Trùng tu, bảo quản các Lăng của Tổ Tiên để thể hiện lòng tôn kính tổ Tiên, cha ông đã có công dựng nước và giữ nước. Học môn Lịch sử là nói lên niềm Tự hào của dân tộc Việt Nam và nhắc nhở chúng ta noi gương Tổ tiên anh dũng bảo vệ giang sơn gấm vóc. Truóc đây chế Độ cộng sản đã bỏ qua môn lịch sử để học thuyết ngoại bang Lê nin Các Mác. thật là sai lầm, sau này được các nhà Học Giả Việt nam khuyến khích, môn Lịch sử mới được nhắc đến. nói không sai: Cộng sản đã lấy chủ thuyết Các Mác lê nin của ngoại bang để con dân Việt Nam quên niềm tự hào của Cha Ông đã có công dựng nước.
Lăng mộ to như trái núi của 3 vị vua nhà Trần
Lúc mới hình thành cách đây 7 thế kỷ, quy mô các ngôi mộ có thể đã lớn hơn nhiều. Do tác động của thiên nhiên cùng những biến động lịch sử mà các phần mộ đã bị san bạt nhiều.
Khu di tích các Vua Trần thuộc xã Tiến Đức và xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là địa danh lịch sử có tầm quan trọng hàng đầu về nhà Trần ở Việt Nam . Ảnh: Cổng chính dẫn vào Khu di tích các Vua Trần.
Nơi đây còn lưu giữ 3 gò đất đắp cao như quả đồi, mà theo dân gian là lăng mộ 3 vị vua đầu nhà Trần. Ảnh: Hai gò đất nằm đối xứng bên trục đường chính của khu di tích.
Theo hướng từ Đông sang Tây của khu di tích, gò đất ngoài cùng phía Tây là Chiêu Lăng, dân gian gọi là Phần Đa, tương truyền là nơi an táng vua Trần Thái Tông.
Trần Thái Tông (1218 - 1277) là vị vua đầu tiên của nhà Trần. Ông ở ngôi hơn 32 năm, làm Thái thượng hoàng 19 năm. Vua còn trẻ đã lập quốc, được Thái sư Trần Thủ Độ giúp sức cai quản, đất nước thái bình thịnh trị.
Gò đất ở giữa, nằm bên trái trục đường chính là Dụ Lăng, dân gian gọi là Phần Trung, tương truyền là nơi an táng vua Trần Thánh Tông.
Trần Thánh Tông (1240 - 1290) là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần, ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 cho đến khi qua đời. Ông là một vị Hoàng đế tài năng, có công rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Gò đất phía Đông, đối xứng với Dụ Lăng qua trục đường chính là Đức Lăng, dân gian gọi là Phần Bụt, tương truyền là nơi an táng vua Trần Nhân Tông.
Trần Nhân Tông (1258 - 1308) là vị vua thứ ba của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, được dân gian tôn làm Phật Hoàng. Ông cũng được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất sử Việt, có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ 2 và thứ 3.
Lúc mới hình thành cách đây 7 thế kỷ, quy mô các ngôi mộ có thể đã lớn hơn nhiều. Do tác động của thiên nhiên cùng những biến động lịch sử mà các phần mộ đã bị san bạt nhiều.
Ngoài ba gò mộ còn được lưu giữ, ở khu vực này từng tồn tại một gò đất được gọi là Phần Cựu, tương truyền là nơi an táng Trần Thừa (tức Trần Thái Tổ - cha của Trần Thái Tông). Ngôi mộ này đã bị san bằng và không còn để lại dấu tích gì.
Phía sau các ngôi mộ là nơi tọa lạc hành cung cũ của nhà Trần. Trên nền của hành cung lịch sử, đền thờ các vua Trần và Đức thánh Trần Hưng Đạo đã được xây dựng công phu, uy nghi bề thế.