Vào 5 giờ sáng và 6 giờ tối, loa của chính quyền đã phát thanh trên khắp Việt Nam. Dấu tích của thời kỳ trước khi các gia đình có tivi và đài, hệ thống phát thanh công cộng (đưa tin, tuyên truyền phổ biến, thông báo thời tiết) thường nghe không được rõ lắm vì tiếng ồn lẫn lộn của động cơ mô tô, còi ô tô và thi công xây dựng.
Nhưng trên đảo Côn Sơn, tiếng phát thanh truyền to và rõ ở thị trấn nhỏ chỉ có 5.000 dân, 2 bộ đèn giao thông và một nơi dạo chơi bên bờ biển. Đến thăm hòn đảo lớn nhất của quần đảo Côn Đảo (gồm 16 đảo tuyệt đẹp phần lớn là hoang vắng phía Nam Biển Đông) kể như đi ngược dòng thời gian.
Mặc dù chỉ cần một chuyến 45 phút máy bay cánh quạt từ TP Hồ Chí Minh, thiên đường Côn Sơn là một thế giới ít được du khách lui tới ở Việt Nam. Đây là nơi nằm ngoài tầm ngắm du lịch, khuất nẻo so với các thành phố du lịch phát triển quá ồ ạt như Nha Trang và các bãi biển Phú Quốc. Chẳng thấy các người chèo kéo khách, chỉ thấy các bãi biển trống vắng êm ả, và mùa cao điểm chỉ có khoảng hơn một chục du khách Tây.
Tuy nhiên nó sẽ không mãi như vậy. Khu nghỉ dưỡng đầu tiên Six Senses Con Dao của đảo cực kỳ sang trọng được khánh thành năm 2010 ở Vịnh Đất Dốc bên bở phía Đông, và khu nghỉ dưỡng rất lớn đang được xây dựng ở phía Nam. Cũng có nghe nói đến việc xây dựng một nơi lui sống ẩn dật do Ý tài trợ cũng như việc kéo dài đường băng để máy bay lớn hơn có thể hạ cánh.
Nhưng lúc này, phần lớn các du khách là người Việt Nam đến đây để tưởng nhớ quá khứ đen tối của đảo. Được cho là Đảo Của Quỷ Dữ ở Đông Nam Á, Côn Sơn đã từng là nơi tù đầy, nơi đối xử dã man tàn bạo của thực dân Pháp và sau đó là Cuộc chiến Việt Nam. Người Pháp đã bắt 914 người làm việc đến chết để xây dựng đê chắn sóng cho đảo, trong khi đó các tù nhân Chiến tranh Việt Nam bị nhốt trong các “chuồng cọp” ghê sợ, ở đó người cộng sản hoặc tình nghi là cộng sản bị xiềng xích vào sàn các hố bê tông có song sắt bên trên. Các bức tường chính của nhà tù vẫn được thấy rõ phía trên thị trấn là điều nhắc nhở thường xuyên, các nhà giam và nghĩa địa đã trở thành nơi để viếng thăm hàng nghìn người Việt đã phải chịu đựng và chết trên đảo từ 1862 đến 1975.
Nhưng mặc dù những ký ức hãi hùng vẫn còn đè nặng, cuộc sống hiện đại ở trên đảo là thong thả và thoải mái. Phần đất dốc nhiều cây xanh của Côn Sơn được nước biển ấm áp mầu xanh ngọc và đá ngầm san hô bao quanh. Các cây phượng đỏ và hoa giấy tô điểm mầu sắc cho cánh rừng, và cây đại và mộc lan chạy dọc đại lộ rộng và yên tĩnh. Một con đường duy nhất bao vòng một nửa đảo; đi mô tô bám theo bờ biển dẫn đến các ao đầy hoa sen, các vách núi hùng vĩ mầu đỏ da cam và các bãi biển cát trắng trống vắng nối tiếp nhau. Biển thì yên tĩnh, sạch và hoàn hảo để bơi quanh năm.
Công việc hàng ngày của đảo bắt đầu từ chợ nhộn nhịp. Tại đó mực ống, cua, trai sò, chôm chôm, chuối lá, xoài, thanh long và hoa sen chất đầy để bán ở ngoài chợ. Bên trong, các bộ đội trẻ áo xanh ngồi trên ghế nhựa ở các quán ăn, họ ăn sáng với món bún riêu hoặc bún thịt nướng dưới ánh nắng ban mai. Đến 9 giờ sáng, đồ ăn đã được bán hết và đến trưa thì chợ không còn ai.
Sau đó im ắng đến 2 giờ chiều, khi đó các chủ mới của sạp hàng buổi chiều sẽ tới và bán bánh mì kẹp thịt, nước mía và bánh cuốn. Sau 2 giờ, người phụ trách bưu điện về nhà, chợ vắng vẻ, hòn đảo ngủ trưa, mặt trời rọi chiếu xuống mặt biển xanh. Chẳng còn gì để làm ngoài việc đi bơi ở một trong nhiều bãi biển đẹp đẽ; bạn đi đâu là không quan trọng, bạn làm theo ý mình.
Nếu là ở đất liền thì bạn sẽ thấy tàu thuyền đi lại liên miên quanh cảng. Nếu bạn muốn thăm quần đảo từ Côn Đảo thì hãy hỏi vào buổi tối những người xung quanh và bạn sẽ có thể đi ghé một thuyền sáng sớm hôm sau cùng một người đánh cá. Chậm chạp nổ máy bành bạch rời cảng trong một chiếc thuyền cũ nát sơn xanh và vàng, người đánh cá chắc hẳn sẽ đưa bạn đến các vịnh và vách đá của các hòn đảo nhỏ xíu ngoài khơi. Với một ống thở và một kính lặn là đủ để bạn thấy được rùa, và lặn vẫn nổi tiếng là một phần hay nhất của Việt Nam.
Khi cái nóng ban ngày đã hết, nhiều du khách thích đi thăm đảo bằng xe máy.
Ở vịnh An Hải, cách thị trấn Côn Sơn 1 km về phía nam, ta thấy những người mò hạt trai và đánh cá neo tầu, họ cất giữ các thuyền thúng (tròn, bằng tre, được trám bằng nhựa cây cọ, và di chuyển bằng mái chèo) ở trên bờ. Sáu cây số tiếp theo, lên dốc theo đường dọc bờ vịnh cho đến khi ta đến mũi cực naam của đảo, ở đó nhìn được về mọi phía, ta thấy quần đảo ở phía Đông; cảng và thị trấn Côn Sơn ở phía Bắc; vùng đất lởm chởm đá của đảo ở phía Tây.
Các vách núi đá bao bọc, con đường uốn khúc qua vịnh dốc đứng và nước trong như pha lê là điểm mạnh nhất của đảo – với Bãi Nhất, bãi biển phẳng và rộng. Ở đây núi non nhường chỗ cho một vùng cát trắng hoang sơ trải dài hàng trăm mét khi triều thấp, và vùng nước biển ấm và sâu ngang bụng chạy dài một trăm mét nữa. Hãy ở lại cho tới lúc chập choạng tối, khi đó chân trời sẽ lấp lánh ánh đèn của các tầu container đi lại ở Biển Đông như mắc cửi.
Về tối, nơi dạo chơi bên bờ biển của thị trấn Côn Sơn thành trung tâm sinh hoạt xã hội của đảo. Trời ngả mầu hồng và các xe chế biến đồ nướng tới, có ngô nướng, thịt gà và thịt heo xiên nướng. Những người bơi (chủ yếu là du khách Việt Nam mà họ tránh bãi tắm vào ban ngày) tới để để ngâm mình lúc sẩm tối. Dải đất ven biển chật ních người.
Phía bên kia đường, có các biệt thự thời Pháp thuộc bị xuống cấp ở mức độ khác nhau; cây mọc hoang đầy vườn. Nhà soạn nhạc Camille Saint-Saens từng ở một vila đó khi ông hoàn tất bản nhạc kịch Brunhilda năm 1895; ngày nay, tòa nhà đó là quán cà phê Côn Sơn; ở đó chỉ có đồ uống chính là bia, kem và cà phê Việt Nam.
Về đêm, một chợ khác được tụ họp ở phố Trần Huy Liệu, cách hai ngã tư về phía Đông. Ghế và bàn gấp bằng thép chiếm nửa phố;
Bia bày bán nhiều và các quán bên đường nướng trai sò tôm cua, mực ống và các thứ đánh bắt được sau cùng trong ngày. Thư giãn với đồ nhậu như vậy thật là tuyệt và bạn sẽ cảm thấy lưu luyến không muốn rời đảo đáp máy bay trở về đất liền.