Tìm Kiếm

31 tháng 3, 2015

Hình ảnh buổi Hồi tâm tại Củ Chi (28-29/3/2015)

Xem chi tiết tại clip:

Hymns of the Week: Easter Sunday 2015-Year B (April 5, 2015)

a) Entrance: Christ, The Lord, Is Risen Today (EM #98)

b) Responsorial Psalm: This Day Was Made By The Lord (EM #101)

Easter Sunday of The Resurrection of The Lord At The Mass During The Day (April 5, 2015)


First Reading (Acts 10:34A, 37-43)
A reading from the Acts of the Apostles
Peter proceeded to speak and said:
“You know what has happened all over Judea,
beginning in Galilee after the baptism
that John preached,
how God anointed Jesus of Nazareth
with the Holy Spirit and power.
He went about doing good
and healing all those oppressed by the devil,
for God was with him.
We are witnesses of all that he did
both in the country of the Jews and in Jerusalem.
They put him to death by hanging him on a tree.
This man God raised on the third day and granted that he be visible,
not to all the people, but to us,
the witnesses chosen by God in advance,
who ate and drank with him after he rose from the dead.
He commissioned us to preach to the people
and testify that he is the one appointed by God
as judge of the living and the dead.
To him all the prophets bear witness,
that everyone who believes in him
will receive forgiveness of sins through his name.”

Sự sống 'nơi tận cùng Trái Đất'

Có những sinh vật kỳ quặc và kỳ diệu, có khả năng sinh sôi nảy nở ở những nơi có điều kiện sống khắc nghiệt nhất. Tuy nhiên, có một vài nơi hiếm hoi trên Trái Đất, sinh tồn là điều bất khả thi kể cả với những sinh vật có sức sống mạnh mẽ nhất. Rachek Nuwer tìm hiểu dưới đây.

Life in the cracks Một phần sa mạc Atacama Desert của Chile không hề có giọt mưa nào trong suốt 50 năm (Hình: Thinkstock)

Tại sa mạc Atacama thuộc bắc Chile, dường như không gì có thể tồn tại được. Đây là một trong những nơi khô hạn nhất thế giới; một số chỗ thì giống như sao Hỏa và suốt 50 năm không hề có một giọt nước mưa.

14 sông, hồ kỳ diệu nhất hành tinh



Là dòng suối sủi đầy bọt như rượu champagne hay là những hồ nước đổi sắc màu lấp lánh, trên Trái Đất có những vùng nước đẹp choáng ngợp khiến ta không khỏi sững sờ.

Suối vạn hoa Grand Prismatic, Mỹ

Hình: Frank Kovalchek, CC by 2.0
Suối Prismatic Spring sặc sỡ nhiều màu sắc là suối nước nóng lớn nhất ở Công viên Quốc gia Yellowstone của Mỹ. Suối rộng 90m và sâu trên 50m.

30 tháng 3, 2015

Audio: Palm Sunday 2015 - Year B

 
 Homily for Palm Sunday—Year B— 2015
Fr. Francis Nguyen, O.P.   

Sisters and Brothers in Christ,

We have just listened to the story of how Jesus suffered and was crucified on the Cross.  The reason why He died, the reason why He was crucified, the reason why He was treated unjustly?  The right answer should be: because He loved us. 

Yes.  Jesus once said: “God so loved the world”—God so loved all of us, sisters and brothers—“that He gave His Only Son” to suffer and to die for you and for me to be forgiven our sins; for you and for me to live and live eternally in good relationship with God the Father the Son and the Holy Spirit.  And this is a reality: you and I have received through the sacrifice of Jesus Christ the gift of eternal life, the gift of new life in Christ through the Sacrament of Baptism. 

Yes.  We should be very grateful to Christ for loving us, and loving us to the end, even to death, and the death on the Cross. 

So we just now spend some moment to say “thank you” to Him and, from the bottom of our hearts, do Him a favor, make a promise to Him.  And this should be the best gift which we offer Him in His suffering, in His unjust treatment, unjust death penalty in our behalf. 
             

Đức Thánh Cha chủ sự lễ Lá khai mạc Tuần Thánh 2015

Trong Lễ Lá sáng chúa nhật 29-3-2015 tại Vatican, ĐTC mời gọi các tín hữu noi gương lối sống khiêm hạ của Chúa Cứu Thế.
 Dưới bầu trời nắng xuân và trước sự hiện diện của 50 ngàn tín hữu, ĐTC Phanxicô đã chủ sự lễ lá, tưởng niệm biến cố Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Jerusalem, và thánh lễ tưởng niệm cuộc tương khó của Chúa sau đó. Số người hiện diện tại lên tới 80 ngàn người khi đọc kinh Truyền Tin.


Chúa nhật 29-3 cũng là Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 30 được cử hành ở cấp giáo phận về chủ đề ”Phúc cho những ai có tâm hồn thanh khiết vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa”. Vì thế, tham dự cuộc rước lá với ĐTC từ giữa Quảng trường Thánh Phêrô tiến lên lễ đài trên thềm Đền thờ có hơn 400 bạn trẻ, gồm 100 người thuộc giáo phận Roma, 200 bạn trẻ từ các nơi khác trên thế giới, 50 bạn trẻ do Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân chọn, và sau cùng là 50 người trẻ thuộc Trung tâm thánh Lorenzo, gần Quảng trường.

Thông điệp về bảo vệ mội trường (ĐTGM Phaolô Bùi Văn Đọc)

Daily Readings – Audio (March 30 - April 5, 2015)

Listen to Readings
By clicking on the date in the Audio Readings Files list below, an mp3 file will start playing:

(usccb.org)

Chàng trai vẽ tranh bằng màu chì thật như ảnh chụp


Tim Jeffs là chủ nhân của các bức tranh màu chì phức tạp đến từng chi tiết.
Chàng trai vẽ tranh bằng màu chì thật như ảnh chụp
Theo Twisted Sifter, Tim Jeffs là nghệ sĩ người Mỹ nổi tiếng hiện nay.

29 tháng 3, 2015

Chàng trai có biệt tài vẽ tranh khổng lồ trên đường phố


Dzia là chủ nhân của hàng loạt tranh vẽ đẹp mắt và sống động trên đường phố châu Âu.
Chàng trai có biệt tài vẽ tranh khổng lồ trên đường phố
Theo My Modern Met, Dzia là nghệ sĩ đường phố người Bỉ.

28 tháng 3, 2015

Palm Sunday 2015—Year B (March 29, 2015)


A.     Introduction
a)      To the Holy Mass
Dear Sisters and Brothers in Christ,
Good morning!
This Sunday we celebrate the solemn entrance of Christ Jesus, our Lord, into the Holy City Jerusalem.
A vast crowd raising branches of palm and shouts welcome him while some closely observe the happenings to find the right time in order to carry out their evil plan.  They have decided to kill Jesus to put to an end all problems which they think He has caused to happen.
But no one knows that it is Christ Himself Who willingly performs the tragedy of the Holy Cross for the long-awaited salvation of the sinful humanity.
Please all stand for the entrance hymn.

12 cách trị đau dạ dày đơn giản mà hiệu quả

Gừng có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Có thể dùng một tách trà gừng để làm hạ ngay cơn đau dạ dày, giảm buồn nôn.


Theo Boldsky, đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như khó tiêu, dạ dày tiết quá nhiều axít, táo bón, dị ứng thức ăn, đầy hơi, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, loét dạ dày hoặc ruột, viêm ruột thừa, sỏi túi mật, sỏi thận.

Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật Lễ Lá năm B

Chúa nhật, ngày 29 tháng 03 năm 2015
Phúc Âm Mc 15, 1-39
"Sự Thương Khó Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta"
       Với bài Thương khó trích sách Tin Mừng Mác-cô, chúng ta có một nhân chứng hết sức đặc biệt đã chứng kiến giờ hấp hối của Chúa Giê-su trên thập giá và đã phát biểu niềm tin của ông về Chúa Giê-su.  Nhân chứng đó chính là viên sĩ quan Rô-ma, người có trách nhiệm việc thi hành án tử hình, đóng đinh Chúa Giê-su vào thập giá.  Ông ta là người có nhiệm vụ xác nhận Chúa Giê-su đã thực sự chết rồi hay là chưa, cho nên ông càng phải quan sát kỹ lưỡng hơn ai hết.  Thánh Mác-cô đã ghi lại một câu nói về ông ta như sau:  “Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Chúa Giê-su, thấy Người tắt thở như vậy liền nói:  Quả thật, người này là Con Thiên Chúa”  (Mc 15:39).
          Tuyên xưng Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô và là Con Thiên Chúa, đó là mục đích của sách Tin Mừng Mác-cô.  Khi viết sách Tin Mừng, thánh Mác-cô mở đầu với tựa đề:  Khởi đầu Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa, rồi kết thúc với lời tuyên xưng của viên sỹ quan Rô-ma đứng gần thập giá và chứng kiến cái chết của Chúa Giê-su:  Quả thật, người này là Con Thiên Chúa.  Viết như thế, thánh Mác-cô muốn trình bày và mời gọi chúng ta hãy đi vào một cuộc hành trình đức tin.  Vậy hành trình đức tin ấy như thế nào?  Hành trình ấy bắt đầu từ một khẳng định thuộc phạm vi hiểu biết, nói với chúng ta rằng:  Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô, là Con Thiên Chúa.  Tiếp theo, hành trình đó đưa chúng ta đi theo Chúa Giê-su trên đường thi hành sứ vụ rao giảng Tin Mừng, nhìn những việc Người làm, nghe những lời Người giảng dạy, theo Người lên Giê-ru-sa-lem để thấy Người luôn tuân phục Chúa Cha và sẵn sàng chấp nhận cuộc Khổ nạn, và cuối cùng đứng dưới chân thập giá để cùng với viên sĩ quan Rô-ma tuyên xưng Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa.  Ở đây, lời tuyên xưng là một niềm tin phát xuất từ trái tim con người.  Không còn là một khẳng định thuộc phạm vi lý trí và hiểu biết nữa, nhưng là một sự tiếp nhận, một tâm tình hay một xác tín của con tim chúng ta.  Không còn là “tôi biết, tôi hiểu Đức Giê-su là Con Thiên Chúa” nữa, nhưng là chính tâm tình của chúng ta, phải giống như tâm tình của tông đồ Tô-ma khi ngài tuyên xưng:  “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi!”
          Vậy viên đại đội trưởng người Rô-ma đã nhận ra điều gì khác lạ nơi kẻ tử tội Giê-su, không giống như những kẻ tử tội khác?  Sách Tin Mừng không nói đến, nhưng chắc chắn chúng ta cũng có thể hình dung ra được.  Bình thường những tử tội quen với tính hung dữ hoặc bất mãn của mình, hay chửi rủa oán hận người khác hoặc những kẻ hành quyết mình, bằng lời nói tục tằn cay đắng hoặc cử chỉ bất nhã.  Nhưng tất cả những gì viên sĩ quan Rô-ma quan sát được nơi Chúa Giê-su lại hoàn toàn khác. Không hề nghe một lời oán trách hay làm mích lòng, mà trái lại chỉ có những lời tha thứ kẻ thù, tha thứ những kẻ chế giễu mình, khích lệ người trộm lành, ân cần lo lắng cho mẹ già, cho người môn đệ dấu yêu, và nhất là những lời kinh tha thiết thưa cùng Thiên Chúa Cha.  Nếu có thì giờ, chúng ta hãy lần rở những dòng Kinh Thánh ghi lại các lời vàng ngọc của Chúa Giê-su trong giây phút cuối đời, để tìm thấy qua đó hình ảnh đích thực của Đấng “đã cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình” (15:31).  Rồi viên sĩ quan Rô-ma không thấy nơi Chúa Giê-su một ánh mắt thù hằn, mà chỉ thấy đôi mắt hiền từ sáng ngời bên những giọt máu, trào dâng tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại.  Chúng ta cũng tin rằng chính ánh mắt tha thứ và mời gọi của Chúa Giê-su đã hoán cải tâm hồn chai đá của một chiến sĩ Rô-ma và biến ông thành người môn đệ của Chúa trong tương lai.
          Bước vào Tuần Thánh, qua bài Tin Mừng, Phụng vụ Lời Chúa muốn cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về cuộc Thương khó của Chúa Giê-su, để chúng ta sẽ dần dần đi vào từng suy niệm sâu xa hơn mà cảm nghiệm được tình yêu cứu chuộc của Thiên Chúa.  Tuy nhiên trong chính cuộc sống hằng ngày, chúng ta là Ki-tô hữu được mời gọi hãy tháp nhập những đau khổ của chúng ta vào cuộc Khổ nạn và cái chết của Chúa Giê-su, để nhờ đó chúng ta khám phá được ý nghĩa của đau khổ mình đang chịu.  Chúa muốn chúng ta đi theo con đường thập giá Chúa Giê-su đã đi qua.  Chúa muốn rằng qua tư thái hoặc cách thức chúng ta chịu đau khổ, người khác có thể nhận ra những khác biệt nơi người Ki-tô hữu, nghĩa là không phàn nàn oán trách, nhưng tin tưởng phó thác trong tay Chúa, không cay đắng muốn chối bỏ, nhưng coi thánh giá là một vinh dự lớn lao.  Chính trên thập giá và trong cái chết của mình, Chúa Giê-su đã được nhận biết là Đấng Ki-tô, là Con Thiên Chúa.  Cũng thế, nếu Ki-tô hữu chúng ta thể hiện được những tâm tình tha thứ, cầu nguyện, yêu thương của Chúa Giê-su trên thập giá khi chúng ta chịu đau khổ, thì chắc chắn chúng ta có thể làm cho những người chung quanh chúng ta nhận ra chúng ta là ai.  “Quả thực, người này là con Thiên Chúa.”  Mong được như vậy.
Lm. Đaminh Trần Đình Nhi

Thánh Kinh bằng tiếng Việt

Bộ Phụng Tự Và Kỷ Luật Các Bí Tích: Chỉ Nam Giảng Thuyết - Chúa Nhật Lễ Lá Và Cuộc Khổ Nạn Của Đức Giêsu

BỘ PHỤNG TỰ VÀ KỶ LUẬT CÁC BÍ TÍCH

SẮC LỆNH


***

II. CÁC CHÚA NHẬT MÙA CHAY

A. Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Chay

B. Tin Mừng Chúa Nhật II Mùa Chay

C. Chúa nhật III Mùa Chay

D. Chúa nhật IV Mùa Chay

77. “Vào Chúa nhật lễ Lá cuộc khổ nạn của Chúa, khi đi rước lá, người ta chọn các bản văn trong ba Tin Mừng Nhất Lãm thuật lại việc Đức Giêsu long trọng tiến vào thành Giêrusalem, còn trong Thánh Lễ, người ta đọc trình thuật cuộc khổ nạn của Chúa” (OLM 97). Hai truyền thống cổ xưa đánh dấu cử hành Phụng Vụ này, cùng một thể loại: tại Giêrusalem, người ta có thói quen tổ chức rước kiệu, và tại Rôma, người ta có thói quen đọc trình thuật cuộc khổ nạn. Niềm hân hoan chung quanh việc Đức Kitô Vua tiến vào thành thánh mau chóng nhường chỗ cho một trong hai bài ca về Người Tôi Tớ đau khổ và việc long trọng công bố cuộc khổ nạn của Chúa. Phụng Vụ này diễn ra vào Chúa nhật, mà từ xưa đến nay, luôn đi liền với cuộc Phục Sinh của Đức Kitô. Làm thế nào vị chủ tế có thể trình bày toàn bộ những yếu tố thần học rất đặc trưng của ngày này, trong khi vẫn để ý đến những nhận xét mang tính mục vụ, khi mà ngài được khuyên là giảng vắn tắt? Câu trả lời được tìm thấy trong bài đọc II, tương hợp với bài ca rất hay trong thư thánh Phaolô gửi giáo đoàn Philípphê: Bài đọc này trình bày bản tóm tắt tuyệt vời về toàn bộ mầu nhiệm Phục Sinh. Vì thế, vị giảng thuyết có thể đưa ra nhận định vắn tắt rằng, trong ngày mà Giáo Hội bước vào Tuần Thánh, chúng ta được mời gọi trải nghiệm Mầu Nhiệm này trong chính cuộc đời và tâm hồn của mình. Thật thế, vẫn có những thực hành và truyền thống địa phương thôi thúc dân chúng chú tâm vào những biến cố đã xảy ra trong những ngày cuối cùng của Đức Giêsu; tuy nhiên, khát khao tha thiết của Giáo Hội không chỉ là chúng ta cảm động, nhưng là thôi thúc chúng ta đào sâu đức tin. Trong các cử hành phụng vụ Tuần Thánh, khởi đầu là Chúa nhật lễ Lá, chúng ta không chỉ giới hạn vào việc nhớ lại điều Đức Giêsu đã làm, nhưng trên hết, chúng ta muốn dìm mình trong mầu nhiệm Phục Sinh để được chết và sống lại với Đức Kitô.

Chàng trai nổi tiếng nhờ biệt tài photoshop


Vartan Garnikyan có biệt tài chỉnh sửa ảnh thành các tác phẩm nghệ thuật chân thực.
Chàng trai nổi tiếng nhờ biệt tài photoshop
Theo Bored Panda, Vartan Garnikyan hiện làm trong lĩnh vực đồ hoạ, thiết kế tại Los Angeles (Mỹ).

27 tháng 3, 2015

Ảnh bay trên không trung của chàng vũ công


Mickael Jou khiến dân mạng ấn tượng với bộ ảnh nhảy múa, nhẹ nhàng bay lên giữa không trung.
Ảnh bay trên không trung của chàng vũ công
Theo My Modern Met, Mickael Jou hiện được nhiều người biết đến khi vừa là vũ công vừa là nhiếp ảnh gia tài năng.

26 tháng 3, 2015

ĐỪNG QUÊN PHẦN TỐT NHẤT ĐÃ CHỌN

“Martha rước Người vào nhà mình. Maria đã chọn phần tốt nhất.” Lc 10:38-42
Ngày đầu tiên tham dự giờ kinh và giờ lễ ở cộng đoàn này, nó thật sự bỡ ngỡ. Cộng đoàn là một nhà dưỡng lão, có khoãng ba mươi ông bà cụ, nhưng đa số đều có một chút bệnh tâm thần, phải dung thuốc mỗi ngày. Một số cụ cùng tham dự giờ kinh và giờ lễ cùng cộng đoàn. Và cũng trong ngày đầu tiên, nó đứng sau lưng Cha bề trên để quan sát. Bên cạnh Cha là một bà cụ, đôi mắt luôn mở to với cặp kính thật là dày. Bà luôn bước những bước chân chậm rãi khi vào nhà thờ, luôn cố gắng bái gối trước khi vào chỗ ngồi, và luôn tìm cách ngồi cạnh Cha bề trên. Trong lúc đọc kinh, thỉnh thoảng bà nhìn vào sách của Cha thay vì sách của mình. Rồi Cha cũng đưa sách cho bà đọc, kêu bà đọc to lên. Đang đứng đọc kinh bà kêu ngứa lưng quá. Thế là Cha bề trên của nó đưa tay trái lên mà gãi lưng cho bà, tay kia cầm sách kinh và đọc tiếp. Rồi một bà sau lưng kêu khát nước, Cha quay lại nhìn nó ra hiệu dắt bà đi uống nước. Nó cũng dắt đi rồi quay về, đọc kinh tiếp. Cuộc sống của nó ở nơi này là vậy, các Cha và các Thầy luôn có thời gian cho mọi người và luôn hiện diện cùng mọi người. Nhiều khi đang lúc Thánh Lễ trong phòng các cụ, các cụ cũng bước lên bàn thờ đứng chung, và mọi sự vẫn diễn ra. Một lần nọ, nó tò mò quá hỏi Ngài:”Vậy Cha không thấy bực mình và khó chịu khi mình bị làm phiền, hay không cảm thấy mệt mỏi sao?” Cha nói một câu, mà sau khi cầu nguyện với bài Tin Mừng ngày Chúa Nhật XVI Thường Niên Năm C nó mới thấm thía:”Con không thấy tuyệt vời sao, khi chúng ta đang được ở với Chúa để phục vụ và chúng ta được cùng với Chúa phục vụ tha nhân? Nếu con nhìn xung quanh, chúng ta đều là con cái Chúa, và luôn có sự hiện diện của Chúa, con sẽ bình an.” Từ nhỏ, nó luôn nhìn hình ảnh của Martha và hie63i Martha theo kiểu bà bị Chúa trách, hay trong ngôn từ ngày hôm nay bà bị gọi là “quê” với Chúa. Rõ ràng bà mời Chúa về nhà mình, và rồi Chúa chỉ nói chuyện với em mình Maria. Và sau đó, bà nói Chúa dạy em mình phải biết làm việc giúp chị, Chúa lại trách bà. Đó là những hiểu biết thông thường mà nó thường được nghe. Nhưng câu chuyện của Luca trong bài Tin Mừng không đơn giản chỉ là câu chuyện của hai chị em. Còn nhớ, Martha mời Chúa về nhà mình. Mời Chúa về nhà còn có nghĩa là mời Chúa vào lòng mình, vào trong tim mình. Chằng phải trước khi rước Mình Thánh Chúa, chúng ta vẫn cầu nguyện “Con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con.” Vậy ngoài việc ở trong nhà của Martha theo nghĩa thông thường, khi đưa Chúa về nhà, Martha cũng muốn đón Chúa vào lòng. Chị em với Martha là Maria, là một người em thật, nhưng khi nói đến chị em, người ta nói đến người có cùng tố chất và có những điểm khác biệt, nhưng cùng chung sống với nhau. Phải chăng Martha đã phải đối diện với một thực tế là: nếu ở với Chúa, con phải làm gì tốt hơn? Con phải làm như người em, chỉ lắng nghe, hay con chuẩn bị bữa cơm cho tươm tất? và nếu con bận rộn, thì em con phải cùng với con, phải là một với con, chứ không thể khác được. Martha muốn Maria trở thành Martha “thứ hai” giống mình. Và Chúa không hể nói như Maria thì tốt hơn, và cũng không chối từ công việc của Martha đang làm. Chúa ám chỉ Maria đã chọn phần “tốt” cần thiết (theo bản dịch của tiếng Hy Lạp), tiếng Latin unum est neces-sarium (một điều cần thiết). Điều cần thiết mình phải chọn trước là Chúa, đừng bắt Maria làm một Martha khác. Ý Chúa không hề muốn Martha trở thành Maria để có hai Maria, cũng không phải Maria trở thành Martha để có hai Martha. Mà trong Martha phải có Maria của cầu nguyện và lắng nghe Chúa, và trong Maria, có Martha của hành động và phục vụ. Cả hai bổ trợ cho nhau. Vậy trong thực tế của đởi sống đạo, cũng không ít lần chúng ta gặp phải hai trường hợp này: Chắc chắn không ít lần, chúng ta than thở và áy náy: con nhiều việc quá, không có giờ đi lễ, quên đọc kinh sang tối, quên nhớ đến Chúa… Chúng ta thấy cuộc sống đòi hỏi chúng ta quá nhiều, không còn giờ cho Chúa. Một phần chúng ta sợ có lỗi, một phần chúng ta cảm thấy không còn cách nào khác vì phải chạy theo nhịp sống hôm nay. Cũng không ít lần, chúng ta nhìn vào người thân, trách móc ghen tỵ, hay chê bai sao họ lười quá, không dành thời gian làm việc phụ mình, sao suốt ngày đọc kinh mà không làm cái gì đó cho thực tế, sao rảnh thế? Cũng không ít lần, những ai trong chúng ta siêng năng đọc kinh đi lễ, nhìn vào những người thân bận rộn, quên kinh bỏ lễ, thầm nhủ liệu họ sẽ được tha thứ, được lên thiên đàng? Hay liệu họ sẽ thoát được cơn khốn khó đang rình rập đâu đó khi họ bỏ Chúa? Một đàng thì đến với Chúa để “dự trữ” chút ơn, hy vọng một phút nào đó Chúa sẽ trả ơn cho những đêm dài ngày nắng mình chầu chực trước tượng Chúa đọc hết kinh này đến kinh khác. Đàng khác thì đến với Chúa chỉ khi rảnh, chỉ khi cần, để Chúa can thiệp, giải quyết khủng hoảng, làm một cái gì đó để thay đổi cục diện, hoặc ít ra phải đồng hóa quan điểm của đối phương, của người chị em, anh em với mình; nghĩ rằng, khi tất cả mọi người đều giống mình thì mọi chuyện sẽ ổn. Thậm chí, chúng ta còn trách tại sao Chúa không suy nghĩ như con, không làm nhử con nói, có phải như vậy trái đất sẽ tốt hơn? Nhưng chúng ta quên một điều, Chúa chưa bao giờ hứa rằng sẽ can thiệp hết mọi đau khổ của chúng ta, sẽ xóa ta hết bệnh tật, sẽ cho chúng ta giàu sang. Chúa chỉ hứa sẽ đồng hành với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Trong bệnh tật, trong gian nan, không còn là một mình chúng ta đối diện nhưng luôn luôn có Chúa. Chúa mời gọi chúng ta trong mỗi công việc, mỗi hành động, hãy nhớ chúng ta đang ở bên cạnh Chúa. Điều Chúa muốn là khi mời Chúa về nhà, chính chúng ta phải để suy nghĩ của mình hòa quyện trong suy nghĩ của Chúa, để hành động của mình là một với hành động của Chúa, để tình yêu của mình là một với tình yêu trong Chúa. Lạy Chúa, con đã mời Chúa vào nhà mình mỗi ngày, ý thức rằng mình không xứng đáng, nhưng khi Chúa vào nhà con rồi, con để Chúa ngồi chờ con trong một góc phòng nào đó của lòng mình. Con phải làm việc khác, vì có quá nhiều việc đang chờ con, có nhiều điều quan trọng trước mắt con, có quá nhiều cuộc điện thoại để trả lời, Chúa phải chờ con chút. Rồi trong những lúc mệt mỏi, chán chường, con sự nhớ ra Chúa. Con quay về trách Chúa tại sao lại ngồi đó, tại sao chỉ nghe, không nói ai đó giúp con? Tại sao không sai anh chị em con làm theo ý con? Nếu Chúa chỉ nói một lời thôi chắc chắn họ đã phải làm rồi. Con than phiền, con nghĩ thế giới này còn nhiều thứ để làm, nếu tất cả cùng làm, con đã có nhiều thời gian hơn cho Chúa rồi. Chẳng phải chỉ vì một mình con làm, một mình con bôn ba như vậy mới không có giờ đến với Chúa đó sao? Và Chúa đang nhìn con trìu mến, con sai rồi, Chúa không hề muốn con biến hết tất cả mọi người trở thành bản sao của chính con. Chúa cũng không muốn con ngồi đó không làm gì cả. Chúa được con mời về nhà mình để con được Chúa ở cùng trong công việc. việc của con giờ đây là việc của Chúa và của con. Làm sao để suy nghĩ của con về cuộc sống, về tha nhân giờ đây là suy tư của con khi được ở bên Chúa. Sự hy sinh của con bây giờ là hy sinh của Chúa trong con, và con đừng quên phần tốt nhất con đã chọn, và đã mời vào nhà. Lạy Chúa là Thiên Chúa của đời con, của mỗi ngày sống của con, xin cho con biết ở lại cùng Chúa sau khi mời Ngài vào nhà con, xin cho con biết chọn Chúa trước mỗi công việc và hành động của con, xin cho con biết đến với Chúa qua anh chị em con. Và xin cho họ tìm thấy hình ảnh Ngài trong cách sống của con. Amen.
CHIẾC CHIẾU SAU BỤI HOA QUỲNH (John Toại, Ml)

Hymns of the Week: Palm Sunday of the Lord’s Passion (March 29, 2015)

a) Entrance: Worthy is The Lamb (EM #92)


b) Responsorial Psalm: Were You There (EM #85)

Nhà giàu Trung Quốc học làm người sang

Thí sinh Hoa hậu Trung Quốc 2014 học cách ứng xử từ giáo viên trường Seatton (Ảnh Darcy Holdorf)
Năm người phụ nữ Trung Quốc ngồi thẳng lưng trên ghế, túi xách tay hàng hiệu để ở dưới chân, tập trung lắng nghe một phóng viên ảnh của tạp chí Tatler của Trung Quốc giảng về cách tạo dáng như thế nào ở nơi công cộng. Anh đang nói về cách trang điểm, ánh sáng....
Căn phòng được trang trí giấy dán tường Pierre Frey và các học viên nhâm nhi trà pha trong bộ ấm chén Bernardaud. Tay cầm sổ, họ đang ghi chép những điều nên và tránh làm trước ống kính máy ảnh.

Màn hình thiết bị ảnh hưởng sức khỏe ra sao?

Nghiên cứu khoa học khẳng định mức độ ảnh hưởng đáng kể của các thiết bị điện tử tới sức khỏe, rối loạn nhịp sinh học tới nguy cơ ung thư.
"Cú đêm" cùng các thiết bị điện tử hại mắt là thói quen của rất nhiều người hiện nay. Ảnh: Wired.
Quá chăm chú vào ánh sáng màn hình từ tivi, máy tính, máy tính bảng (tablet) hay điện thoại thông minh (smartphone) có thể khiến bạn rối loạn nhịp sinh học, khó ngủ sâu và đối mặt với nguy cơ béo phì, tim mạch, trầm cảm hay thậm chí ung thư.

Chàng trai vẽ các bộ phận phức tạp trên cơ thể


Danny Quirk nổi tiếng trên mạng nhờ tài năng độc đáo. Anh có thể vẽ các mô, cơ phức tạp trong cơ thể người.
Chàng trai vẽ các bộ phận phức tạp trên cơ thể
Theo My Modern Met, Danny Quirk là chàng trai gây chú ý trong những ngày gần đây.

25 tháng 3, 2015

Một Chút Suy Tư Về Cầu Nguyện

Có lẽ ở bất cứ quốc gia hay dân tộc nào trên thế giới, con người đều có những tín ngưỡng riêng của mình. Họ thường đặt niềm tin của mình vào một hoặc nhiều vị thần mà họ nghĩ rằng, vị thần đó có thể bảo vệ họ và ban cho họ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Cho nên mỗi khi có khó khăn, họ liền chạy đến cùng vị thần đó và khẩn nài xin ơn. Đó cũng là điều mà họ đã học được từ tôn giáo của mình. Sự thật thì bất cứ tôn giáo nào cũng dạy cho tín đồ của mình cách thức để nguyện xin. Nhờ đó, tôn giáo đó mới có thể phát triển và tồn tại lâu dài, bằng không tôn giáo đó chỉ là một tôn giáo chết mà thôi.


Ai cũng có khả năng thực hành việc cầu nguyện, nhưng không phải bất cứ ai cũng biết cách cầu nguyện thật xứng hợp. Theo các nhà chuyên gia về tâm lý học, hai con người không bao giờ có tư duy và nhận thức giống nhau hoàn toàn. Vì thế trong việc cầu nguyện, mỗi người đều có cách thức thực hiện khác nhau. Phần đông tín đồ thường “cầu xin” hơn là “cầu nguyện” - đó là một thực tế trong cuộc sống ngày nay. Cuộc sống thường có nhiều khó khăn, thử thách, gian truân, nên con người thường có xu hướng chạy đến với “vị thần” của mình và nài xin được giúp đỡ. Họ chỉ xin những gì có ích cho chính họ mà thôi.

Những bức ảnh 3D đánh lừa thị giác


Với các tác phẩm này, hòa nhập vào bức ảnh, người khác khó nhận ra cảnh thực và ảo.
Những bức ảnh 3D đánh lừa thị giác
Trang Bored Panda vừa chia sẻ những bức ảnh chụp tranh 3D tại bảo tàng nghệ thuật Philippines.

Tin Công giáo thế giới - 24.3.2015

24 tháng 3, 2015

CÔ BÉ BÁN CÀO CÀO

“Thánh Thần sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con.” Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm C - Ga 14, 23-29 - “Chú mua giúp con một con cào cào đi chú!” Cô bé khều nó từ phía sau lưng khi nó vừa bước ra khỏi bãi gửi xe trước cổng bệnh viện. Trên tay cầm con cào cào được kết bằng lá dừa. - “Chú bận lắm bé ơi” - Nó trả lời vội vã để kịp chạy vào bệnh viện. Dường như đoán biết được tất cả những ai bước ra khỏi bãi giữ xe này đều vào bệnh viện thăm ai đó. Cô bé hỏi với theo nó làm như chưa nghe câu trả lời vội vã của nó: -”Người chú thăm là người lớn hay con nít?” -”Haizzz, đã nói là không mua mà!” - Nó trả lời như để đuổi tà:”Bệnh viện nhi mà làm gì có người lớn ở đây. Em bé chú thăm yếu lắm, không chơi được cái này đâu.” Cô bé như không hề bỏ cuộc, chặn đầu nó:”Chú ơi, con cho chú con cào cào này, chú treo ở giường em bé đó nhe.” Nó khựng lại. Trong lòng bắt đầu đặt dấu hỏi. Cô bé nói tiếp:”Chú treo ở giường em bé con chú một con, rồi chú qua phòng số 102 treo giúp con một con nữa trên giường một bé nằm trong đó luôn nhe.” Nó bắt đầu ngạc nhiên:”Ủa, em bé bên phòng kia là ai?” - Nó hỏi. -”Là em con chú ơi” - Cô bé trả lời. “Em con bị bệnh mà con còn nhỏ, bệnh viện người ta hông cho con vào trông em. Con đi ra đây thắt cào cào bán để mua cháo cho em.” Rồi cô bé dúi vào tay nó hai con cào cào bằng lá dừa mỉm cười thật tươi sau khi dặn dò và quay lưng đi với một bó cào cào bằng lá trên tay. Vào phòng 102, nó tìm đứa bé để treo cào cào lên đầu giường như đã được dặn dò. Người y tá kể cho nó biết, đứa bé mồ côi và sống với bà ngoại già yếu ở quê. Bé được người hàng xóm đưa vào bệnh viện. Nghe đâu đứa bé còn một người chị mới 10 tuổi. Thỉnh thoảng có người ngoài bệnh viện đem tiền vào đưa cho y tá trưởng nói là do chị nó gửi mà không biết chị nó làm cách nào để có tiền. Nó lững thững bước ra cổng bệnh viện, tìm hoài không thấy cô bé đâu đành thất thểu về nhà. Mỗi khi tham dự Lễ Lá vào Tuần Thánh, nó thường nhớ lại hình ảnh cô bé bán cào cào kết bằng lá. Và tự dưng hình ảnh cô bé làm cho nó hiểu được một chuyện, món quà lớn nhất mà Chúa muốn dành tặng cho nó không phải là đồng tiền mà nó đang thiếu, không phải là chiếc nệm êm mà nó mong được nằm, cũng chẳng phải chiếc xe đẹp nó mong được lái. Tất cả những thứ đó là món quà của thế gian, nó có thể có và có thể mất bất cứ lúc nào. Chúa chưa bao giờ hứa tặng nó những thứ đó. Chúa muốn tặng cho nó một món quà bình an, không phải thứ mà nó từng mong đợi mà là Bình An của Ngài. Bình an có được từ việc Ngài đã hy sinh cho nó ngay cả khi nó sẵn sàng bỏ Ngài, yêu thương nó vô điều kiện cho dù nó luôn đặt điều kiện với Ngài. Bình An Ngài sẵn sàng cho nó dù rằng nó không là gì, không được gì, không có gì trong tay. Ngài vẫn dang tay đón lấy nó, thậm chí chết cho nó. Có lẽ Chúa cũng muốn dùng hình ảnh cô bé bán cào cào để nhắc nhở nó, như một ân huệ của Chúa Thánh Thần đến, giúp nó nhớ lại: cho dù con người xã hội ngày nay đổ xô đi tìm một thứ bình an tạm bợ từ những đồng tiền, những thú vui chóng qua, từ địa vị mỏng manh, cho dù mọi người bận rộn ghen tị và thèm muốn những gì người khác có, đâu đó vẫn còn những tâm hồn nhỏ bé nhưng luôn bình an, mỉm cười với cuộc sống, vì họ đã làm tất cả mọi sự vì yêu thương. Và cho dù cuộc sống này có ngược đãi với họ, họ vẫn bình an, vì không có gì có thể đánh bại tình yêu trong sáng trong tâm hồn họ. Họ đã có và sống bình an của Chúa để lại như cô bé. “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con, bình an không phải của thế gian ban.” (Ga 14, 23-29)
CHIẾC CHIẾU SAU BỤI HOA QUỲNH (John Toại, Ml)