Tìm Kiếm

17 tháng 9, 2015

Quy trình làm mưa nhân tạo ở Malaysia

 Các công nhân Malaysia pha chế hỗn hợp để phun chất làm mưa nhân tạo nhằm làm giảm tình trạng ô nhiễm không khí do đốt rừng.
Các chuyên viên Malaysia pha hỗn hợp muối, chủ yếu là NaCl, để nạp vào bình phun trước chuyển lên máy bay. Tình trạng khói bụi ở nhiều vùng tại Malaysia, bao gồm thủ đô Kuala Lumpur, tiếp tục xấu đi trong ngày 15/9, chỉ số ô nhiễm không khí (API) đang tăng cao ở mức có hại cho sức khỏe.
Các chuyên viên Malaysia pha hỗn hợp muối, chủ yếu là NaCl, để nạp vào bình phun trước chuyển lên máy bay. Tình trạng khói bụi ở nhiều vùng tại Malaysia, bao gồm thủ đô Kuala Lumpur, tiếp tục xấu đi trong ngày 15/9. Chỉ số ô nhiễm không khí (API) đang tăng cao ở mức có hại cho sức khỏe. Ảnh: Borneo Post
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng hàng năm ở Malaysia và Singapore do các công ty Indonesia đốt rừng. Ngày 15/9, giám đốc Trung tâm nghiên cứu khí quyển và tạo mây thuộc Cục khí tượng Malaysia cho biết, cơ quan này đã phối hợp cùng Không quân Hoàng gia Malaysia sẽ làm mưa nhân tạo tại hai khu vực Klang Valley và Kuching.
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng hàng năm tại Malaysia và Singapore là do nạn đốt rừng ở Indonesia. Ngày 15/9, giám đốc Trung tâm nghiên cứu khí quyển và tạo mây thuộc Cục khí tượng Malaysia cho biết cơ quan này đã phối hợp cùng Không quân Hoàng gia Malaysia sẽ làm mưa nhân tạo tại hai khu vực Klang Valley và Kuching. Ảnh: Borneo Post
 Các bình đựng dung dịch muối được đưa vào bên trong máy bay của quân đội Malaysia để sẵn sàng phun lên các đám mây.
Các bình đựng dung dịch muối được đưa vào bên trong máy bay của quân đội Malaysia để sẵn sàng phun lên các đám mây. Ảnh: Borneo Post
Đại diện Cục Khí tượng Malaysia ngày 15/9 cho biết, mỗi chuyến bay làm mưa nhân tạo có thể tốn khoảng 7.500 USD.
Đại diện Cục Khí tượng Malaysia cho biết, mỗi chuyến bay làm mưa nhân tạo có thể tốn khoảng 7.500 USD. Ảnh: Borneo Post
Nhân viên không quân kiểm tra lại các bình đựng dung dịch muối để làm mưa nhân tạo. Malaysia đã áp dụng tạo mưa nhân tạo từ năm 1979 để dập các đám cháy rừng lớn hoặc làm giảm ô nhiễm không khí.
Nhân viên không quân kiểm tra lại các bình đựng dung dịch muối để làm mưa nhân tạo. Malaysia đã áp dụng tạo mưa nhân tạo từ năm 1979 để dập các đám cháy rừng lớn hoặc làm giảm ô nhiễm không khí. Ảnh: Borneo Post
Sau khi máy bay đạt độ cao từ 1.200 m đến 2.100 m tùy khu vực và điều kiện thời tiết, binh sĩ không quân Malaysia phun dung dịch vào các vùng mây. Việc phun muối vào mây nhằm làm tăng sự ngưng tụ của các hạt nước, từ đó tăng khả năng tạo mưa. Ảnh: The Star
Sau khi máy bay đạt độ cao từ 1.200 m đến 2.100 m tùy khu vực và điều kiện thời tiết, binh sĩ không quân Malaysia phun dung dịch vào các vùng mây. Việc phun muối vào mây nhằm làm tăng sự ngưng tụ của các hạt nước, từ đó tăng khả năng tạo mưa. Ảnh: The Star
(st)