc chiến đấu bỗng chấm dứt khi đoàn tang lễ mang xác của Élisabeth đi qua. Heinrich xin Élisabeth cầu nguyện cho anh và anh chết.
Khi đó đoàn hành hương xuất hiện, họ cầm trong tay cầm cây gậy đã xanh lại của Đức Giáo hoàng! Tannhäuser được tha thứ, lòng thương xót đã thắng. Khi đó Ca Đoàn hát bài ca chiến thắng: ơn cứu rỗi là phần thưởng của những người ăn năn. Và tình yêu thắng tuyệt vọng.
Chúng ta đã thấy thảm kịch của tâm hồn con người. Chính chúng ta cũng có kinh nghiệm với những gì Wagner mô tả: thế giới ở trong chính chúng ta, chúng ta sa ngã và chúng ta thích người khác cũng sa ngã. Chúng ta mong manh với tuyệt vọng. Trong vở Tannhäuser, chúng ta thấy sự hợp tác giữa nghệ thuật trong tất cả cái huy hoàng của nó với giáo lý, và từ đó là tinh thần phúc âm hóa. Thật là một cách tuyệt vời để chuẩn bị cho Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Marta An Nguyễn chuyển dịch (phanxico.vn)