As Pope Francis inaugurates
this First Sunday of Advent, November 30, 2014, the Year of Consecrated Life,
some information on what the consecrated life (also known as religious life) means to the Church
would be interesting and helpful.
All Christians
united with Christ through the Sacrament of Baptism belong to the One, Holy,
Catholic and Apostolic Church.
In the Church, both
as a communion of believers and a structure of social assembly, they are
essentially equal in terms of members of the mystical Body of Christ. Their voice should be heard and their
contribution appreciated. What Saint
Paul taught remains true and valid: “There is neither Jew nor Greek, there is
neither slave nor free person, there is not male and female; for you are all
one in Christ Jesus.”
But it is Saint Paul
himself who speaks of different spiritual gifts in the service of the
Church’s unity the way many parts serve the common good of the body.
Those who, as
ordained ministers: deacons, priests, and bishops, serve the distribution of
sacraments and the leadership of the Church, are Christian clergymen.
Lay Christians are
those who live as “salt of the earth”
in all corners and layers of the world.
Consecrated
Christians are so called because of their way of life characterized with visible
detachment from the world’s many and different forms of attraction. By “visible” it means that people can see
distinctly how consecrated men and women differ from their fellow Christians in
both the clergy and the laity, in what they work, possess, use, and long for. Not only do their appearances tell you
something, but also their hearts, sealed with the evangelical vows, namely
obedience, chastity, and poverty, assure you of the truth that they are set
apart as sacred objects—together with church buildings, altars, vestments,
books, vessels—for worship purpose only.
They are living witnesses
to a life totally dedicated to the Lord as it was depicted by Saint Paul: “An
unmarried man is anxious about the things of the Lord, how he may please the
Lord. But a married man is anxious
about the things of the world, how he may please his wife, and he is
divided. An unmarried woman or a
virgin is anxious about the things of the Lord, so that she may be holy in
both body and spirit. A married woman,
on the other hand, is anxious about the things of the world, how she may
please her husband.”
The presence of
consecrated life within the Church and the world forever reminds humanity of
the very ultimate purpose of man’s existence: God. It is from God that we come into the
world. It is God, too, Whom we shall
one day return to and in Whom alone we find our final fulfillment.
For the
aforementioned reasons, consecrated life always plays an indispensable role
in the Church and, in a certain way, in the world.
By Fr. Francis
Nguyen, O.P.
|
Nhân dịp Đức Thánh
Cha Phan-xi-cô khai mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến vào Chúa Nhựt I Mùa Vọng 30
tháng 11 năm 2014, chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa và vai trò của Đời Sống
Thánh Hiến (thường quen gọi là Đời Sống Tu Trì) trong Hội Thánh.
Tất cả mọi Ki-tô hữu
nhờ Bí Tích Thánh Tẩy được hiệp nhứt với Chúa Ki-tô và đều thuộc về một Hội
Thánh Duy Nhứt, Thánh Thiện, Công Giáo, và Tông Truyền.
Sống trong một Hội
Thánh, xét về bản chất là một công cuộc hiệp thông giữa các tín hữu hoặc một
cấu trúc cộng đoàn xã hội, các Ki-tô hữu đều thực sự bình đẳng với nhau theo
tư cách là những chi thể của Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Ki-tô. Tiếng nói của họ phải được lắng nghe, đóng
góp của họ phải được đón nhận. Điều
Thánh Phao-lô dạy luôn có đúng đắn và có giá trị: “Không còn là Do Thái hay
Hy Lạp, không còn là nô lệ hay tự do, không còn là nam hay nữ; bởi lẽ anh chị
em đều trở thành một trong Chúa Ki-tô.”
Song cũng chính
Thánh Phao-lô có nói về các ơn huệ tinh thần nhắm phục vụ tính duy nhứt của
Hội Thánh, tựa như các chi thể phục vụ công ích của toàn thân.
Những tín hữu trong
vai trò là các tác viên được lãnh nhận Bí Tích Truyền Chức Thánh, như các phó
tế, linh mục, và giám mục, thì lo phục vụ việc ban bố các bí tích và lãnh đạo
Hội Thánh, được gọi là các Ki-tô hữu giáo sĩ.
Ki-tô hữu giáo dân
là các tín hữu sống như “muối đất” ở mọi ngóc ngách và tầng lớp của trần thế
nầy.
Các Ki-tô hữu thánh
hiến được mang danh như vậy bởi vì nếp sống của họ ghi đậm nét siêu thoát
khỏi mọi hình thức quyến rũ của trần gian.
Nói là “đậm nét” vì ai ai cũng có thể nhận ra những thiện nam tín nữ
tận hiến nầy khác biệt với các đồng đạo Ki-tô hữu của họ, gồm cả giáo sĩ và
giáo dân, nơi mục tiêu công việc họ làm, nơi tài sản họ sở hữu, nơi những gì
họ sử dụng, và nơi nỗi thao thức của họ.
Chẳng những ngoại diện của họ đã nói được cho chúng ta biết một điều
gì đó, mà cõi lòng của họ, nhờ được ghi dấu ấn của các lời khấn theo Tin
Mừng, như vâng phục, khiết tịnh, và thanh bần, còn khẳng định một chân lý nầy
là họ được dành riêng như những vật dụng thánh, như thánh đường, bàn thánh,
áo lễ, sách thánh, chén và bình thánh, tất cả đều được dành riêng cho mục
đích duy nhứt là thờ phượng Thiên Chúa .
Họ là những chứng
nhân sống cho cuộc đời hoàn toàn cống hiến cho Chúa theo như cách mô tả của
Thánh Phao-lô: “Một người đàn ông không có vợ thì chăm lo công việc của Chúa,
sao cho đẹp lòng Chúa. Còn người đàn
ông có gia đình thì mải mê chuyện đời, sao cho vui lòng vợ, và vì thế mà bị
phân hóa. Một phụ nữ không chồng hay
một trinh nữ thì bận tâm lo việc của Chúa, nhờ đó mà được thánh thiện cả xác
lẫn hồn. Trong khi đó, người đàn bà có
chồng phải lo âu việc đời, sao cho vui lòng chồng.”
Đời sống thánh hiến
hiện diện trong Hội Thánh và trong thế giới để luôn nhắc nhở mọi người về mục đích tối hậu của
cuộc sống con người: đó là Thiên Chúa.
Chúng ta xuất phát từ Thiên Chúa mà tiến vào trần gian nầy. Một ngày không xa, chúng ta lại sẽ trở về
cùng Thiên Chúa, và chỉ nơi Người chúng ta mới tìm đuợc trọn vẹn nghĩa lý của
đời mình.
Vì những lý do nói
trên, đời sống thánh hiến luôn giữ một vi trí bất khả chuẩn chước trong Hội
Thánh, và cũng có thể nói được là trong thế gian nầy nữa.
|