Lễ Tạ Ơn không chỉ có riêng ở Mỹ mà còn được tổ chức ở nhiều quốc gia với tên gọi, phong tục và nghi lễ riêng biệt.
|
Chuseok, Hàn Quốc:
Chuseok là một lễ hội kéo dài 3 ngày, trong đó hàng nghìn người từ
thành phố sẽ trở về quê để tảo mộ và vui vầy với gia đình. Người dân
thường làm những mâm cỗ cúng cầu kỳ, trẻ em mặc trang phục truyền thống,
ngoài ra còn có các màn biểu diễn trống, ca hát và chơi kéo co. Ảnh: Toptenz.
|
|
Dia de Acao de Gracas, Brazil: Ở
Brazil, lễ Tạ Ơn còn khá mới mẻ nhưng được đón nhận một cách nồng
nhiệt. Năm 1949, cố tổng thống Gaspar Dutra đã đưa lễ hội này về Brazil
sau chuyến thăm nước Mỹ. Dia de Acao de Gracas được tổ chức với những
bữa tiệc sôi động, các lễ hội carnival, và không thể thiếu món gà tây.
Ảnh: ABC News. |
|
Lễ Tạ Ơn, Liberia:
Sau khi đi lễ nhà thờ, các gia đình sẽ tụ họp, cùng thưởng thức gà
quay, thịt hầm đậu xanh và sắn nghiền, tất cả đều rất cay. Lễ Tạ Ơn kết
thúc với một buổi tối đầy âm nhạc và sôi động. Ảnh:Toptenz.
|
|
Homowo, Ghana: Lễ
Homowo trước đây được tổ chức để đánh dấu điểm kết thúc của một thời kỳ
đói kém của người Ga, với súp hạt dẻ, cá và món Kpokoi truyền thống. Lễ
hội diễn ra vào khoảng tháng 8, tháng 9, với những điệu nhảy, bài hát
truyền thống, cùng màn biểu diễn trống ấn tượng. Ảnh: News.
|
|
Crop Over, Barbados:
Đây là bữa tiệc lớn nhất của người Barbados, kéo dài tới 12 tuần, từ
tháng 5 tới tháng 8, kết thúc với lễ Grand Kadooment quan trọng. Được tổ
chức từ những năm 1780, ban đầu Crop Over là lễ mừng mùa thu hoạch mía.
Trong lễ hội kéo dài này, nổi bật nhất là những buổi diễu hành
carnival, các ban nhạc biểu diễn những vũ điệu vui tươi cùng các vũ công
tuyệt đẹp. Ảnh: Panamericanworld.
|
|
Mehregan, Iran:
Lễ hội này có lịch sử từ thế kỷ 4 trước Công nguyên, được tổ chức vào
ngày thứ 196 của năm theo lịch Iran, năm nay là vào ngày 2/10 dương
lịch. Mehregan ăn mừng một mùa bội thu và tôn vinh nữ thần Mehr. Người
dân mặc quần áo mới, tụ họp cùng nhau và thưởng thức những bữa tối thịnh
soạn. Ảnh: Toptenz. (st) |