lavie.fr, Jean-Pierre Denis, 2015-11-16
Các tội ác của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Tự xưng và biện chứng để biện minh cho các tội ác này đã khơi dậy vấn đề tôn giáo và vấn đề biểu tượng trong xã hội thế tục hóa của chúng ta.
Các nhà bình luận Pháp không để ý đến khía cạnh ảo tưởng “thánh chiến” được Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Tự xưng huy động trong các vụ này. Vậy mà thông báo của tổ chức khủng bố lại rõ ràng. Paris là “thành phố của những chuyện ghê tởm và đồi trụy, thành phố mang huy hiệu thánh giá của Âu Châu”. Chủ nghĩa toàn trị Hồi giáo vô học mà chúng ta phải chạm trán có một hiểu biết rất kém về lịch sử các tương quan giữa Phương Tây và Phương Đông. Họ đã không cố gắng nắm bắt, ít nhất là biến nó thành công cụ để huy động và để làm truyền thông chính trị.
Như thế chúng ta đừng phạm sai lầm khi chỉ đơn giản xem sự tuyên truyền này là thô bỉ và vô lý. Chắc chắn không phải nhờ phân tích các bài diễn văn của Hitler mà đánh bại được chủ nghĩa nazi. Nhưng nếu đánh giá các bài diễn văn của ông một cách nghiêm túc, thì chúng ta nhanh chóng nhận ra những gì sắp xảy ra. Bài diễn văn man rợ là man rợ. Nhưng đó là bài diễn văn có tác động khá, một lời nói có hiệu quả một cách bi thảm.
Cố tình lẫn lộn
Một phản chiếu nghịch lý của xã hội thế tục hóa của chúng ta khi biện minh luẩn quẩn cho cuộc thánh chiến. Tất cả mọi người đều hiểu xã hội này, với những giá trị phóng khoáng và sự nhẹ dạ vô tư của nó, thì đối với người Hồi giáo, chúng ta đang ở trong thời kỳ cực kỳ suy đồi. Nhưng không ai muốn chấp nhận ý kiến của họ, rằng đây là sự suy đồi của thế giới Kitô giáo, rằng phán đoán của họ là mối mọt, rằng với họ, mọi người vào một rọ, người vô thần, người Do Thái, người Công giáo, người Hồi giáo “hội nhập”. Không ai muốn hiểu sự cố tình lẫn lộn giữa chủ nghĩa tự do thống trị và chủ nghĩa kitô giáo kiên trì, hai lực va chạm nhau trong các cuộc tranh luận xã hội.
Cũng giống như việc bài do thái bao gồm cả Người Do Thái và tìm cách lật đổ bằng sức mạnh Người Do Thái đã bị thế tục hóa, vì người này không còn đồng hóa, thì người hồi giáo cũng tìm cách bao gồm Người Phương Tây là người kitô kitô tiêu biểu, dù cho người kitô này đã tách ra khỏi gốc rễ của mình. Họ dựa trên một điểm vừa vô hình và vừa đau đớn, một vết thương bị thành sẹo một cách giả tạo. Vậy, đối với chúng ta, vừa cần thiết và cũng vừa không thể hiểu được câu này muốn nói gì, câu nói cho rằng chúng ta không thấy hay chúng ta không muốn nghe. Trong Thiên chúa giáo, ảo tưởng về thánh chiến được cho là chỉ do một nhóm nhỏ cực hữu cực đoan và trên thực tế không tác động đến hàng giáo sĩ. Tất cả các nhà cầm quyền, dù ở cấp bậc nào và thuộc về Giáo hội nào, đều được huy động để công bố một bài diễn văn theo tinh thần ngược lại, đó là bài diễn văn của đối thoại và của tình huynh đệ. Đứng trước làn sóng bạo lực miệng hỗ trợ cho bạo lực tay chân, điều này có thể xem như không nghĩa lý hoặc như tiểu thuyết. Các lời, dù đã mặc định, về tình huynh đệ nhân loại dưới cái nhìn của Chúa vẫn là một hình thức thiết yếu để kháng cự lại.
Đương nhiên những lời này không có một tác dụng nào trên những cái đầu đã bị thiêu đốt bởi chủ nghĩa Hồi giáo. Nhưng nó sẽ có tác dụng trên tinh thần đạo đức chung của chúng ta và trên khả năng gìn giữ tinh thần sống chung đồng đội của chúng ta. Các cuộc thảm sát là phạm sự thánh. Cầu khấn quỷ nhân danh Chúa cũng là phạm sự thánh tuyệt đối. Chính yếu là phải trả lời điểm này trên chính mảnh đất thiêng liêng.
Cầu nguyện cho Paris
Tuy nhiên nghịch lý thứ nhì của các xã hội thế tục hóa của chúng ta: tính thiêng liêng bị chôn vùi bỗng ló khỏi đất một cách bộc phát khi có những tai ương to lớn. Một thiêng liêng thuần tính. Hoa và nến đặt ở những nơi công cộng; các cử chỉ tỏ tình yêu thương hay tình bạn; mạnh hơn, biểu tượng hơn, cụ thể hơn, đó là quà tặng của máu.
Nhưng các cuộc thảm sát ngày 13 tháng 11 cũng bật lên tính thiêng liêng rõ ràng hơn. Người ta không ghi nhận, nhưng trong không đầy một năm, người ta viết trên các trang mạng xã hội từ “Tôi là Charlie” đến “Cầu nguyện cho Paris”. Không một ai ra lệnh để có tầm mức rộng lớn cho sự tụ họp này, và người ta muốn hiểu ai đã đề nghị và cách nào chúng đã áp đặt được. Lần này, chúng ta hài lòng khi thấy một sứ điệp rõ ràng mang tính thiêng liêng đã có chỗ đứng của nó. Chắc chắn nó đến từ thế giới nói tiếng Anh (anglo-saxon), nó không có tính đồng nhất của “Tôi là Charlie”, bởi vì có những câu khác tranh chỗ của nó. Nhưng tác động cũng vậy: khi biểu lộ xúc cảm ngay lập tức, nó đã có một chỗ quan trọng.
“Tôi là Charlie” cũng nói lên tính thiêng liêng, thậm chí tính tôn giáo và tính bên cạnh-tôn giáo, vì nó dùng để liên kết và để truyền thông với những người mà những người này lại không giống nhau. Nhưng câu khẩu hiệu này, câu mà gần như hấu hết tất cả chúng ta tập hợp nhau lại đã chứng tỏ cho thấy các giới hạn của nó trên sự tuyệt vọng hoặc trên sự vỡ mộng. Lúc đó, nhu cầu trở về với một cái gì rõ ràng hơn sẽ bật ra và giống như tất cả mọi lần, lúc nào các mạng xã hội cũng mang đến một vectơ và một tiếng vang lớn lao trên toàn thế giới. Nhiều cư dân mạng mang màu cờ nước Pháp, đặc biệt trên trang Facebook. Người khác vẽ câu “Pray for Paris” trên nền đen.
Một biểu tượng khác đã vạch cho nó một con đường, nó vừa trả lời cho nhu cầu truyền thông dân sự và vừa theo đòi hỏi của tính thiêng liêng. Đó là một công việc rất đẹp của anh Jean Julilen, một người trẻ sống ở Anh, anh gốc ở Nantes, nước Pháp, anh đã dùng mực tàu để vẽ. Năm 1958, họa sĩ ký họa Anh, Gerald Holtom, đã nghĩ ra biểu tượng “Hòa bình và Tình yêu” (Peace and Love). Vòng tròn với ba chấu, một biểu tượng được vẽ lên để chống vũ khí nguyên tử nhanh chóng trở thành biểu tượng tập hợp của thế hệ hippy. Và Jean Jullien dùng bức vẽ này làm nền cho tháp Eiffel, một biểu tượng thường được cách điệu hóa.
Ai chú ý nhìn kỹ bức vẽ tài tình này sẽ nhận thấy tác dụng đập vào mắt của nền vẽ chồng lên nhau này. Giữa các trụ của tháp Eiffel rõ ràng là cây thánh giá. Một kiểu đưa tay lên mũi lêu lêu “quân thập tự chinh” của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Tự xưng. Cố tình hay không cố tình? Câu chuyện không nói ra. Xét cho cùng thì cũng chẳng quan trọng. Mỗi người có cách giải thích của mình.
Marta An Nguyễn chuyển dịch (phanxico.vn)