Saint John Paul The Great
|
Đại Thánh Gio-an
Phao-lô
|
Pope John Paul II made history in 1978 by
becoming the first non-Italian pope in more than 400 years.
Synopsis
Pope John Paul II was born Karol
Józef Wojtyla on May 18, 1920, in Wadowice, Poland. He was ordained in 1946,
became the bishop of Ombi in 1958, and became the archbishop of Krakow in
1964. He was made a cardinal by Pope Paul VI in 1967, and in 1978 became the
first non-Italian pope in more than 400 years. He was a vocal advocate for
human rights and used his influence to effect political change. He died in
Italy in 2005. It was announced in July of 2013 that he would be declared a
saint in April of the following year.
Early Life
Born Karol Józef Wojtyla on May
18, 1920, in Wadowice, Poland, Pope John Paul II's early life was marked by
great loss. His mother died when he was 9 years old, and his older brother
Edmund died when he was 12.
Growing up, John Paul was athletic
and enjoyed skiing and swimming. He went to Krakow's Jagiellonian University
in 1938 where he showed an interest in theater and poetry. The school was
closed the next year by Nazi troops during the German occupation of Poland.
Wanting to become a priest, John Paul began studying at a secret seminary run
by the archbishop of Krakow. After World War II ended, he finished his
religious studies at a Krakow seminary and was ordained in 1946.
John Paul spent two years in Rome
where he finished his doctorate in theology. He returned to his native Poland
in 1948 and served in several parishes in and around Krakow. John Paul became
the bishop of Ombi in 1958 and then the archbishop of Krakow six years later.
Considered one of the Catholic Church's leading thinkers, he participated in
the Second Vatican Council—sometimes called Vatican II. The council began
reviewing church doctrine in 1962, holding several sessions over the course
of the next few years. As a member of the council, John Paul helped the
church to examine its position in the world. Well regarded for his
contributions to the church, John Paul was made a cardinal in 1967 by Pope
Paul VI.
In 1978, John Paul made history by
becoming the first non-Italian pope in more than four hundred years. As the
leader of the Catholic Church, he traveled the world, visiting more than 100
countries to spread his message of faith and peace. But he was close to home
when he faced the greatest threat to his life. In 1981, an assassin shot John
Paul twice in St. Peter's Square in Vatican City. Fortunately, he was able to
recover from his injuries and later forgave his attacker.
A vocal advocate for human rights,
John Paul often spoke out about suffering in the world. He held strong
positions on many topics, including his opposition to capital punishment. A
charismatic figure, John Paul used his influence to bring about political
change and is credited with the fall of communism in his native Poland. He
was not without critics, however. Some have stated that he could be harsh
with those who disagreed with him and that he would not compromise his
hard-line stance on certain issues, such as contraception.
In his later years, John Paul's
health appeared to be failing. At public appearances, he moved slowly and
seemed unsteady on his feet. He also visibly trembled at times. One of his
doctors also disclosed that John Paul had Parkinson's disease, a brain
disorder often characterized by shaking, in 2001. But there was never any
official announcement about his illness from the Vatican.
John Paul II died on April 2,
2005, at the age of 84, at his Vatican City residence. More than 3 million
people waited in line to say good-bye to their beloved religious leader at
St. Peter's Basilica before his funeral on April 8.
On July 5, 2013, waving the usual
five-year waiting period, the Vatican announced that the Roman Catholic
Church would declare Pope John Paul II a saint, and that the canonization
ceremony would likely take place within the next 16 months. The Vatican also
stated that Pope John XXIII, who headed the Catholic Church from 1958 until
his death in 1963 and convened the Vatican II Council, would also be declared
a saint.
On September 30, 2013, Pope
Francis anounced that the canonisations of Pope John Paul II and Pope John
XXIII would occur on April 27, 2014. The announcement of Pope John Paul II's
canonisation came after the Vatican revealed that two miracles were
attributed to the late pope. After a dying French nun, Sister Marie
Simon-Pierre Normand, prayed to Pope John Paul II for during her battle with
Parkinson's disease—the same illness that killed the pope—she was cured. The
second miracle involved a 50-year-old woman, who claimed that she was cured
of a brain aneurysm after a photograph of Pope John Paul II spoke to her.
(Source:
www.biography.com)
|
Đức
Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã làm nên lịch sử khi trở thành vị giáo hoàng đầu
tiên không phải là người Ý trong hơn 400 năm.
Tổng Hợp
Đức
Thánh Cha Gio-an Phao-lô II, tục danh là Karol Joséf Wojtyla, sinh ngày 18
tháng 5, năm 1920, tại Wadowice, Ba Lan.
Thụ phong linh mục năm 1946, trở thành giám mục Ombi năm 1958, rồi tổng
giám mục Krakow năm 1964. Người được Đức Thánh Cha Phao-lô VI đặt làm hồng y
năm 1967, và rồi năm 1978 trở thành vị
giáo hoàng đầu tiên không phải là người Ý trong hơn 400 năm lịch sử Hội
Thánh.
Là tiếng nói mạnh mẽ binh vực nhân quyền,
Người dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy những thay đổi về chính trị. Người qua đời tại Ý năm 2005. Tháng 7 năm 2013, có tin báo là Người sẽ được
tuyên dương hiển thánh vào tháng 4 năm sau.
Thời Trai Trẻ
Tuổi thơ của Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II
mang dấu ấn của nhiều mất mát nặng nề.
Mới 9 tuổi đầu, Người đã mồ côi mẹ, rồi năm 12 tuổi lại mất đi người
anh là Edmund.
Trưởng thành, Người hâm mộ thể thao, trượt
tuyết và bơi lội.
Năm 1938 Người vào Đại Học Jogaila ở Krakow
và rất ham thích bộ môn sân khấu và thi phú.
Năm sau đó viện đại học bị quân đội Quốc Xã đóng cửa trong thời kỳ Đức
xâm chiếm Ba Lan.
Mong muốn trở thành linh mục, Người theo học
tại một chủng viện bí mật do đức tổng giám mục Krakow tổ chức. Sau Thế Chiến II, Người hoàn tất chương
trình tu học tại một chủng viện ở Krakow và được thụ phong linh mục năm 1946.
Thăng Tiến Trong Hội
Thánh
Đức Gio-an Phao-lô II trải qua 2 năm tại
Rô-ma để hoàn tất học vị tiến sĩ thần học. năm 1948 Người quay về quê hương Ba Lan và
phục vụ nhiều giáo xứ trong và lân cận Krakow.
Năm 1958 Người trở thành giám mục Ombi, rồi
6 năm sau làm tổng giám mục Krakrow.
Được nhìn nhận như một trong những nhân vật
có suy tư hàng đầu của Hội Thánh Công Giáo, Người tham dự Công Đồng Vatican
II, đôi khi thường gọi là Vatican II.
Từ năm 1962, công đồng bắt đầu nhiều phiên họp kéo dài mấy năm sau đó
để duyệt xét lại đạo lý của Hội Thánh.
Là thành viên của công đồng, Đức Gio-an Phao-lô II trợ giúp cho việc
lượng định lập trường của Hội Thánh đối với thế giới. Để biểu dương những đóng góp của Người cho
Hội Thánh, Đức Thánh Cha Phao-lô VI đặt Người làm hồng y năm 1967.
Trở Thành Giáo
Hoàng
Năm 1978, Đức Gio-an Phao-lô II đã làm nên
lịch sử khi trở thành vị giáo hoàng đầu tiên không phải là người Ý trong hơn
400 năm. Trong vai trò lãnh đạo Hội
Thánh, Người công du khắp thế giới, thăm viếng hơn 100 quốc gia để truyền tải
sứ điệp đức tin và hòa bình. Song khi
Người đang ở gần cận nhà, thì lại phải đối mặt với một biến cố kinh khủng
suýt làm Người thiệt mạng. Năm 1981, một
tay sát thủ nổ hai phát súng vào Đức Gio-an Phao-lô II trên Quảng Trường
Thánh Phê-rô trong Điện Vatican. May
thay, Người đủ sức qua khỏi những vết thương và sau đó còn tha thứ cho hung
thủ.
Di Sản
Nổi danh là một người binh vực nhân quyền rất
trực ngôn, Đức Gio-an Phao-lô II thường thẳng thắn phát biểu về vấn đề đau khổ
trong thế giới. Người mạnh mẽ bày tỏ lập
trường về nhiều chủ điểm, kiên quyết phản đối án tử hình.
Là một nhân vật có sức thu hút quần chúng,
Đức Gio-an Phao-lô II dùng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy nhiều thay đổi về chính trị và được
ghi công trong biến cố chủ nghĩa cộng sản sụp đổ tại quê hương Ba Lan của Người.
Dầu vậy, cũng không thiếu kẻ công kích Người.
Họ cho rằng Người xử khắc nghiệt với những ai bất thuận với mình, và không bao
giờ chịu nhượng bộ trong lập trường quyết liệt chống lại một số giải pháp, chẳng
hạn như việc ngừa thai.
Vào những năm cuối đời, sức khỏe của Đức
Gio-an Phao-lô II có dấu hiệu suy giảm.
Trong các buổi xuất hiện trước công chúng, Người di chuyển chậm chạp
và bước chân không còn vững chắc. Nhiều
khi người ta còn thấy vị giáo hoàng bị run rẩy. Một trong số các bác sĩ của Đức Thánh Cha
tiết lộ vào năm 2001 là Người mắc bịnh Parkinson, một chứng rối loạn não với
dấu hiệu đặc trưng là bị run. Nhưng chẳng
bao giờ có thông báo chính thức nào từ Điện Vatican về bịnh tật của Người.
Đức Gio-an Phao-lô II mất ngày 2 tháng 4,
năm 2005 tại cư dinh của Người ở Vatican, thọ 84 tuổi. Khoảng 3 triệu người sắp hàng tại Vương
Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô, chờ đến lượt được nói lời giả biệt với vị lãnh
đạo tôn giáo của mình, trước khi Người được an táng vào ngày 8 tháng 4.
Ngày 5 tháng 7, năm 2013, sau khi phát động
thời hạn 5 năm chờ đợi thường lệ, Điện Vatican báo tin là Hội Thánh Công Giáo
Rô-ma sẽ công bố Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II là hiển thánh, và nghi lễ công
bố hiển thánh có phần chắc chắn sẽ diễn ra trong 16 tháng sắp đến. Điện Vatican đồng thời báo tin là Đức Thánh
Cha Gio-an XXIII, từng lãnh đạo Hội Thánh từ năm 1958 đến 1963, và là vị giáo
hoàng đã triệu tập Công Đồng Vatican II, cũng sẽ được công bố hiển thánh.
Ngày 13 tháng 9, năm 2013, Đức Thánh Cha
Phan-xi-cô công bố lễ tuyên dương hiển thánh cho Đức Gio-an Phao-lô II và Đức
Gio-an XIII sẽ diễn ra vào ngày 27 tháng 4, năm 2014.
Thông báo về lễ công bố hiển thánh cho Đức
Gio-an Phao-lô II được đưa ra sau khi Điện Vatican tiết lộ 2 phép lạ được cho
là nhờ công đức của vị cố giáo hoàng.
Một nữ tu người Pháp, Chị Marie
Simon-Pierre Normand, đang trong cơn thập tử nhứt sinh vật lộn với chứng
Parkinson—chính chứng bịnh từng lấy đi
sinh mạng của vị giáo hoàng—đã được chữa lành nhờ cầu xin Người can thiệp.
Phép lạ thứ 2 liên quan đến một phụ nữ 50
tuổi. Bà nầy quả quyết mình được chữa
khỏi bịnh giãn tĩnh mạch sau khi một bức ảnh của Đức Gio-an Phao-lô II ngỏ lời
với bà.
Chuyển ngữ: Lm. P.X. Nguyễn Văn Nhứt,
O.P.
|