Bài viết sau của Nguyễn Minh Nguyệt, du học sinh tại Nhật Bản sẽ giúp các bạn hiểu thêm về con đường học vấn này.
Ngày
lên máy bay sang Nhật Bản du học, mẹ khóc, con khóc. Tôi cố gắng lấy
hết nghị lực kéo vali qua cửa soát vé trong tiếng gọi “mẹ” chưa tròn và
gương mặt tím tái, tiếng gào thét theo mẹ của con. Trong đầu tôi là
những hy vọng mới, hy vọng đổi đời, hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn
những gì đã qua.
Thoáng
một cái mà đã hơn 2 năm tôi đi du học tại Nhật. Trong mắt mọi người du
học hẳn là sung sướng lắm. Nào là được đi đây đi đó, được ăn cơm Tây,
mặc quần áo đẹp, nào là vừa học vừa có thể kiếm mấy chục triệu
mỗi tháng, nào là con nhà này, con nhà nọ nó đi du học 3 năm nó xây nhà
lầu, mua xe hơi..... Nghe như vậy chắc khác nào du học chính là lựa
chọn lên thiên đường? Và nếu với cách nói đó thì hơn 2 năm du học của tôi hẳn là phải có nhà lầu hoặc xe hơi rồi mới phải.
Trong
nhưng năm trở lại đây, du học sinh Việt nam tại Nhật Bản ngày càng tăng
nhanh. Nhật Bản là nước cường quốc lớn mạnh trên thế giới về kinh tế.
Chính vì thế tư tưởng cho con em đi học tập và làm việc ở đây ngày càng
nhiều.
Nguyễn Minh Nguyệt, hiện tại là du học sinh tại Nhật Bản
Có
những gia đình vay lãi ngân hàng cho con đi du học Nhật Bản với suy
nghĩ vừa học vừa làm vẫn có thể gửi tiền về phụ giúp gia đình. Cộng với
những lời có cánh của các trung tâm môi giới đưa người sang du học mà
không ít những gia đình cho con đi phải sống trong cảnh dở khóc dở
cười. Lấy những trải nghiệm của bản thân và 1 số bạn bè thân thiết tôi
xin kể ra đây một vài câu chuyện đời thực để các bạn hiểu hơn về đời
sống du học sinh tại Nhật.
Năm
thứ nhất, sau 3 tháng chật vật tôi được nhà trường giới thiệu vào làm
thêm tại công ty giặt là. Đạp xe từ trường đến công ty mất 45 phút. Công
việc là tẩy các vết hoen ố trên các tấm rèm cửa, sau đó cho vào giăt,
sấy khô, kiểm tra và gấp gọn. Vào mùa đông còn đỡ, chứ đến mùa hè chỉ
nghĩ thôi cũng đã thấy sợ chứ đừng nói là phải đứng mấy tiếng đồng hồ
bên cạnh cái lò sấy trên 1000 độ C. Mồ hôi chảy như mưa, mặt thì rát đỏ
mà cuối tháng nhận lương trừ tiền điện, tiền nhà, vẫn không đủ sinh
hoạt.
Làm
ở đó được 4 tháng vì lương không đủ trang trải cuộc sống tôi phải bỏ
việc và được bạn bè giới thiệu cho việc làm rong biển. Vì là con gái lại
có chút hoa tay nên tôi được làm ở chỗ sạch sẽ hơn chỗ cũ.
Công việc là gấp hộp và gói các hộp rong thành quà biếu.
Trái
ngược với công việc trước, mùa hè thì không sao, cứ mùa đông đến là 10
đầu ngón tay rỉ máu. Trong vòng 1 tiếng đồng hồ tôi phải gấp đẹp 100-120
hộp quà. Vì phải làm nhanh để đảm bảo số lượng hàng nên kể cả khi các
mép hộp cửa vào tay chảy máu cũng không có thời gian để mà nghĩ đến đau.
Tối về nhà thì những vết cứa rát bỏng 2 vai nhức mỏi.
Công
việc mới, thời gian làm dài hơn, một tháng có thể kiếm được 12-14 triệu
đồng. Ấy vậy mà vẫn chỉ đủ chi phí sinh hoạt. Còn tiền học, tiền gửi về
trả nợ, tiền sữa cho con? Hàng trăm trăn trở mà không có lối thoát. Khi
ấy tôi là du học sinh mới sang Nhật, tiếng không giỏi nên tôi không thể
đi xin việc mà không có người giới thiệụ. Vì thế ngoài việc chi tiêu
tiết kiệm, tranh thủ học tiếng thì chẳng còn cách nào khác.
Sang
năm thứ 2, dần dần quen hơn với cuộc sống nơi đất khách quê người, bạn
bè có nhiều hơn, vốn tiếng Nhật khá hơn nên tôi xin thêm được việc mới.
Điều
đó cũng đồng nghĩa với việc thời gian học và thời gian ngủ bị rút ngắn
hơn. Thời gian biểu của tôi là sáng thức dậy lúc 6 giờ 30 phút, ăn sáng
và đạp xe đi làm.
Công
việc buổi sáng bắt đầu từ 8 giờ và kết thúc lúc 12 giờ trưa. Từ công ty
đạp về trường mất tròn 35 phút, tranh thủ trên đường đi rẽ qua cửa hang
mua bánh mì, vừa đạp xe vừa tranh thủ ăn trưa. Tan học về, tôi vôi vàng
vệ sinh cá nhân, dọn dẹp lại phòng, làm bài tập về nhà, ăn tối và lại
đi làm từ 7 giờ 30 phút tối đến 3-4 giờ sáng hôm sau.
Ấy
vậy mà cứ mỗi lần gọi điện thoại về, nghe tiếng người thân hỏi vẫn
những câu trả lời quen thuộc "con khỏe, con ổn lắm,..." đâu biết rằng
đằng sau câu nói "con ổn" là 2 hàng nước mắt chan cơm, đâu ai biết rằng
mỗi lần con sốt nóng sốt rét cũng chỉ có mình con với bát mì tôm nguội
ngắt. Đâu ai biết rằng những khay thức ăn con nấu sẵn để ngăn đá ăn dần
cả tuần thậm chí là 2-3 tuần vì không có thời gian nấu nướng. Bạn bè còn
có người ngã qụy vì kiệt sức. Có đứa không chịu nổi phải trốn ra ngoài,
đi làm đầu tắt mặt tối, tệ hại hơn là có những em không may mắn hoàn
toàn không xin được việc vì không biết tiếng.
Về
nước ư? Về thì ai trả đống nợ kếch xù? Trong tâm trạng rối bời không
làm chủ đc suy nghĩ, các em đi ăn cắp, ăn trộm để duy trì sinh hoạt. 1
lần lấy cắp thành công, 2 lần lấy thành công, rồi dần thành thói quen
xấu, người này dạy cho người khác cách ăn cắp để làm sao không bị phát
hiện...
Bạn bè tôi không ít người còn sợ gọi điện thoại về cho gia đình.
Vì
mỗi lần sau tiếng alo là những câu hỏi đại loại như :"Đã có lương chưa
con?" "Chị B. đòi tiền lãi rồi, con xem thế nào gửi về trả bớt đi!",
"con nhà cô A. tháng sau cưới rồi, hồi nhà mình có việc người ta mừng,
bây giờ cũng phải mừng lại".
Cái
khó bó cái khôn, có những ông bố bà mẹ không mấy tâm lý lại không quan
tâm đến đời sống thực của con còn thêm những lời chua chát hơn "mày sang
đấy ăn chơi đàn đúm à mà không có tiền gửi về?
Hay
điển hình hơn, một người bạn chơi thân với tôi là anh Nguyễn Văn Hội.
Khi nghe những lời tâm sự của anh mà tôi cũng rơm rớm nước mắt.
Anh
là người đã có gia đình, sang du học chỉ với mục đích kiếm tiền lo cho
gia đình. Anh đi làm nhiều hơn tôi vì vậy thời gian ăn ngủ của anh càng
bị rút ngắn.
Hầu như chẳng lúc nào anh có mặt ở nhà ngoài thời gian tắm rửa và ăn uống.
Anh
sang đây trước tôi nên kinh nghiệm về cuộc sống du học nhiều hơn. Anh
nói: "Kiếm tiền trên đất nước mình còn khó nói gì đến kiếm tiền trên đất
khách quê người. Đổ mồ hôi xương máu cũng chỉ mong duy trì được cuộc
sống và lo cho con cái".
Anh
Hội kể có lần khi đang thu gom rác thải, do sơ ý mà tay bị cứa vào mảnh
vỡ chai thủy tinh, phải khâu tân 12 mũi mà anh cũng chỉ dám xin nghỉ
làm có một ngày.
Anh bảo không đi làm một ngày là con gái anh thiếu sữa một ngày.
Khi
nghe tôi hỏi, sao anh không tìm việc khác mà làm thay vì công việc làm
rác đầy mùi ô uế đó. Anh bảo, chỉ cần là công việc thì việc gì kiếm
được tiền bằng sức lao động của mình mà không trái pháp luật là anh
làm.
Vậy
với câu chuyện nhỏ của tôi, theo các bạn du học là gì? Là nỗi cô đơn,
là bước chân nặng nề sau một ngày vất vả, là bát cơm chan đầy nước mắt,
là những khoản chi phí to đùng đoàng, là những cơn sốt nóng sốt rét mà
không ai ở bên, là thèm khát bữa cơm mẹ nấu giản dị...
Nếu
các bạn đang có chuẩn bị hành trang đi du học, hãy trang bị cho mình
đầy đủ kiến thức về cuộc sống của du học sinh. Chúc các bạn thành công!
(st)