Khát nước, đi tiểu thường xuyên, buồn nôn và giảm cân là triệu chứng chung của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
Có hai loại bệnh tiểu đường, cùng một nguyên tắc chẩn đoán triệu chứng: Lượng đường trong máu cao.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là tiểu đường bẩm sinh và xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi, bắt đầu từ lúc mới sinh. Đây được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên, mặc dù người lớn cũng có thể mắc.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 phần lớn liên quan đến lối sống và là triệu chứng của sự giàu có trên toàn cầu; Chúng ta ăn thực phẩm phong phú hơn và tập thể dục ít hơn. Đây là căn bệnh âm thầm.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 bắt đầu khi tuyến tụy không còn sản xuất đủ insulin. Trong vòng vài tháng, tuyến tụy ngừng sản xuất insulin hoàn toàn. Các triệu chứng để theo dõi, đặc biệt là ở trẻ em, bao gồm:
- Khát nước: Bệnh nhân tiểu đường không được điều trị thường xuyên khát nước và không gì làm tan cơn khát.
- Đi tiểu thường xuyên: Không chỉ đơn giản là kết quả của việc uống nhiều chất lỏng, bệnh nhân tiểu đường không được điều trị sẽ đi tiểu rất thường xuyên.
- Buồn nôn: Nếu không chữa trị, người mắc bệnh tiểu đường sẽ thường buồn nôn và ói mửa. Điều này đặc biệt đúng đối với những người đang uống soda hay đồ uống có đường khác để làm dịu cơn khát không thể tắt của họ.
- Sụt cân: Bởi vì insulin rất cần thiết để chuyển hóa thức ăn đúng cách, bệnh nhân tiểu đường không được điều trị sẽ sụt cân dù họ có ăn nhiều thế nào.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 bắt đầu chậm vì cơ thể bạn phát triển sự đề kháng insulin. Thuốc uống có thể giúp khôi phục sự trao đổi chất khỏe mạnh của cơ thể. Ở một số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy cuối cùng sẽ không sản sinh insulin theo yêu cầu - hoặc bất kỳ lượng insulin nào - giống như bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, và họ buộc phải tiêm bổ sung insulin. Mặc dù hiếm, song số trường hợp thanh thiếu niên mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày càng tăng. Dưới đây là các triệu chứng của căn bệnh này:
- Khát nước, đi tiểu thường xuyên, buồn nôn, và giảm cân, giống với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1.
- Nhiễm trùng thường xuyên, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không được điều trị sẽ không thể tự lành một vết xước hay tổn thương khác một cách nhanh chóng.
- Mờ mắt nếu bệnh tiểu đường không được điều trị.
- Ngứa ran hoặc tê ở bàn tay và bàn chân có thể xảy ra.
Bệnh tiểu đường không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả có thể dẫn đến tất cả các loại biến chứng, bao gồm cả cái chết. Mù lòa và phẫu thuật cắt bỏ chi là kết quả chung nếu bệnh không được chữa trị hiệu quả.
Mặt khác, điều trị cho bệnh tiểu đường sẽ giúp hầu hết mọi người có cuộc sống hoàn toàn bình thường. Nhiều người bị mắc biến chứng là do điều trị không hiệu quả. Bệnh nhân cần tự theo dõi và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và điều chỉnh thuốc cho phù hợp, bệnh sẽ ít nguy cơ biến chứng hơn.
Nếu bạn quan sát thấy bất cứ triệu chứng của bệnh tiểu đường, hãy tiến hành xét nghiệm.
(st)