Tìm Kiếm

21 tháng 4, 2014

MƯỜI LÝ DO PHẢI GÌN GIỮ DI SẢN ĐỨC THÁNH CHA GIO-AN PHAO-LÔ II SỐNG MÃI

TEN REASONS TO KEEP POPE JOHN PAUL II’S LEGACY ALIVE
MƯỜI LÝ DO PHẢI GÌN GIỮ DI SẢN ĐỨC THÁNH CHA GIO-AN PHAO-LÔ II SỐNG MÃI
 Thoughts from John Paul The Great Catholic University on Culture, Art and Entertainment Media

1) His bio would be epic even if he didn’t become Pope
Karol Wojtyla’s mother died when he was 8 years old.  By 20, he was the sole survivor of his family, alone in the world.  Add to that growing up in war-torn Poland; experiencing the persecution of his people first by the Nazis and their death camps; then witnessing further oppression by the Communist regime.  Karol was no stranger to suffering.  If anyone had a right to give up hope, it would have been him.
During the Nazi occupation, Karol formed an underground acting society to keep Polish culture alive.  He heroically saved multiple Jews from capture and death.  He studied to be a priest in a clandestine seminary, continually putting his life at risk.
When you read all his writings, realizing what he personally went through, it’s hard not to respect the man.
By age 26 he became a priest, and at 58 became Pope John Paul II.
Know what, this meme says it better than I ever could:

2) The downfall of communism
John Paul II played an instrumental role in the downfall of communism in Eastern Europe.  As Gorbachev himself said: “The collapse of the Iron Curtain would have been impossible without John Paul II.”
One of my favorite movies on JPII is a documentary about his watershed trip to Poland in June of 1979, which helped spark a peaceful revolution in his native country.  Do yourself a favor and watch it: Nine Days That Changed the World.
(Seriously, stop reading this blog post, and just go order it)
3) Theology of the Body
In a century confused by widespread deterioration in sexual morality, JPII took the Church’s timeless teachings on love, marriage, sex, and family – and presented them in a new light.  He helped us understand why we believe what we believe, and ultimately showed us that Catholic sexual ethics are in fact truly liberating
4) A brilliant linguist
So… while in college, JPII mastered at least 9 languages (and studied more).  This came in handy, as he would later become the most well-travelled Pope in history, visiting his flock in 129 different countries.
When I was in college, I barely mastered English.
It’s hard not to respect brilliant people.  And it’s impossible not to respect them when they use their gifts for Good.
5) Christian Personalism
Repeatedly throughout his papacy, JPII preached the dignity of each and every human person, in all stages of life.  He reminded us that persons are made for love, not for use.  And he echoed the words of our Savior when he told us, “Man cannot fully find himself except through a sincere gift of himself.”
Life is about people, not things.  In a culture where self-gratification, fortune, and fame are the ultimate goods, and in a society where objectification of persons is common practice, this was – and still remains – a message the world desperately needed to hear.
What really makes us love JPII though, is not just the message, but the fact that he embodied this philosophy with the way he lived his entire life.  Remembering the names of his Swiss guards.  Humbly serving his flock for over 20 years.  Discarding formalities and embracing those who tried to kiss his ring.  He had a certain way about him where you knew he deeply cared about you, even if he
barely knew you.  JPII sincerely made his life a gift to all of us.

6) A saint in the 21st century
JPII showed us what it looks like to be a saint in the modern world.  And more importantly, he showed us it could be done.
Who among us wasn’t inspired by his holiness?  Striving for sainthood became something attractive.  Living a life of prayer and virtue was something that, maybe I too, could reach for.
JPII understood young people; he understood their desires and their fears.  World Youth Day anyone?  JPII drew such enormous crowds because his messages were challenging, yet filled with hope.  Compassionate, yet not watered down.  We knew in our hearts that he spoke the truth, and each message was a cause for contemplation.
“It is Jesus that you seek when you dream of happiness; He is waiting for you when nothing else you find satisfies you; He is the beauty to which you are so attracted; it is He who provoked you with that thirst for fullness that will not let you settle for compromise; it is He who urges you to shed the masks of a false life; it is He who reads in your heart your most genuine choices, the choices that others try to stifle.
It is Jesus who stirs in you the desire to do something great with your lives, the will to follow an ideal, the refusal to allow yourselves to be ground down by mediocrity, the courage to commit yourselves humbly and patiently to improving yourselves and society, making the world more human and more fraternal.”
7) Forgiving his assassin
 Not something most of us get the chance to do… but I imagine if we did, it would be extremely difficult.
JPII led by example – even when it was tough – and showed us what the Christian walk looks like.

8) The New Evangelization

JPII got us pumped to be Catholic again.  He was an invigorating breath of fresh hope and promise to the Church, especially to us young people.  And he reminded us of the need to be “evangelizers” to those Catholics in our lives who also need to re-experience God’s love and truth.
“I sense that the moment has come to commit all of the Church’s energies to a new evangelization and to the mission. No believer in Christ, no institution of the Church can avoid this supreme duty: to proclaim Christ to all peoples.” 
And as a media school, it’s hard not to get excited about his view for media in the new evangelization.  JPII recognized technology as a gift from God that has huge potential to be used either for good or ill.  He inspired many of us to take up media and use it for the betterment of culture.
“For the new evangelization to be effective, it is essential to have a deep understanding of the culture of our time in which the social communications media are most influential.”
9) His love for the arts
JPII had a huge passion for the arts, and understood how precious cultural traditions are.  While a kid, his dream was to be an actor.  He enjoyed literature, drama, and even movies.  One of our favorite quotes at JP Catholic:
“I send from my heart a special blessing to all those who, with their different tasks, work in the cinema industry and also to those who endeavor to use the cinema as an authentic vehicle of culture for the integral growth of each person and of society as a whole.”
In 1999, he also wrote a Letter to Christian Artists, reminding them of their vocation as co-creators, and urged them to express Truth, Beauty, and Goodness with their artistic intuition.
10) That smile

 (The author, Joe Houde, studied business and media at Franciscan University of Steubenville, U.S.A.  He currently works in Admissions at JP Catholic University.)

Suy Tư của Viện Đại Học Công Giáo Đại Thánh Gio-an Phao-lô Chuyên Khoa Văn Hóa, ghệ Thuật và Truyền Thông Giải Trí


1)           Tiểu sử của Người vẫn cứ mãi là một thiên hùng ca, cho dù Người không trở thành giáo hoàng đi nữa
Thân mẫu của cậu bé Karol Wojtyla qua đời khi cậu mới lên 8.  Khoảng 20 tuổi, anh trở thành người duy nhứt trong gia đình còn sống sót, đơn độc trên cõi đời.  Thêm vào đó, trưởng thành trong đất nước Ba Lan bị tan nát vì chiến tranh; trải nghiệm tình cảnh dân tộc của mình bị sát hại, trước tiên do quân Quốc Xã và các trại giam tử thần; kế đó chứng kiến cuộc đàn áp do chế độ Cộng Sản.  Anh Karol không lạ gì với vấn đề đau khổ.  Giả như có ai đó cho mình cái quyền được tuyệt vọng, thì người ấy phải chính là anh.
Trong thời kỳ bị Quốc Xã chiếm đóng, anh Karol thành lập một nhóm hành động bí mật để gìn giữ cho văn hóa Ba Lan được sống mạnh.  Anh dũng cảm cứu thoát nhiều người Do Thái khỏi bị bắt và bị thủ tiêu.  Anh theo đuổi việc học để trở thành linh mục trong một chủng viện bí mật, liên tục lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Khi đọc tất cả các tác phẩm của Người, biết được những gì Người đã trải qua, bạn khó mà không bày tỏ lòng kính trọng con người ấy.
Lúc 26 tuổi, Người trở thành linh mục, rồi năm 58, là Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II.
Bạn có biết không, phong thái sau đây có thể nói lên điều tôi muốn diễn đạt một cách hoàn hảo hơn:
Chứng kiến gia đình mình bị sát hại.  Chứng kiến thành phố của mình bị ác tà hủy hoại.  Học hỏi và được đào tạo trong bí mật để tố giác bất công.  Không bao giờ sát hại kẻ đã thủ tiêu những người thân yêu của mình.  Trốn vào hang bí mật.  Xuất hiện trong dáng vẻ dịu dàng, thêm đủ bộ cánh với một chiếc áo choàng.  Sử dụng một chiếc xe có tấm che chắn đạn.  Dẫn vào một kỷ nguyên tự do và thương yêu.   
Người Dơi Di Động Của Bạn
2)           Biến cố sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản
Đức Gio-an Phao-lô II đóng một vai trò khí cụ trong biến cố sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu.  Chính ông Gorbachev đã nói: “Bức Màn Sắt đã không thể bị hạ xuống nếu như không có Đức Gio-an Phao-lô II.”
Một trong những bộ phim ưng ý của tôi về Đức Gio-an Phao-lô II là cuốn phim tài liệu thuật lại chuyến du hành lịch sử của Người đến Ba Lan vào tháng 6 năm 1979, khiến bùng lên một cuộc cách mạng ôn hòa trên quê hương của Người.  Bạn hãy tự thưởng một ân huệ là xem bộ phim “Chín Ngảy Làm Thay Đổi Thế Giới”.  (Nói nghiêm chỉnh đấy: cứ ngưng đọc bài nầy để đặt mua ngay bộ phim ấy.)   
3)           Thần học về thân xác
Giữa một thế kỷ bị hoảng loạn vì tình trạng xuống cấp tràn lan về luân lý tính dục, Đức Gio-an Phao-lô II vận dụng giáo huấn vạn thế chân truyền của Hội Thánh về tình yêu, hôn nhân, tính dục, và gia đình, trình bày các đề tài ấy trong một ánh sáng mới mẻ.  Người giúp chúng ta hiểu được vì sao chúng ta tin điều mình tin, và cuối cùng Người chỉ cho chúng ta thấy là luân lý tính dục Công Giáo thực ra lại có khuynh hướng giải thoát.
4)           Một nhà ngữ học thông tuệ
Thế đấy…hồi còn học cao đẳng, Đức Gio-an Phao-lô II từng nắm vững chí ít 9 ngôn ngữ (còn học thêm nữa).  Điều nầy hóa ra lại hữu dụng, bởi lẽ về sau Người sẽ trở thành vị giáo hoàng du hành nhiều nhứt trong lịch sử, thăm viếng đàn chiên của mình tại 129 quốc gia khác nhau.
Còn tôi thì thời ở cao đẳng chỉ nắm vững Anh Ngữ là khá lắm rồi.
Khó mà không tỏ lòng kính phục những con người kiệt xuất.  Càng không thể không ngưỡng mộ những con người như vậy khi họ sử dụng tài năng của mình để phụng sự điều Thiện.   
5)           Thuyết nhân vị Ki-tô Giáo
Lặp đi lặp lại nhiều lần trong triều đại giáo hoàng của Người, Đức Gio-an Phao-lô II giảng dạy về phẩm giá của mỗi một nhân vị, xuyên suốt mọi giai đoạn cuộc đời.  Người nhắc lại cho chúng ta rằng con người được sáng tạo là để yêu thương, chứ không phải để sử dụng.  Người làm âm vang lời Đấng Cứu Thế của chúng ta khi nói rằng, “Con người không thể tìm gặp mình một cách trọn vẹn trừ phi biết chân thành trao tặng chính bản thân.”
Cuộc sống có liên quan đến con người chứ không phải đến các vật thể.  Trong một nền văn hóa sùng thượng tính tự mãn, của cải, và danh tiếng, và trong một xã hội thường xuyên biến con người thành vật thể, thì quả thực đây chính là sứ điệp đã và còn đang được thế giới tha thiết lắng nghe.  
Tuy nhiên, yếu tố khiến chúng ta yêu mến Đức Gio-an Phao-lô II không chỉ là bức thông điệp, song là vì trong thực tế Người đã trở thành hiện thân của chính triết lý đó bằng cung cách Người sống trọn cuộc đời mình.  Nhớ danh tánh của đội Vệ Binh Thụy Sĩ.  Khiêm tốn phục vụ đàn chiên suốt hơn 20 năm.  Miễn giảm các nghi thức và ôm choàng những ai cố tìm cách hôn nhẫn Người.  Người có một phương cách nào đó làm bạn cảm nhận được là Người quan tâm đến bạn, mặc dầu Người chỉ mới quen biết bạn.  Đức Gio-an Phao-lô II chân thành biến cuộc đời mình thành một quà tặng cho tất cả chúng ta.       
6)           Một vị thánh của thề kỷ 21
Đức Gio-an Phao-lô II chỉ cho chúng ta nhận ra dung mạo của một vị thánh trong thời hiện đại.  Nhưng quan trọng hơn, Người còn dạy cho chúng ta biết  là dung mạo ấy có thể thực hiện được.
Có ai trong chúng ta lại không được thánh đức của Người truyền cho cảm hứng?  Nỗ lực đạt tới thánh đức trở thành một điều hấp dẫn.  Sống một cuộc đời cầu nguyện và đức độ là một điều mọi người, có lẽ cả tôi nữa, đều có khả năng đạt tới.
Đức Gio-an Phao-lô II hiểu giới trẻ; Người hiểu những khát vọng và sợ hãi của họ.  Có ai từng tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới chứ?  Đức Gio-an Phao-lô thu hút được những đám đông khổng lồ như thế bởi vì các sứ điệp của Người tuy mang tính thách đố, nhưng lại chứa chan hy vọng.  Đầy trắc ẩn, nhưng không nhu nhược. Tự cõi lòng chúng ta, chúng ta biết Người nói lên chân lý, nên mỗi một sứ điệp là một nguyên cớ để suy gẫm. 
Khi chúng con ước mơ được hạnh phúc, đó chính là lúc chúng con tìm kiếm Chúa Giê-su.  Người đang chờ đợi chúng con khi tất cả mọi thứ chúng con tìm được không thể thỏa mãn chúng con.  Người chính là vẻ đẹp rất cuốn hút chúng con.  Chính Người đã khơi lên nỗi khát vọng muốn đạt tới tình trạng viên mãn, nỗi khát vọng không cho phép chúng con tìm cách thỏa hiệp.  Chính Người thúc giục chúng con gỡ bỏ những chiếc mặt nạ của một cuộc sống giả trá.  Chính Người đọc được những chọn lựa đắt giá nhứt trong lòng chúng con, những chọn lựa đó luôn bị thiên hạ tìm cách làm cho thui chột đi.    
Chính Chúa Giê-su khơi mở trong chúng con nỗi khát vọng phải làm một điều gì đó thật vĩ đại để đời, ý định theo đuổi một lý tưởng, cương quyết không cho phép mình bị đánh gục vì những điều tầm thường, lòng dũng cảm dấn thân một cách khiêm tốn và kiên trì để hoàn thiện bản thân và xã hội, biến đổi thế giới thành nhân bản hơn và có tình huynh đệ hơn.”             
7)           Tha thứ cho sát thủ đã ám hại mình
Điều nầy chẳng mấy ai trong chúng ta có may mắn được thực hiện…tuy vậy, theo tôi nghĩ, nếu như chúng ta có được cơ hội đi nữa, thì cũng là một điều cực kỳ khó khăn.
Đức Gio-an Phao-lô II lãnh đạo bằng gương sáng—ngay cả trong tình huống ngặt nghèo—và chỉ cho chúng ta biết thế nào là cách hành xử theo tinh thần Ki-tô Giáo. 
8)           Tân Phúc Âm Hóa
Đức Gio-an Phao-lô II khiến chúng ta bị choáng váng vì phải trở thành người Công Giáo một lần nữa.  Người là luồng sinh khí mạnh mẽ thổi niềm hy vọng tươi mát đầy hứa hẹn vào đời sống Hội Thánh, nhứt là đối với giới trẻ.  Người còn nhắn nhủ là chúng ta cần phải trở thành “những người  loan báo Tin Mừng” cho anh chị em Công Giáo nào đang cần tìm lại được cảm nghiệm về tình yêu và chân lý của Thiên Chúa.
Cha linh cảm đã tới lúc phải vận dụng tất cả năng lực của Hội Thánh vào công cuộc tân Phúc Âm hóa và sứ vụ truyền giáo.  Không một tín hữu Ki-tô nào, không một định chế nào của Hội Thánh có thể tránh né nghĩa vụ tối thượng nầy: đó là công bố Chúa Ki-tô cho mọi dân tộc.”
Là một nhà trường chuyên đào tạo về truyền thông, thực khó mà không cảm thấy hào hứng với quan điểm của Người về công cuộc tân Phúc Âm hóa.  Đức Gio-an Phao-lô II nhìn nhận kỹ thuật là quà tặng của Thiên Chúa với tiềm lực khổng lồ có thể được sử dụng cho cả thiện lẫn ác.  Người khuyến khích chúng ta chụp lấy phương tiện truyền thông để cải thiện nền văn hóa.
Muốn thành công trong công cuộc tân Phúc Âm hóa, cần phải hiểu biết thấu đáo về nền văn hóa của thời đại chúng ta, trong đó các phương tiện truyền thông xã hội rất có ảnh hưởng.”     
9)           Tình yêu của Người dành cho nghệ thuật
Đức Gio-an Phao-lô II rất  hâm mộ nghệ thuật, và hiểu được giá trị hết sức cao quý  của các truyền thống văn hóa.  Khi còn là một cậu bé, ước mơ của Người là trở thành một diễn viên.  Người ưa thích văn chương, kịch nghệ, và ngay cả điện ảnh.
Một trong những câu trích dẫn ưng ý của tôi ở Viện Đại Học Công Giáo Đức Gio-an Phao-lô II là:
Cha chân thành chúc lành cho những ai, tùy theo các vai trò khác nhau, đang hoạt động trong kỹ nghệ phim ảnh, cũng như cho những ai đang nỗ lực dùng phim ảnh như một phương tiện chuyển tải văn hóa để phục vụ cho tiến trình trưởng thành toàn diện của mỗi nhân vị và của toàn thể xã hội.”
Năm 1999, Người viết Thư Gởi Các Nghệ Nhân Ki-tô Hữu, nhắn nhủ họ nhớ tới ơn gọi của mình như là những người đồng sáng tạo, và khuyến khích họ vận dụng trực giác nghệ thuật mà mô tả Chân, Mỹ, và Thiện.     
10)       Nụ cười của Người
Đừng sợ.  Cứ mở rộng cửa chào đón Chúa Ki-tô.”

(Tác giả là ông Joe Houde, nghiên cứu thương mại và truyền thông tại đại học Dòng Phan-xi-cô ở Steubenville, Hoa Kỳ.  Hiện ông đang làm việc tại phòng Ghi Danh của Đại Học Công Giáo  Gio-an Phao-lô.)
Chuyển ngữ:
Lm. P.X. Nguyễn Văn Nhứt, O.P.