Mụn cóc xuất hiện là do một loại virus xâm nhập vào cơ thể thông qua vết nứt trên da.
Mụn cóc lòng bàn chân là gì?
Mụn cóc mọc ở lòng bàn chân là một nhiễm trùng da do virus HPV gây ra. Mụn cóc này mọc phổ biến ở mặt lòng bàn chân của bạn. Khoảng 10% ở độ tuổi thanh thiếu niên mắc bệnh này.
Mụn cóc là do một loại virus xâm nhập vào cơ thể qua vết nứt trên da. |
Ngay cả việc đơn giản đến không ngờ là đi bộ quanh phòng thay đồ bằng chân trần sau khi tập luyện ở phòng tập gym, tập võ, yoga... cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các mụn cóc ở bàn chân.
Triệu chứng
Trái ngược với những câu chuyện dân gian cũ, bạn không thể bị mụn cóc từ chạm vào một con cóc.Thực tế, mụn cóc gây ra bởi một loại virus xâm nhập vào cơ thể thông qua vết nứt trên da. Virus này mọc ở nơi ấm áp, môi trường ẩm, chẳng hạn như trong phòng thay đồ hay trong giày.
Khi bàn chân của bạn đổ mồ hôi và độ ẩm không được thoát ra (đi giày bít kín), mụn cóc sẽ có môi trường lý tưởng để xuất hiện. Mụn cóc lòng bàn chân thường lây lan sang các khu vực khác của bàn chân, tăng dần kích thước mụn, gây đau đớn.
Không ít người không phát hiện ra mình đã bị mụn cóc vì nhầm lẫn với vết chai trên chân. |
Tuy nhiên, để nhận diện mụn cóc, bạn có thể thấy những chấm đen nhỏ xíu trên lớp bề mặt của một mụn cóc bàn chân. Đây là những kết thúc của mao mạch máu. Trong khi đó, vết chai bàn chân không có mạch máu, thường là giống cây nến sáp màu vàng và thường thấy ở những nơi chịu sự tì đè ở lòng bàn chân.
Mụn cóc có thể rất đau đớn hoặc gây đau nhẹ. Đứng và đi bộ đẩy các mụn cóc phẳng. Mụn cóc lớn lên có rể ăn sâu vào da, làm cho người bị mắc bệnh cảm thấy như có một viên sỏi trong giày của mình, rất đau và khó chịu.
Điều trị
Mặc dù mụn cóc lòng bàn chân có thể tự biến mất hoặc phát triển to hơn, bạn nên tìm cách điều trị nếu chúng đang gây đau đớn làm đi lại khó khăn.Một sai lầm thường thấy của người bị mụn cóc là tự lấy kim lể mụn cóc do nghĩ bị đạp gai, dằm. Cũng có người tự cắt mụn bằng những dụng cụ không vô trùng.
Tất cả những việc làm trên sẽ gây nhiễm trùng bội nhiễm tại các vết thương và làm tình trạng nặng hơn, kéo dài tiến triển thành những vết loét mãn tính ở bàn chân.
Bác sĩ có thể cẩn thận cắt mụn cóc và áp dụng một phác đồ xử lý bằng hóa học. Các bác sĩ cũng có thể cung cấp cho bạn hướng dẫn tự chăm sóc. Có thể điều trị bằng bôi Salicylic acid (áp dụng hàng ngày), vệ sinh chân tốt, bao gồm cả sử dụng thường xuyên của một viên đá bọt để chà mụn cóc. Tuy nhiên, có thể phải mất vài tuần để các mụn cóc biến mất hoàn toàn.
Nếu mụn cóc kháng với điều trị, bác sĩ có thể đề nghị một thủ thuật để loại bỏ nó. Sau khi gây tê cục bộ được áp dụng, các bác sĩ có thể sử dụng nitơ lỏng để đóng băng các mụn cóc và hòa tan nó. Để tránh sẹo hoặc gây tổn hại các mô khác, phương pháp này chỉ loại bỏ phần trên của mụn cóc.
Việc điều trị phải được lặp đi lặp lại thường xuyên cho đến khi toàn bộ mụn cóc bị loại bỏ. Ngoài ra, các bác sĩ có thể làm tiểu phẩu cắt bỏ các mụn cóc.
Ở Việt Nam, một số mẹo dân gian có thể sử dụng để chữa trị mụn cóc là ngâm chân nước muối ấm mỗi buổi tối khoảng 15-20 phút.
Cạnh đó, có thể lấy cục đá bọt chà nhẹ cho da mụt cóc bớt dầy, sau đó giã củ hành tím tươi đắp lên mụn cóc và băng lại đến sáng. Lặp lại như vậy khoảng 8-10 ngày mụn cóc sẽ tự bong tróc ra và vết thương lành dần.
Cách phòng ngừa
Để giảm nguy cơ của bị mắc mụn cóc, hãy đi dép khi bạn sử dụng một phòng thay đồ, phòng tắm, công cộng hoặc phòng tập thể dục… Cùng với đó, bạn nên sử dụng giày thoáng và thay đổi vớ thường xuyên để giữ chân khô ráo.Xin lưu ý là mụn cóc do nhiễm virus qua da nên có thể lây lan cho người khác và dễ tái phát tại những nơi khác của bàn chân.
Thường xuyên chà rửa bàn chân bằng xà phòng diệt khuẩn. Không mang chung giày dép với người đang bị mụn cóc.
Theo BS Nguyễn Xuân Anh/Báo Pháp Luật TP HCM