Có rất nhiều bệnh lý có thể được trị khỏi với nguyên liệu đơn giản từ
nhà của bạn. Đó chính là lá chè và kinh giới - hai vị thuốc trong đông
y.
Chữa bệnh cùng cây chè
Cây chè có vị đắng chát, hơi ngọt, tính mát có tác dụng đến gan thận,
thường dùng thanh nhiệt, giải khát, tiêu thực, lợi tiểu, giúp cho cơ
thể thư thái sảng khoái, da thịt mát, mịn màng, chữa chóng mặt, kiết lỵ,
nấu nước, rửa vết thương, giúp phòng một số bệnh hiểm nguy.
Chữa bệnh tiêu chảy: Búp chè 50 g, búp ổi 50 g, cả hai sao
vàng đun lấy 150 ml nước đặc chia 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn,
cần uống liên tục 3-5 ngày.
Chữa bệnh kiết lỵ: Chè khô 20 g, lá mơ lông khô 10 g, cỏ sữa khô 5 g. Sắc uống như trên.
Chữa đau đầu, hoa mắt do phong nhiệt: Lá chè 10 g, bạc hà 10
g, hoàng linh 60 g (sao rượu 3 lần), xuyên khung 30 g, bạch chỉ 15 g,
hoa kinh giới 12 g. Tất cả đem nghiền thành bột, mỗi lần uống 6-10 g,
uống với nước chè.
Chữa loét dạ dày, lá tràng: Lá chè, đường trắng, mật ong mỗi
loại 250 g. Đổ vào 4 bát nước, nấu đến lúc còn 2 bát, vứt bã đi, nguội
thì bỏ vào lọ kín, sau 12 h uống. Uống vào sáng và tối, mỗi lần một
thìa, hâm ấm trước khi uống.
Chữa thần kinh hỗn loạn: Lá chè già 30 g, nghiền thành bột, bột phèn trắng 15 g. Hỗn hợp chúng thành viên bọc chu sa, mỗi lần uống 9 g.
Chữa sốt rét: Lá chè 9g, thịt quả bồ đào 15 g (nghiền nát),
xuyên khung 1,5 g, nếu rét nhiều thêm 1 g hồ tiêu, đổ nước sôi vào, khi
chưa lên cơn thì uống từ từ cho đến lúc lên cơn sốt.
Chữa rộp miệng, miệng hôi hoặc ăn hành, tỏi sống: Súc miệng bằng nước chè đặc hoặc nhấm lá chè.
Chữa kinh nguyệt không đều: Lá chè 6-9 g, nấu lên cho ít đường đỏ, uống ngày 2 lần.
Chữa nước ăn chân: Dùng lá chè xanh ngâm nước rồi rửa chân.
Chữa khó đi tiểu, tức bụng dưới: Hải kim sa 30 g, lá chè 15 g, nghiền thành bột, mỗi lần uống 10 g, nấu nước gừng và cam thảo uống cùng.
Chữa đau hông, khó quay người: Nước chè đặc 250 g, giấm 100 ml, lẫn với nhau rồi uống ngay.
Uống nhiều rượu tim nóng, mệt mỏi, ngủ nhiều: Một chén nước chè đặc, uống nóng.
Chữa bệnh cùng kinh giới
Cây kinh giới thân thảo, cao 30-40 cm. Thân vuông, chia nhiều cành,
mọc đứng. Phần thân, cành non có lông mịn. Lá mọc đối, phiến lá thuôn
nhọn, dài 5-8 cm, rộng 2-3 cm, mép lá có răng cưa, cuống dài 2-3 cm. Hoa
nhỏ, màu tím nhạt, không cuống.
Cây kinh giới có vị cay, tính hơi nóng, có tác dụng làm ra mồ hôi,
lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm
huyết.
Chữa cảm lạnh phát sốt, nhức đầu, đau mình ê ẩm không có mồ hôi: Kinh
giới hoa (hoa, cành, lá) 20 g. Sắc thuốc xong cho bệnh nhân uống một
lần khi thuốc còn nóng. Sau đó cho thêm các thứ lá: lá dâu 5 g, lá sả 10
g, lá bưởi 8 g, lá cúc tần 6 g, lá ổi 4 g và 3 bát nước đun sôi, cho
bệnh nhân xông. Sau khi xông, đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
Chữa cảm đau nhức các đầu xương: Kinh giới tươi (cành non,
lá) 50 g, gừng sống 10 g. Hai thứ rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho
bệnh nhân uống, ngày 2 lần, bã thuốc xoa dọc xương sống từ trên xuống.