Từ ngày 23-11-2014, Giáo Hội Công Giáo có thêm 6 vị tân hiển thánh. Các vị được ĐTC ghi vào sổ bộ các thánh trong buổi lễ ngài chủ sự lúc 10 giờ 25 sáng chúa nhật, Lễ Chúa Kitô Vua, tại Quảng trường Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của hơn 50 ngàn tín hữu.
Các tân thánh gồm 4 vị người Italia và 2 vị người Ấn độ, 3 vị đã sáng lập dòng tu, một nữ tu và một giáo dân.
Đứng đầu danh sách là chân phước Giovanni Antonio Farina, GM giáo phận Vicenza, bắc Italia, sáng lập dòng các nữ tu giáo viên thánh Dorotea Nữ Tử Thánh Tâm. Tiếp đến là chân phước LM Kuriakose Elias Chavara, đồng sáng lập và là Bề trên Tổng quyền đầu tiên dòng Camêlô Đức Mẹ Vô nhiễm, sinh tại bang Kerala nam Ấn độ năm 1805 và qua đời năm 1871 và được Đức Gioan Phaolô 2 phong chân phước ngày 8-2-1986 tại thành phố Kottayam, Ấn độ, trong cuộc viếng thăm của ngài tại nước này. Thứ ba là Chân phước Ludovico Casoria, LM thuộc dòng Phanxicô, sáng lập dòng các nữ tu Phan Sinh Elizabeth. Thứ tư là chân phước Nicola da Longobardi, tu sĩ dòng Hèn Mọn (Minimi) Thứ năm là nữ chân phước Eufrasia Eluvathingal Thánh Tâm, người Ấn độ, thuộc dòng các nữ tu Đức Mẹ Camêlô. Sau cùng là chân phước Amato Ronconi, thuộc dòng Ba Phanxicô, sáng lập bệnh viện hành hương nghèo ở Saludecio, nay là Dưỡng Đường Hội Chân Phước Amato Ronconi. Hình của các vị được treo trên mặt tiền Đền thờ Thánh Phêrô.
Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ có 60 HY, GM và khoảng 300 linh mục, nhiều vị trong phẩm phục của Giáo Hội nghi lễ Đông phương Syro Malabar bên Ấn. Trong số các tín hữu hiện diện ó khoảng 5 ngàn tín hữu người Ấn.
Sau kinh cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, tiến lên trước ĐTC và xin ngài ghi tên 6 vị chân phước vào sổ bộ các thánh theo lời thỉnh nguyện của toàn thể các tín hữu Kitô. Rồi ĐHY trình bày vắn tắt tiểu sử 6 vị chân phước.
Lược sử 6 vị thánh mới
1. Chân phước GM Giovanni Antonio Farina là vị chủ chăn nhiệt thành của giáo phận Treviso, rồi giáo phận Vicenza, bắc Italia, sinh cách đây 211 năm (11-1-1803) tại giáo phận Vicenza, phụ phong LM năm lên 24 tuổi và 9 năm sau đó, khi được 33 tuổi, ngài thành lập dòng các nữ tu thánh Dorotea Nữ Tử hai Thánh Tâm, chuyên giáo dục các thiếu nữ nghèo, và giúp đỡ tất cả những người sầu muộn và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Năm 1850, ngài được bổ nhiệm làm GM giáo phận Treviso và 10 năm sau đó, được chuyển về giáo phận Vicenza và ở đây cho đến khi qua đời năm 1888, thọ 83 tuổi.
Đức Cha Farina hăng say làm việc mục vụ, dù bầu không khí không luôn luôn thuận lợi: tại Treviso có những hiểu lầm và xung khắc với các kinh sĩ Nhà thờ chính tòa; tại Vicenza ngài bị vu khống. Đối lại những điều đó, ngài vẫn bình tĩnh và những công việc quá khứ cũng như gần đó đã trả lời thay cho ngài. Đức Cha canh tân trường học và phục vụ tại nhà thương, giữ vai chính trong việc mục vụ dựa trên sự giáo dục tâm hồn. Vài năm sau khi qua đời, người ta bắt đầu nói về những ân lạ nhờ lời chuyện cầu của ngài. Đức Cha Giovanni Antonio Farina được Đức Gioan Phaolô 2 phong chân phước ngày 4-11 năm 2001.
2. Vị chân phước thứ hai là Cha Kuriakose Elias Chavara Thánh Gia, sinh tại bang Kerala Ấn độ cách đây 209 năm (1805), thụ phong LM năm 24 tuổi (1829) và thành lập dòng và là Bề trên Tổng quyền đầu tiên của dòng Camêlô Đức Mẹ Vô nhiễm.
Trong việc điều khiển dòng, Cha Kuriakose tỏ ra có những năng khiếu đặc biệt của một nhà đào tạo đầy tinh thần đạo đức, xác tín, có linh đạo sâu xa dựa trên lòng tôn sùng Thánh Thể, kính mến Thánh Mẫu và hoàn toàn trung thành với Giáo Hội Công Giáo, cùng với tinh thần cầu nguyện và khổ chế, thực hành các phương pháp mới trong việc tông đồ.
Cha cũng cộng tác vào việc lập dòng Ba Cát Minh Nhặt Phép. Cha tận tụy phục vụ Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Siro Malabar và qua đời năm 1871 thọ 66 tuổi. Cha được phong chân phước năm 1986.
3. Vị Chân phước thứ ba là Cha Ludovico da Casoria sinh năm 1814 tức là cách đây đúng 200 năm, gia nhập dòng Anh em Hèn Mọn Phanxicô khi được 18 tuổi, và thụ phong linh mục 5 năm sau đó. Thoạt đầu cha được Bề trên giao phó nhiệm vụ dạy triết học và toán học, và 10 năm sau đó, cha hoàn toàn dấn thân phục vụ những người nghèo khổ, rốt cùng. Tình bác ái đối với tha nhân ngày càng bừng cháy trong tâm hồn cha Ludovico. Cha mời gọi các giáo dân nam nữ dòng Ba Phanxicô tham gia vào công trình bác ái này.
Sau một thời gian ngắn phục vụ tại Phi châu, Cha Ludovico trở về Italia và thành lập nhiều tổ chức ác ái. Cha qua đời tại Napoli năm 1885, thọ 71 tuổi và được Phong chân phước năm 1993.
4. Vị chân phước thứ tư là Thầy Nicola da Longobardi người Italia sinh cách đây 364 năm (1650), gia nhập dòng Anh Em Hèn Mọn thánh Phanxicô da Paola. Thầy sống trong nhiều cộng đoàn, thi hành những công tác khiêm hạ nhất: từ việc coi phòng thánh, làm vườn, phụ trách nhà bệnh, làm bếp cho đến việc khất thực và coi cổng nhà dòng. Thầy Nicola đặc biệt yêu thương những người nghèo và người bệnh. Thầy qua đời năm 1709 thọ 59 tuổi và được phong chân phước năm 1786.
5. Vị chân phước thứ 5 là nữ tu Eufrasia Thánh Tâm Chúa Giêsu người Ấn độ, sinh cách đây 137 năm (1877) cũng thuộc bang Kerala và gia nhập dòng các nữ tu Đức Mẹ Camêlô.
Chị là một nhà đại thần bí, sống kết hiệp hoàn toàn với Chúa Giêsu như với vị hôn phu, và được Chúa cho tham dự vào những đau khổ trong cuộc khổ nạn, và cả niềm vui phục sinh của Chúa, đến độ chị thông truyền một vẻ an bình, nụ cười đầy hấp lực thiêng liêng. Hầu hết những giờ rảnh rỗi, chị Eufrasia dành để chầu Mình Thánh Chúa. Các tín hữu bên ngoài thấy chị là một nữ tu luôn cầu nguyện với Kinh Mân Côi và chầu Mình Thánh, đến độ họ gọi chị là ”Nhà tạm lưu động” hay là ”Mẹ cầu nguyện”. Vì thế, rất nhiều tín hữu đã đến xin chị Eufrasia cầu nguyện cho các nhu cầu của họ.
Chị qua đời năm 1952, thọ 75 tuổi và được phong chân phước năm 2006.
6. Vị chân phước thứ 6 là Amato Ronconi, giáo dân người Italia, sinh cách đây 788 năm. Ngay từ nhỏ người đã quyết định sống Tin Mừng theo gương thánh Phanxicô, nhất là về đời sống thống hối và bác ái. Anh gia nhập dòng Ba Phanxicô, tận tụy tiếp đón người nghèo và các tín hữu hành hương, thiết lập cho họ một nhà trọ. Về sau anh lui vào đời sống thống hối và đã thực hiện 4 lần cuộc hành hương tới Đền thánh Giacôbê Tông Đồ, Santiago de Compostela bên Tây Ban Nha. Anh qua đời năm 1292 thọ 66 tuổi và được phong chân phước năm 1776.
Phong thánh
Sau lời thỉnh nguyện và giới thiệu của ĐHY Amato, ĐTC đã mời gọi mọi người dâng lên Thiên Chúa lời khẩn nguyện qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria và các thánh, với kinh cầu các thánh. Tiếp đến ĐTC đã long trọng đọc công thức phong thánh:
Để tôn vinh Chúa Ba Ngôi cực thánh, để tuyên dương đức tin Công Giáo và tăng tiến đời sống Kitô, với quyền bính của Chúa Giêsu Kitô, của các thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và của Chúng Tôi, sau khi suy nghĩ chín chắn, nhiều lần khẩn cầu ơn phù trợ của Chúa và lắng nghe ý kiến của nhiều anh em chúng tôi trong hàng Giám Mục, chúng tôi tuyên bố và xác định Chân Phước Giovanni Antonio Farina, Kuriakose Elias Chavara, Ludovico Casoria, Nicola da Longobardi, Eufrasia Eluvathingal Thánh Tâm và Amato Ronconi, là Hiển Thánh, và ghi tên các vị vào sổ bộ các Thánh và qui định rằng trong toàn thể Giáo Hội, các Ngài được được tôn kính với lòng sùng mộ nơi Các Thánh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
ĐTC vừa dứt lời, cộng đoàn vỗ tay nồng nhiệt và ca đoàn cùng cộng đoàn ca bài Jubilate Deo, Hãy tung hô Chúa, hãy hát mừng Chúa.. Trong khi đó, thánh tích của 6 vị tân hiển thánh được rước lên cho ĐTC hôn kính trước khi đặt trên một giá nhỏ phía trước bàn thờ.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng sau bài Phúc Âm, ĐTC diễn giải ý nghĩa lễ Chúa Kitô và áp dụng vào trường hợp 6 vị tân hiển thánh, những người đã noi gương bác ái của Chúa Giêsu Kitô. Ngài nói:
”Phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta hướng nhìn lên Chúa Giêsu là Vua Vũ Trụ. Kinh tiền tụng thật đẹp nhắc nhở chúng ta rằng Vương quốc của Chúa là ”Vương quốc sự thật và sự sống, Vương quốc thánh thiện và ân sủng, Vương quốc công lý, tình thương và hòa bình”. Các bài đọc chúng ta đã nghe tỏ cho chúng ta thấy cách thức Chúa Giêsu thực hiện vương quốc của Ngài; cách Ngài thực hiện trong diễn tiến lịch sử và Ngài yêu cầu chúng ta điều gì.
Trước tiên, cách thức Chúa Giêsu đã thực hiện Vương quốc của Ngài: Ngài thực thi nước ấy trong sự gần gũi và dịu dàng đối với chúng ta. Chúa là vị Mục Tử mà ngôn sứ Ezechiele đã nói trong bài đọc thứ I (Xc 34,11-12.15-17). Trọn đoạn văn này được dệt bằng những động từ cho thấy sự ân cần và yêu thương của vị Mục Tử đối với đoàn chiên: tìm kiếm, kiểm điểm, tập hợp từ các nơi phân tán, dẫn tới đồng cỏ, cho nghỉ ngơi, tìm kiếm con chiên bị lạc, dẫn chiên lạc trở về, băng bó vết thương, chăm sóc chiên đau yếu, chăm nom, chăn dắt. Tất cả những thái độ ấy trở thành thực tại trong Chúa Giêsu Kitô: Ngài thực sự là ”Vị Mục Tử cao cả của đoàn chiên và là người chăn dắt các linh hồn” (Xc Dt 13,20; a Pr 2,25).
Và trong tư cách là những người được kêu gọi trở thành mục tử trong Giáo Hội, chúng ta không thể xa rời mẫu gương ấy, chẳng vậy chúng ta sẽ trở thành những người chăn thuê. Về điểm này, dân Chúa có khả năng đánh hơi không thể sai lầm trong việc nhận ra các mục tử tốt lành, và phân biệt họ với những người chăn thuê.
Sau khi chiến thắng, tức là sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã tiến hành nước Ngài như thế nào? Thánh Phaolô Tông Đồ, trong thư thứ I gửi tín hữu Corintô, nói rằng: ”Điều cần thiết là Chúa hiển trị cho đến khi tất cả mọi kẻ thù bị đặt dưới chân Ngài” (15,25). Chính Chúa Cha dần dần đặt mọi sự tùng phục Chúa Con, và đồng thời chính Chúa Con đặt mọi sự tùng phục Chúa Cha. Chúa Giêsu không phải là vua theo kiểu thế gian này: đối với Ngài, cai trị không phải là truyền lệnh, nhưng là vâng phục Chúa Cha, và tùng phục Chúa Cha, để ý định yêu thương và cứu độ của Chúa Cha được hoàn thành. Vì thế có một sự hỗ tương hoàn toàn giữa Chúa Cha và Chúa Con. Vậy thời kỳ cai trị của Chúa Kitô là thời gian dài đặt mọi sự tùng phục Chúa Con và giao nạp mọi sự cho Chúa Cha. ”Kẻ thù cuối cùng bị tiêu diệt chính là sự chết” (1 Cr 15,26). Sau cùng, khi mọi sự được đặt dưới vương quyền của Chúa Giêsu, và tất cả, kể cả Chúa Giêsu, tùng phục Chúa Cha, thì Thiên Chúa sẽ là mọi sự trong tất cả” (Xc 1 Cr 15,28).
Tin Mừng cho chúng ta thấy Nước Chúa Giêsu đòi chúng ta điều gì: Tin Mừng nhắc nhở chúng ta rằng sự gần gũi và dịu dàng cũng là qui luật sống cho chúng ta, và chúng ta sẽ bị phán xét theo qui luật ấy. Đó là đại dụ ngôn về sự phán xét chung trong đoạn 25 của Tin Mừng theo thánh Mathêu. Vua nói: ”Hãy đến đây, hỡi những người được Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh nhận gia sản là Nước được chuẩn bị cho các con từ khi tạo dựng thế giới, vì Ta đói, các con đã cho Ta ăn, Ta khát các con đã cho ta uống, Ta là khách ngụ cư, các con đã đón tiếp Ta, Ta trần trụi, các con đã cho ta mặc, Ta bệnh tật và các con đã viếng thăm Ta, Ta ở trong tù, và các con đã đến gặp Ta” (25,34-36). Những người công chính sẽ hỏi: có bao giờ chúng con làm tất cả những điều ấy đâu? Và Vua đáp: ”Thực, Ta bảo thực các con: tất cả những gì các con đã làm cho một trong những người anh em bé mọn nhất của Ta đây, chính là các con làm cho Ta” (Mt 25,40).
ĐTC giải thích rằng: ”Ơn cứu độ không bắt đầu bằng sự tuyên xưng vương quyền của Chúa Kitô, nhưng từ sự noi gương các công việc từ bi qua đó Chúa thực thi Vương quốc của Ngài. Ai thực thi những công việc ấy thì chứng tỏ mình đã đón nhận Vương quyền của Chúa Giêsu, vì họ dành chỗ trong tâm hồn cho tình yêu mến Thiên Chúa. Vào cuối đời, chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu, về sự gần gũi và dịu dàng đối với anh chị em chúng ta. Chúng ta có được vào Nước Thiên Chúa hay không, được ở bên tả hay bên hữu Chúa, điều ấy tùy thuộc lòng bác ái của chúng ta đối với tha nhân. Chúa Giêsu, qua chiến thắng của Ngài, đã mở Nước Ngài cho chúng ta, nhưng tùy theo chúng ta có vào đó hay không, ngay từ đời này, chúng ta có trở nên người thân cận của người anh chị em hay không, người anh chị em đang xin cơm bánh, quần áo, sự đón tiếp, tình liên đới. Và nếu chúng ta thực sự yêu thương người anh chị em của chúng ta, thì chúng ta sẽ được thúc đẩy chia sẻ với họ điều quí giá nhất đối với chúng ta, đó là chính Chúa Giêsu và Tin Mừng của Chúa!
Áp dụng những điều trên đây vào các vị thánh mới, ĐTC nói:
”Ngày hôm nay, Giáo Hội đặt trước chúng ta những vị thánh mới như gương mẫu, chính qua những công việc quảng đại hiến thân cho Thiên Chúa và anh chị em, các vị đã phục vụ Nước Thiên Chúa, mỗi người trong môi trường của mình, và trở nên người thừa kế Nước Chúa. Mỗi vị Thánh đáp lại giới răn mến Chúa yêu người với tinh thần sáng tạo ngoại thường. Các vị đã tận tụy phục vụ những người rốt cùng không chút dè dặt, giúp đỡ những người túng thiếu, các bệnh nhân, người già, người lữ hành. Sự yêu thương ưu tiên mà các vị dành cho những người bé nhỏ và nghèo hèn chính là phản ánh và là mẫu mực tình yêu vô điều kiện đối với Thiên Chúa. Thực vậy, các thánh đã tìm kiếm và khám phá tình bác ái trong quan hệ mạnh mẽ và bản thân đối với Thiên Chúa, từ đó đã nảy sinh tình yêu chân thực đối với tha nhân. Vì thế, trong giờ phán xét, các vị đã nghe lời mời gọi ngọt ngào này: ”Hỡi những người được Cha Ta chúc phúc, hãy đến nhận gia sản là Vương quốc đã được chuẩn bị cho các con từ khi sáng tạo thế giới này” (Mt 25,34).
Và ĐTC kết luận rằng:
”Qua nghi thức phong thánh, một lần nữa chúng ta đã tuyên xưng mầu nhiệm Nước Thiên Chúa và tôn vinh Chúa Kitô Vua, là vị Mục Tử đầy tình thương yêu đối với đoàn chiên. Nguyện xin các thánh mới, qua tấm gương và lời chuyển cầu của các vị, làm tăng trưởng trong chúng ta niềm vui được tiến bước trong con đường Tin Mừng, quyết định đón nhận Tin Mừng như địa bàn hướng dẫn cuộc sống chúng ta. Chúng ta hãy bước theo, bắt chước niềm tin yêu của các thánh, để niềm hy vọng của chúng ta cũng được đặc tính bất diệt. Chúng ta đừng để mình bị xao nhãng vì những lợi lộc trần thế chóng qua. Xin Mẹ Maria, Nữ Vương tất cả các thánh, hướng dẫn chúng ta trong hành trình tiến về Nước Trời. Amen
Thánh lễ tiến hành như thường lệ. Đứng cạnh ĐTC trên bàn thờ có 6 HY và GM của các giáo phận xuất xứ của 6 vị thánh, đứng đầu là ĐHY Crescenzio Sepe, TGM giáo phận Napoli, 2 vị TGM Ấn độ, và các GM giáo phận Cosenza, Rimini và Vicenza.
Sau thánh lễ, ĐTC đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin. Số tín hữu tham dự tăng thêm hàng chục ngàn người. Trong dịp này ngài đã chào thăm các phái đoàn chính thức từ quốc gia, thành phố và giáo phận nguyên quán của các vị tân Hiển Thánh.
Lược sử 6 vị thánh mới
1. Chân phước GM Giovanni Antonio Farina là vị chủ chăn nhiệt thành của giáo phận Treviso, rồi giáo phận Vicenza, bắc Italia, sinh cách đây 211 năm (11-1-1803) tại giáo phận Vicenza, phụ phong LM năm lên 24 tuổi và 9 năm sau đó, khi được 33 tuổi, ngài thành lập dòng các nữ tu thánh Dorotea Nữ Tử hai Thánh Tâm, chuyên giáo dục các thiếu nữ nghèo, và giúp đỡ tất cả những người sầu muộn và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Năm 1850, ngài được bổ nhiệm làm GM giáo phận Treviso và 10 năm sau đó, được chuyển về giáo phận Vicenza và ở đây cho đến khi qua đời năm 1888, thọ 83 tuổi.
Đức Cha Farina hăng say làm việc mục vụ, dù bầu không khí không luôn luôn thuận lợi: tại Treviso có những hiểu lầm và xung khắc với các kinh sĩ Nhà thờ chính tòa; tại Vicenza ngài bị vu khống. Đối lại những điều đó, ngài vẫn bình tĩnh và những công việc quá khứ cũng như gần đó đã trả lời thay cho ngài. Đức Cha canh tân trường học và phục vụ tại nhà thương, giữ vai chính trong việc mục vụ dựa trên sự giáo dục tâm hồn. Vài năm sau khi qua đời, người ta bắt đầu nói về những ân lạ nhờ lời chuyện cầu của ngài. Đức Cha Giovanni Antonio Farina được Đức Gioan Phaolô 2 phong chân phước ngày 4-11 năm 2001.
2. Vị chân phước thứ hai là Cha Kuriakose Elias Chavara Thánh Gia, sinh tại bang Kerala Ấn độ cách đây 209 năm (1805), thụ phong LM năm 24 tuổi (1829) và thành lập dòng và là Bề trên Tổng quyền đầu tiên của dòng Camêlô Đức Mẹ Vô nhiễm.
Trong việc điều khiển dòng, Cha Kuriakose tỏ ra có những năng khiếu đặc biệt của một nhà đào tạo đầy tinh thần đạo đức, xác tín, có linh đạo sâu xa dựa trên lòng tôn sùng Thánh Thể, kính mến Thánh Mẫu và hoàn toàn trung thành với Giáo Hội Công Giáo, cùng với tinh thần cầu nguyện và khổ chế, thực hành các phương pháp mới trong việc tông đồ.
Cha cũng cộng tác vào việc lập dòng Ba Cát Minh Nhặt Phép. Cha tận tụy phục vụ Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Siro Malabar và qua đời năm 1871 thọ 66 tuổi. Cha được phong chân phước năm 1986.
3. Vị Chân phước thứ ba là Cha Ludovico da Casoria sinh năm 1814 tức là cách đây đúng 200 năm, gia nhập dòng Anh em Hèn Mọn Phanxicô khi được 18 tuổi, và thụ phong linh mục 5 năm sau đó. Thoạt đầu cha được Bề trên giao phó nhiệm vụ dạy triết học và toán học, và 10 năm sau đó, cha hoàn toàn dấn thân phục vụ những người nghèo khổ, rốt cùng. Tình bác ái đối với tha nhân ngày càng bừng cháy trong tâm hồn cha Ludovico. Cha mời gọi các giáo dân nam nữ dòng Ba Phanxicô tham gia vào công trình bác ái này.
Sau một thời gian ngắn phục vụ tại Phi châu, Cha Ludovico trở về Italia và thành lập nhiều tổ chức ác ái. Cha qua đời tại Napoli năm 1885, thọ 71 tuổi và được Phong chân phước năm 1993.
4. Vị chân phước thứ tư là Thầy Nicola da Longobardi người Italia sinh cách đây 364 năm (1650), gia nhập dòng Anh Em Hèn Mọn thánh Phanxicô da Paola. Thầy sống trong nhiều cộng đoàn, thi hành những công tác khiêm hạ nhất: từ việc coi phòng thánh, làm vườn, phụ trách nhà bệnh, làm bếp cho đến việc khất thực và coi cổng nhà dòng. Thầy Nicola đặc biệt yêu thương những người nghèo và người bệnh. Thầy qua đời năm 1709 thọ 59 tuổi và được phong chân phước năm 1786.
5. Vị chân phước thứ 5 là nữ tu Eufrasia Thánh Tâm Chúa Giêsu người Ấn độ, sinh cách đây 137 năm (1877) cũng thuộc bang Kerala và gia nhập dòng các nữ tu Đức Mẹ Camêlô.
Chị là một nhà đại thần bí, sống kết hiệp hoàn toàn với Chúa Giêsu như với vị hôn phu, và được Chúa cho tham dự vào những đau khổ trong cuộc khổ nạn, và cả niềm vui phục sinh của Chúa, đến độ chị thông truyền một vẻ an bình, nụ cười đầy hấp lực thiêng liêng. Hầu hết những giờ rảnh rỗi, chị Eufrasia dành để chầu Mình Thánh Chúa. Các tín hữu bên ngoài thấy chị là một nữ tu luôn cầu nguyện với Kinh Mân Côi và chầu Mình Thánh, đến độ họ gọi chị là ”Nhà tạm lưu động” hay là ”Mẹ cầu nguyện”. Vì thế, rất nhiều tín hữu đã đến xin chị Eufrasia cầu nguyện cho các nhu cầu của họ.
Chị qua đời năm 1952, thọ 75 tuổi và được phong chân phước năm 2006.
6. Vị chân phước thứ 6 là Amato Ronconi, giáo dân người Italia, sinh cách đây 788 năm. Ngay từ nhỏ người đã quyết định sống Tin Mừng theo gương thánh Phanxicô, nhất là về đời sống thống hối và bác ái. Anh gia nhập dòng Ba Phanxicô, tận tụy tiếp đón người nghèo và các tín hữu hành hương, thiết lập cho họ một nhà trọ. Về sau anh lui vào đời sống thống hối và đã thực hiện 4 lần cuộc hành hương tới Đền thánh Giacôbê Tông Đồ, Santiago de Compostela bên Tây Ban Nha. Anh qua đời năm 1292 thọ 66 tuổi và được phong chân phước năm 1776.
Phong thánh
Sau lời thỉnh nguyện và giới thiệu của ĐHY Amato, ĐTC đã mời gọi mọi người dâng lên Thiên Chúa lời khẩn nguyện qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria và các thánh, với kinh cầu các thánh. Tiếp đến ĐTC đã long trọng đọc công thức phong thánh:
Để tôn vinh Chúa Ba Ngôi cực thánh, để tuyên dương đức tin Công Giáo và tăng tiến đời sống Kitô, với quyền bính của Chúa Giêsu Kitô, của các thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và của Chúng Tôi, sau khi suy nghĩ chín chắn, nhiều lần khẩn cầu ơn phù trợ của Chúa và lắng nghe ý kiến của nhiều anh em chúng tôi trong hàng Giám Mục, chúng tôi tuyên bố và xác định Chân Phước Giovanni Antonio Farina, Kuriakose Elias Chavara, Ludovico Casoria, Nicola da Longobardi, Eufrasia Eluvathingal Thánh Tâm và Amato Ronconi, là Hiển Thánh, và ghi tên các vị vào sổ bộ các Thánh và qui định rằng trong toàn thể Giáo Hội, các Ngài được được tôn kính với lòng sùng mộ nơi Các Thánh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
ĐTC vừa dứt lời, cộng đoàn vỗ tay nồng nhiệt và ca đoàn cùng cộng đoàn ca bài Jubilate Deo, Hãy tung hô Chúa, hãy hát mừng Chúa.. Trong khi đó, thánh tích của 6 vị tân hiển thánh được rước lên cho ĐTC hôn kính trước khi đặt trên một giá nhỏ phía trước bàn thờ.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng sau bài Phúc Âm, ĐTC diễn giải ý nghĩa lễ Chúa Kitô và áp dụng vào trường hợp 6 vị tân hiển thánh, những người đã noi gương bác ái của Chúa Giêsu Kitô. Ngài nói:
”Phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta hướng nhìn lên Chúa Giêsu là Vua Vũ Trụ. Kinh tiền tụng thật đẹp nhắc nhở chúng ta rằng Vương quốc của Chúa là ”Vương quốc sự thật và sự sống, Vương quốc thánh thiện và ân sủng, Vương quốc công lý, tình thương và hòa bình”. Các bài đọc chúng ta đã nghe tỏ cho chúng ta thấy cách thức Chúa Giêsu thực hiện vương quốc của Ngài; cách Ngài thực hiện trong diễn tiến lịch sử và Ngài yêu cầu chúng ta điều gì.
Trước tiên, cách thức Chúa Giêsu đã thực hiện Vương quốc của Ngài: Ngài thực thi nước ấy trong sự gần gũi và dịu dàng đối với chúng ta. Chúa là vị Mục Tử mà ngôn sứ Ezechiele đã nói trong bài đọc thứ I (Xc 34,11-12.15-17). Trọn đoạn văn này được dệt bằng những động từ cho thấy sự ân cần và yêu thương của vị Mục Tử đối với đoàn chiên: tìm kiếm, kiểm điểm, tập hợp từ các nơi phân tán, dẫn tới đồng cỏ, cho nghỉ ngơi, tìm kiếm con chiên bị lạc, dẫn chiên lạc trở về, băng bó vết thương, chăm sóc chiên đau yếu, chăm nom, chăn dắt. Tất cả những thái độ ấy trở thành thực tại trong Chúa Giêsu Kitô: Ngài thực sự là ”Vị Mục Tử cao cả của đoàn chiên và là người chăn dắt các linh hồn” (Xc Dt 13,20; a Pr 2,25).
Và trong tư cách là những người được kêu gọi trở thành mục tử trong Giáo Hội, chúng ta không thể xa rời mẫu gương ấy, chẳng vậy chúng ta sẽ trở thành những người chăn thuê. Về điểm này, dân Chúa có khả năng đánh hơi không thể sai lầm trong việc nhận ra các mục tử tốt lành, và phân biệt họ với những người chăn thuê.
Sau khi chiến thắng, tức là sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã tiến hành nước Ngài như thế nào? Thánh Phaolô Tông Đồ, trong thư thứ I gửi tín hữu Corintô, nói rằng: ”Điều cần thiết là Chúa hiển trị cho đến khi tất cả mọi kẻ thù bị đặt dưới chân Ngài” (15,25). Chính Chúa Cha dần dần đặt mọi sự tùng phục Chúa Con, và đồng thời chính Chúa Con đặt mọi sự tùng phục Chúa Cha. Chúa Giêsu không phải là vua theo kiểu thế gian này: đối với Ngài, cai trị không phải là truyền lệnh, nhưng là vâng phục Chúa Cha, và tùng phục Chúa Cha, để ý định yêu thương và cứu độ của Chúa Cha được hoàn thành. Vì thế có một sự hỗ tương hoàn toàn giữa Chúa Cha và Chúa Con. Vậy thời kỳ cai trị của Chúa Kitô là thời gian dài đặt mọi sự tùng phục Chúa Con và giao nạp mọi sự cho Chúa Cha. ”Kẻ thù cuối cùng bị tiêu diệt chính là sự chết” (1 Cr 15,26). Sau cùng, khi mọi sự được đặt dưới vương quyền của Chúa Giêsu, và tất cả, kể cả Chúa Giêsu, tùng phục Chúa Cha, thì Thiên Chúa sẽ là mọi sự trong tất cả” (Xc 1 Cr 15,28).
Tin Mừng cho chúng ta thấy Nước Chúa Giêsu đòi chúng ta điều gì: Tin Mừng nhắc nhở chúng ta rằng sự gần gũi và dịu dàng cũng là qui luật sống cho chúng ta, và chúng ta sẽ bị phán xét theo qui luật ấy. Đó là đại dụ ngôn về sự phán xét chung trong đoạn 25 của Tin Mừng theo thánh Mathêu. Vua nói: ”Hãy đến đây, hỡi những người được Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh nhận gia sản là Nước được chuẩn bị cho các con từ khi tạo dựng thế giới, vì Ta đói, các con đã cho Ta ăn, Ta khát các con đã cho ta uống, Ta là khách ngụ cư, các con đã đón tiếp Ta, Ta trần trụi, các con đã cho ta mặc, Ta bệnh tật và các con đã viếng thăm Ta, Ta ở trong tù, và các con đã đến gặp Ta” (25,34-36). Những người công chính sẽ hỏi: có bao giờ chúng con làm tất cả những điều ấy đâu? Và Vua đáp: ”Thực, Ta bảo thực các con: tất cả những gì các con đã làm cho một trong những người anh em bé mọn nhất của Ta đây, chính là các con làm cho Ta” (Mt 25,40).
ĐTC giải thích rằng: ”Ơn cứu độ không bắt đầu bằng sự tuyên xưng vương quyền của Chúa Kitô, nhưng từ sự noi gương các công việc từ bi qua đó Chúa thực thi Vương quốc của Ngài. Ai thực thi những công việc ấy thì chứng tỏ mình đã đón nhận Vương quyền của Chúa Giêsu, vì họ dành chỗ trong tâm hồn cho tình yêu mến Thiên Chúa. Vào cuối đời, chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu, về sự gần gũi và dịu dàng đối với anh chị em chúng ta. Chúng ta có được vào Nước Thiên Chúa hay không, được ở bên tả hay bên hữu Chúa, điều ấy tùy thuộc lòng bác ái của chúng ta đối với tha nhân. Chúa Giêsu, qua chiến thắng của Ngài, đã mở Nước Ngài cho chúng ta, nhưng tùy theo chúng ta có vào đó hay không, ngay từ đời này, chúng ta có trở nên người thân cận của người anh chị em hay không, người anh chị em đang xin cơm bánh, quần áo, sự đón tiếp, tình liên đới. Và nếu chúng ta thực sự yêu thương người anh chị em của chúng ta, thì chúng ta sẽ được thúc đẩy chia sẻ với họ điều quí giá nhất đối với chúng ta, đó là chính Chúa Giêsu và Tin Mừng của Chúa!
Áp dụng những điều trên đây vào các vị thánh mới, ĐTC nói:
”Ngày hôm nay, Giáo Hội đặt trước chúng ta những vị thánh mới như gương mẫu, chính qua những công việc quảng đại hiến thân cho Thiên Chúa và anh chị em, các vị đã phục vụ Nước Thiên Chúa, mỗi người trong môi trường của mình, và trở nên người thừa kế Nước Chúa. Mỗi vị Thánh đáp lại giới răn mến Chúa yêu người với tinh thần sáng tạo ngoại thường. Các vị đã tận tụy phục vụ những người rốt cùng không chút dè dặt, giúp đỡ những người túng thiếu, các bệnh nhân, người già, người lữ hành. Sự yêu thương ưu tiên mà các vị dành cho những người bé nhỏ và nghèo hèn chính là phản ánh và là mẫu mực tình yêu vô điều kiện đối với Thiên Chúa. Thực vậy, các thánh đã tìm kiếm và khám phá tình bác ái trong quan hệ mạnh mẽ và bản thân đối với Thiên Chúa, từ đó đã nảy sinh tình yêu chân thực đối với tha nhân. Vì thế, trong giờ phán xét, các vị đã nghe lời mời gọi ngọt ngào này: ”Hỡi những người được Cha Ta chúc phúc, hãy đến nhận gia sản là Vương quốc đã được chuẩn bị cho các con từ khi sáng tạo thế giới này” (Mt 25,34).
Và ĐTC kết luận rằng:
”Qua nghi thức phong thánh, một lần nữa chúng ta đã tuyên xưng mầu nhiệm Nước Thiên Chúa và tôn vinh Chúa Kitô Vua, là vị Mục Tử đầy tình thương yêu đối với đoàn chiên. Nguyện xin các thánh mới, qua tấm gương và lời chuyển cầu của các vị, làm tăng trưởng trong chúng ta niềm vui được tiến bước trong con đường Tin Mừng, quyết định đón nhận Tin Mừng như địa bàn hướng dẫn cuộc sống chúng ta. Chúng ta hãy bước theo, bắt chước niềm tin yêu của các thánh, để niềm hy vọng của chúng ta cũng được đặc tính bất diệt. Chúng ta đừng để mình bị xao nhãng vì những lợi lộc trần thế chóng qua. Xin Mẹ Maria, Nữ Vương tất cả các thánh, hướng dẫn chúng ta trong hành trình tiến về Nước Trời. Amen
Thánh lễ tiến hành như thường lệ. Đứng cạnh ĐTC trên bàn thờ có 6 HY và GM của các giáo phận xuất xứ của 6 vị thánh, đứng đầu là ĐHY Crescenzio Sepe, TGM giáo phận Napoli, 2 vị TGM Ấn độ, và các GM giáo phận Cosenza, Rimini và Vicenza.
Sau thánh lễ, ĐTC đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin. Số tín hữu tham dự tăng thêm hàng chục ngàn người. Trong dịp này ngài đã chào thăm các phái đoàn chính thức từ quốc gia, thành phố và giáo phận nguyên quán của các vị tân Hiển Thánh.
(daminhvn.net)