Thi đua mừng lễ công bố hiển thánh cho Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II
10 lý do
để lưu giữ di sản của Đức Thánh Cha John Paul II
Chia sẻ
từ Đại học John Paul The Great Catholic
ngành
Văn hóa, Nghệ thuật và Giải trí truyền thông.
1) Câu
chuyện của Ngài vẫn trở thành sử thi dù cho Ngài không trở thành Đức Giáo Hoàng
Mẹ của
Karol Wojtyla qua đời khi Ngài mới 8 tuổi. Năm 20 tuổi, Ngài là người sống sót
duy nhất trong gia đình. Thêm vào đó Ngài lớn lên trong chiến tranh tàn phá Ba
Lan; trải qua những cuộc đàn áp người dân nước mình đầu tiên là của Đức quốc xã
và các trại tử thần của họ, sau đó chứng kiến sự đàn áp liên tục của chế độ Cộng
sản. Karol đã không lạ gì với đau khổ. Nếu một ai đó có quyền từ bỏ hy vọng,
thì người đó chính là Ngài. Trong thời gian Quốc xã chiếm đóng, Karol hình
thành nhóm diễn xuất dưới lòng đất để giữ cho văn hóa Ba Lan tồn tại. Ngài đã
anh dũng cứu nhiều người Do Thái khỏi tù tội và cái chết. Ngài học tập để trở
thành linh mục trong một chủng viện bí mật, liên tục tự đưa mình vào nguy hiểm.
Khi bạn
đọc tất cả các tác phẩm của Ngài, bạn sẽ nhận ra những gì cá nhân Ngài đã trải
qua, thật khó để không nể phục Ngài.
26 tuổi,
Ngài trở thành linh mục, và năm 58 tuổi Ngài đã trở thành Giáo Hoàng John Paul
II. Bạn biết không, điều này thực sự ngoài những gì tôi có thể tưởng tượng:
“Chứng
kiến gia đình Ngài chết. Chứng kiến thành phố của Ngài bị tàn phá bởi ma quỷ. Học
tập và rèn luyện trong bí mật để đấu tranh chống lại bất công. Không bao giờ giết
những kẻ đã giết người thân của Ngài. Ngài đã đi vào hang động bí mật, xuất hiện
cùng phục trang ngọt ngào, hoàn chỉnh với một chiếc áo choàng, sử dụng xe chống
đạn. Ngài mở ra một kỷ nguyên của tự do và tình yêu. Người hùng sống động của bạn.”
2) Sự
sụp đổ của Chủ nghĩa Cộng sản
Đức
Thánh Cha John Paul II đã đóng một vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của Chủ
nghĩa Cộng Sản ở Đông Âu. Như Gorbachev đã nói: “Sự sụp đổ của “Bức màn Sắt” là
bất khả thi nên không có John Paul II”.
Một
trong những bộ phim yêu thích của tôi về John Paul II là một bộ phim tài liệu về
chuyến đi của Ngài tới lưu vực sông Ba Lan vào tháng sáu năm 1979, đã giúp châm
ngòi cho một cuộc cách mạng hòa bình ở quê hương Ngài. Tự thưởng cho bạn bằng bộ
phim này: Chín ngày làm thay đổi Thế Giới.
(Nghiêm
túc đó, dừng đọc bài viết này, và đi đặt mua nó đi).
3) Thần học
về Thân Xác
Trong suốt
một thế kỷ bị nhầm lẫn bởi suy thoái lan rộng trong luân lý tính dục, John Paul
II đã đặt nó vào bối cảnh sâu rộng hơn của Giáo Hội về tình yêu, hôn nhân, giới
tính, và gia đình – và trình bày những vấn
đề này dưới một nguồn sáng mới. Ngài đã giúp chúng ta hiểu được lý do vì sao
chúng ta tin vào những gì chúng ta tin, và cuối cùng cho chúng ta thấy được đạo
đức tính dục Công giáo trong thực tế thực sự giải phóng.
4) Một nhà
ngôn ngữ học xuất sắc
Khi còn
trong trường đại học, John Paul II đã thông thạo ít nhất 9 thứ tiếng (và nghiên
cứu nhiều hơn nữa). Điều này thực sự có ích, khi sau này Ngài trở thành Giáo
Hoàng đi công du nhiều nhất trong lịch sử, thăm đàn chiên của mình ở 129 quốc
gia khác nhau.
Khi tôi
còn học đại học, tôi hầu như không thông thạo được tiếng Anh.
Thật khó
để không nể phục những người xuất chúng. Và không thể không tôn trọng họ khi họ
dùng khả năng đó cho việc có ích.
5) Nhân vị
Kito Giáo
Nhiều lần
trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, John Paul II đã rao giảng về phẩm giá
của mỗi con người, trong tất cả các giai đoạn của cuộc sống. Ngài nhắc nhở
chúng ta rằng con người được tạo tác cho tình yêu, không phả để sử dụng. Và
Ngài lặp lại những lời của Đấng Cứu Thế chúng ta khi nói với chúng ta, “Con người
không thể tìm được chính mình trừ khi trao tặng chính bản thân họ như một món
quà chân thành.”
Cuộc sống
là về con người, không phải sự vật. Trong một nền văn hóa nơi mà sự tự mãn, may
mắn, và nổi tiếng được coi trọng nhất, và trong một xã hội nơi con người bị đối
xử như đồ vật là thực tại phổ biến, điều này đã và đang trở thành một thông điệp
mà Thế Giới thực sự cần phải lắng nghe.
Điều gì
thực sự khiến chúng ta yêu mến John Paul II, đó là Ngài không chỉ gửi đi thông
điệp mà Ngài còn thể hiện triết lý đó qua cách Ngài sống trọn cuộc đời Ngài với
nó. Nhớ tên những người về sĩ Thụy Sĩ của Ngài. Khiêm tốn phục vụ đàn chiên của
Ngài trong hơn 20 năm. Loại bỏ các thủ tục và ôm hôn những người đến hôn nhẫn
Ngài. Ngài có cách thức cụ thể để bạn biết rằng Ngài quan tâm sâu xa đến bạn,
ngay cả khi Ngài không biết bạn. John Paul II đã chân thành biến cuộc đời Ngài
nên một món quà cho tất cả chúng ta.
6) Một Vị
Thánh của thế kỷ 21
John
Paul II cho chúng ta thấy một vị thánh trong thế giới hiện đại là như thế nào.
Và quan trọng hơn, Ngài đã cho chúng ta thấy điều đó có thể thực hiện được.
Ai trong
chúng ta đã không được truyền cảm hứng từ chính sự thánh thiện của Ngài? Sống
nên thánh trở nên thật sống động. Sống một đời sống cầu nguyện và đức hạnh là
điều chúng ta cũng có thể đạt được.
John
Paul II hiểu những người trẻ, Ngài hiểu mơ ước và nỗi sợ hãi của họ. Ai đã tham
dự Đại hội Giới trẻ thế giới? John Paul II thu hút đám đông khổng lồ như vậy bởi
vì thông điệp của Ngài là thử thách, là đong đầy hy vọng. Nhân hậu, nhưng không
nhu nhược. Trong tận thâm tâm chúng ta đều biết Ngài nói sự thật, và mỗi thông
điệp đều đáng chiêm nghiệm.
“Đó là
Chúa Giesu mà bạn kiếm tìm khi bạn ước mơ được hạnh phúc, Ngài đang chờ đợi bạn
khi bạn không thể tìm được điều gì khác khiến bạn thỏa mãn; Ngài là vẻ đẹp khiến
bạn trở nên thu hút hơn, Ngài đã khơi dậy trong bạn khao khát sự viên mãn và điều
đó không cho phép bạn giải quyết bằng thỏa hiệp, Ngài kêu gọi bạn lột đi chiếc
mặt nạ của cuộc sống giả tạo, Ngài đọc trong trái tim bạn lựa chọn căn bản nhất,
những sự lựa chọn mà người khác cố gắng kiềm chế.
Đó là
Chúa Giêsu Người muốn khuấy động trong bạn mong muốn làm điều gì đó tuyệt vời với
cuộc sống của bạn, ý chí theo đuổi lý tưởng, không để bản thân trở nên tầm thường,
can đảm để dấn thân trong khiêm nhường và nhẫn nại để cải thiện chính mình và
xã hội, làm cho thế giới nhân bản hơn và huynh đệ hơn.”
7) Tha thứ
cho tên sát nhân
Không phải
điều gì hầu hết chúng ta cũng có cơ hội để làm…nhưng tôi tưởng tượng nếu chúng
ta làm được, nó sẽ vô cùng khó khăn.
John
Paul II dẫn dắt bằng ví dụ - ngay cả khi rất khó khăn – và cho chúng ta thấy những
gì con đường Kitô hữu đi là như thế nào.
8) Tân Phúc
Âm hóa
John
Paul II cho chúng ta trở nên người Công giáo một lần nữa. Ngài là hơi thở truyền
thêm sinh lực của niềm hy vọng mới và hứa hẹn cho Giáo Hội, đặc biết đối với
chúng ta những người trẻ. Và Ngài nhắc nhở chúng ta phải nên “nhà truyền giáo”
cho những người Công Giáo như chúng ta một lần nữa tái trải nghiệm tình yêu và
chân lý của Thiên Chúa trong chính cuộc sống của chúng ta.
“Tôi cảm
thấy rằng thời điểm để thực hiện tất cả các nguồn năng lượng của Giáo Hội để
Tân Phúc Âm hóa và thực hiện nhiệm vụ được giao đã đến. John Paul II công nhận
công nghệ như một món quà từ Thiên Chúa có tiềm năng rất lớn trong việc sử dụng
với mục đích tốt hoặc xấu. Ngài truyền cảm hứng cho mỗi chúng ta điều khiển
phương tiện truyền thông và sử dụng chúng cho việc cải thiện nền văn hóa tốt
hoá tốt hơn.
Để việc
Tân Phúc Âm hóa hiệu quả, nhất thiết phải hiểu biết sâu sắc về văn hóa của thời
đại chúng ta, trong đó phương tiện truyền thông xã hội có ảnh hưởng mạnh nhất.”
9) Tình yêu
của Ngài dành cho nghệ thuật
John
Paul II có một niềm đam mê rất lớn cho nghệ thuật, và Ngài hiểu truyền thống
văn hóa là rất quý giá. Khi còn là một đứa trẻ, ước mơ của Ngài là trở thành diễn
viên. Ngài rất thích văn học, kịch, và thậm chí cả điện ảnh. Một trong những
danh ngôn yêu thích của chúng tôi ở JP Catholic là:
“Từ trái
tim tôi chân thành gửi một lời nguyện đặc biệt cho những người, với những nhiệm
vụ khác nhau, làm việc trong công nghiệp điện ảnh và cũng cho những người đang
sử dụng điện ảnh như một phương tiện đích thực cho sự phát triển toàn diện của
mỗi người nói riêng và của xã hội nói chung.”
Năm
1999, Ngài cũng đã viết một lá thư cho các nghệ sĩ Kitô Giáo, nhắc nhỏ họ về ơn
gọi của họ là đồng tác giả, và kêu gọi họ thể hiện Chân, Thiện, Mỹ với trực
quan nghệ thuật của họ.
10) Nụ cười ấy
"Đừng
lo lắng. Hãy mở rộng cửa đón chờ Chúa đến." Đức Thánh Cha John Paul II
Ngày 22 tháng 10 năm 1978
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
The Story Behind the
Peace Prayer of St. Francis of Assisi
Thông tin thêm về Kinh
Hòa Bình của Thánh Phan-xi-cô Át-xi-di
The
Peace Prayer of St. Francis is a famous prayer which first appeared around the
year 1915 A.D., and which embodies the spirit of St. Francis of Assisi's
simplicity and poverty.
Kinh
Hòa bình của Thánh Phan-xi-cô xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1915 trước
Công nguyên, lời Kinh đơn sơ, chân chất, đúng tinh thần của Thánh Phan-xi-cô
Át-xi-di.
According
to Father Kajetan Esser, OFM, the author of the critical edition of St.
Francis's Writings, the Peace Prayer of St. Francis is most certainly not one
of the writings of St. Francis. This prayer, according to Father Schulz, Das
sogennante Franziskusgebet. Forshungen zur evangelishen Gebetslitteratur (III),
in Jahrbuch fur Liturgik und Hymnologie, 13 (1968), pp. 39-53, first appeared
during the First World War. It was found written on the observe of a holy card
of St. Francis, which was found in a Normal Almanac. The prayer bore no name;
but in the English speaking world, on account of this holy card, it came to be
called the Peace Prayer of St. Francis.
Theo
Cha Kajetan Esser, OFM, tác giả của các ấn bản về tác phẩm của Thánh Phan-xi-cô,
kinh Hòa Bình của Thánh Phan-xi-cô không chỉ là một trong các tác phẩm của Ngài.
Theo
Cha Schulz, Das sogennante Franziskusgebet. Nghiên cứu về văn học cầu nguyện
truyền giáo (III), trong Niên giám cho phụng vụ và Thánh thi học, 13 (1968),
trang 39-53, lời cầu nguyện này xuất hiện đầu tiên trong Chiến tranh thế giới
thứ nhất. Nó đã được viết trên bảng tên Thánh của Thánh Phan-xi-cô, được tìm thấy
trong một niêm giám bình thường. Lời nguyện chưa có tựa đề, nhưng trong ngôn ngữ
quốc tế, trên bảng tên Thánh, nó được gọi là Kinh Hòa Bình của Thánh Phan-xi-cô.
More
information about this prayer can be found in Friar J. Poulenc, OFM, L'inspiration
moderne de la priere «Seigneru faites de moi un instrument de votre paix »,
Archivum Franciscanum Historicum, vol. 68 (1975) pp. 450-453.
Tìm
hiểu thêm thông tin về lời kinh này có thể tham khảo ở “Seigneru faites de moi
un instrument de votre paix” của tu sĩ J. Poulenc, OFM, quyển 68 (1975) từ
trang 450 đến trang 453.
The
Peace Prayer of St. Francis by an anonymous Norman c. 1915 A.D.
Peace
Prayer Lord make me an instrument of your peace
Lời Kinh Hòa bình của Thánh Phan-xi-cô bởi người khuyết
danh năm 1915 sau CN.
Lạy
Chúa, xin hãy làm con nên khí cụ bình an của Chúa (1)
Where
there is hatred,
Let
me sow love;
Để
con đem yêu thương vào nơi oán thù
Where
there is injury, pardon;
Đem
thứ tha vào nơi lăng nhục
Where
there is error, truth;
Đem
chân lý vào chốn lỗi lầm
Where
there is doubt, faith;
Đem
tin kính vào nơi nghi nan
Where
there is despair, hope;
Chiếu
trông cậy vào nơi thất vọng
Where
there is darkness, light;
Rọi
ánh sáng vào nơi tối tăm
And
where there is sadness, Joy.
Đem
niềm vui đến chốn u sầu
O
Divine Master grant that I may not so much seek to be consoled
As
to console;
Lạy
Chúa xin hãy dạy con, tìm an ủi người hơn được người ủi an
To
be understood,as to understand;
Hiểu
biết người hơn được người hiểu biết
To
be loved, as to love.
Yêu
mến người hơn được người mến yêu
For
it is in giving that we receive,
Vì
chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh
It
is in pardoning that we are pardoned,
Vì
chính khi thứ tha là khi được tha thứ
And
it is in dying that we are born to eternal life.
Chính
lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.
(1): Bản dịch tiếng Việt không rõ xuất
hiện năm nào và ai là dịch giả nhưng nó được linh mục Kim Long phổ nhạc và bài
kinh được biết nhiều thông qua bài hát này.
---
10
LÝ DO ĐỂ GÌN GIỮ NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA CỦA
ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAO LÔ II SỐNG
MÃI
Những
suy nghĩ từ trường Gioan Phao lô Đại Đại Học Công Giáo, đào tạo chuyên ngành về
Văn Hóa, Nghệ Thuật và Truyền Thông Giải Trí.
1/
Cho dù không trở thành Giáo Hoàng, cuộc sống của Ngài vẫn là một thiên sử thi
Mẹ của Karol Wojtyla chết
khi cậu bé mới 8 tuổi. Vào năm 20 tuổi, Ngài là người duy nhất sống sót trong
gia đình, đơn độc trong thế giới này. Hơn thế nữa, trưởng thành trong đất nước
Ba Lan bị tàn phá bởi chiến tranh, phải chứng kiến sự bức hại đồng bào mình bởi
quân Nazis cùng những trại đóng quân chết chóc của họ, thêm vào đó là sự áp bức
của chế độ cộng sản. Karol không còn xa lạ gì với những đau khổ mà Ngài và dân
tộc mình phải gánh chịu. Nếu bất cứ ai có quyền để từ bỏ hy vọng thì không ai
khác chính là Ngài.
Trong suốt thời kỳ chiếm
đóng của quân Nazi, Karol đã tổ chức những hoạt động xã hội âm thầm để gìn giữ
cho nền văn hóa của người Ba Lan không bị mai một. Ngài đã anh dũng cứu sống rất
nhiều người Do Thái khỏi bị bắt và bị giết hại. Ngài đã học hỏi để trở thành
linh mục trong một trường dòng bí mật. Tiếp tục đặt mình vào cuộc sống nguy hiểm.
Khi chúng ta đọc tất cả các
bài viết của Ngài, nhận ra tất cả những gì mà bản thân Ngài phải trải qua,
chúng ta không thể không khâm phục Ngài.
Vào năm 26 tuổi, Ngài được
thụ phong linh mục và năm 58 tuổi trở thành Giáo Hoàng Gioan Phao lô II.
Hiểu rõ về bài viết này là
điều hay nhất tôi từng trải qua.
Hình ảnh: Tận mắt chứng kiến
gia đình mình bị giết hại, thành phố bị tàn phá bởi tội ác. Học tập và rèn luyện
âm thầm để chống lại những bất công. Không bao giờ giết hại bất cứ ai cho dù
người đó có sát hại những người mà Ngài yêu thương. Ẩn mình trong một hang động
bí mật, nổi bật với phục trang thuần khiết. Sử dụng xe hơi chống đạn. Khởi đầu
cho 1 kỷ nguyên tự do và yêu thương.
NGÀI CHÍNH LÀ SIÊU ANH HÙNG
CỦA CHÚNG TA
2/
Sự suy tàn của chế độ cộng sản
Giáo Hoàng Gioan Phao lô II
đóng vai trò là một khí cụ đối với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu.
Theo lời Gorbachev: “Sự suy tàn của bức màn sắt không thể xảy ra nếu không có sự
đóng góp của Giáo Hoàng Gioan Phao lô II”.
Một trong những thước phim
hay nhất về Giáo Hoàng Gioan Phao lô II là bộ phim tài liệu về những chuyến du
hành dọc lưu vực sông ở nước Ba Lan vào tháng 6 năm 1979, giúp khơi mào cuộc
cách mạng hòa bình cho đất nước của Ngài. Hãy tìm xem bộ phim mang tựa đề: Chín
ngày làm thay đổi thế giới.
(Chúng ta nên dừng việc đọc
nhật ký này và hãy xem phim trước đã)
3/
Thần học của cơ thể
Trong 1 thế kỷ con người bị
hoang mang vì sự suy đồi giá trị đạo đức tình dục lan rộng. Giáo Hoàng Gioan
Phao lô II rao giảng không ngừng nghỉ cho những con chiên của Ngài về tình yêu,
hôn nhân, tình dục và gia đình – Ngài trình bày những đề tài này trong niềm hy
vọng mới. Ngài giúp chúng ta hiểu tại sao chúng ta tin vào những gì chúng ta
đang tin tưởng, và sau cùng Ngài chỉ ra cho chúng ta thấy rằng giá trị đạo đức
về tình dục trong giáo hội thật sự đang để tự do.
4/
Nhà ngôn ngữ học thông thái
Vì thế…khi còn là sinh viên
đại học, Giáo Hoàng Gioan Phao lô II đã thông thạo 9 ngoại ngữ (và vẫn tiếp tục
học hỏi thêm). Điều này rất hữu ích về sau khi Ngài trở thành Giáo Hoàng cùng với
những chuyến chu du nổi tiếng thăm giáo dân khắp 129 quốc gia khác nhau.
Khi còn là sinh viên đại học,
tôi chỉ có thể thông thạo một tiếng Anh mà thôi.
Rất khó để không kính trọng
một người vĩ đại như Ngài, người đã sử dụng sự thông thái của mình cho những mục
đích tốt đẹp.
5/
Thuyết nhân vị công giáo
Lập đi lập lại trong suốt thời
gian làm Giáo Hoàng, Giáo Hoàng Gioan Phao lô II đã giảng dạy về phẩm giá của từng
cá nhân trong các giai đoạn của cuộc sống. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng, con người
được Chúa sinh ra để yêu thương chứ không phải để sử dụng. Và Ngài lập lại những
lời của Đấng Cứu Thế khi nói rằng,”Con người chỉ có thể tìm thấy chính mình qua
những món quà chân thật của bản thân mà thôi”
Cuộc sống là cho con người,
chứ không chỉ là vật chất. Ở một nền văn hóa, khi mà con người xem sự tự thỏa
mãn, của cải và danh vọng là cùng đích, và trong một xã hội nơi mà sự khách
quan của con người là mẫu số chung – dù vậy vẫn có 1 thông điệp mà thế giới này
cần phải lắng nghe.
Điều gì giúp chúng ta thật sự
yêu mến Giáo Hoàng Gioan Phao lô II, đó không chỉ là những thông điệp mà Ngài
rao giảng, mà chính cuộc sống của Ngài là một thông điệp. Ngài nhớ từng tên của
từng người lính vệ sĩ Thụy Sĩ. Khiêm tốn phục vụ đàn chiên trong suốt hơn 20
năm qua. Xóa bỏ những thủ tục và ôm bất cứ những người đã cố gắng hôn nhẫn của
Ngài. Ngài sống một cuộc sống cho chúng ta thấy được rằng Ngài yêu thương chúng
ta đến dường nào, ngay cả khi Ngài không quen biết chúng ta. Giáo Hoàng Gioan
Phao lô II đã chân thành trao tặng chính cuộc sống của Ngài như một một quà cho
tất cả chúng ta.
6/
Một vị thánh của thế kỷ 21
Giáo Hoàng Gioan Phao lô II
chỉ chúng ta thấy làm cách nào để trở thành một thánh nhân trong thế giới hiện
đại ngày nay. Và quan trọng hơn, Ngài cho chúng ta biết điều này có thể xảy ra
và có thể thành hiện thực.
Ai trong chúng ta biết Ngài
mà chưa từng bị xúc động bởi sự thánh thiện của Ngài? phấn đấu để cuộc sống
thánh thiện thêm thu hút mọi người. Sống
một cuộc đời cầu nguyện và đức hạnh là những điều mà tôi cũng có thể làm được.
Giáo Hoàng Gioan Phao lô II
rất thấu hiểu giới trẻ, Ngài hiểu những khao khát và nỗi sợ hãi của họ. Tại Đại
hội giới trẻ thế giới? Giáo Hoàng Gioan Phao lô II đã lôi kéo một đám đông khổng
lồ với những thông điệp của Ngài là những thách thức và tràn đầy hy vọng, lòng
trắc ẩn không chỉ là sự nói suông. Chúng ta biết rõ Ngài đã nói sự thật, và
chúng ta nên nghiền ngẫm từng thông điệp của Ngài.
“Đó chính là Chúa Giê su là
Người mà chúng ta đang kiếm tìm khi mơ về hạnh phúc. Ngài luôn chờ đợi chúng ta
khi chúng ta không tìm kiếm được điều gì khác có thể làm chúng ta thỏa mãn.
Ngài là hiện thân của sự tốt đẹp thu hút chúng ta. Chính là Ngài đã gợi cho
chúng ta sự khao khát những tình cảm chân thành và không chịu thỏa hiệp.
Chính Ngài là Người đã thúc giục chúng
ta gỡ bỏ mặt nạ trong cuộc sống giả tạo. Chính Ngài hiểu rõ trái tim ta với những
lựa chọn đúng đắn, những lựa chọn mà rất nhiều người đã cố gắng kiềm chế không
dám thừa nhận.
Đó chính là Chúa Giê su, Người
đã khơi gợi những khao khát trong chúng ta được làm những điều vĩ đại trong cuộc
sống, nguyện vọng được sống theo chân lý, không cho phép bản thân bị ảnh hưởng
bởi những điều tầm thường, can đảm sống cuộc đời khiêm nhường và kiên nhẫn để
hoàn thiện chính chúng ta và xã hội, làm cho thế giới trở nên nhân bản hơn và sống
tình anh em hơn”.
7/
Tha thứ cho kẻ ám sát mình
Đây là điều mà hầu hết chúng
ta khó có thể làm được… tôi tưởng tượng nếu có kẻ ám sát mình, tha thứ là điều
cực kỳ khó khăn.
Giáo Hoàng Phao lô II là một
dẫn chứng – ngay cả khi rất khó thực hiện – Ngài cho chúng ta thấy đây là điều
mà người Ki Tô hữu nên học theo.
8/
Cách thức mới để rao giảng phúc âm
Giáo Hoàng Gioan Phao lô II
đưa chúng ta trở lại là một ki tô hữu với những cách thức mới về rao giảng tin
mừng. Ngài là nguồn sinh lực của niềm hy vọng mới và sự hứa hẹn cho giáo hội, đặc
biệt đối với giới trẻ. Ngài nhắc nhở chúng ta sự cần thiết trở thành những người
loan báo tin mừng thông qua cuộc sống cũng như là cần phải tái trải nghiệm tình
yêu và sự thật của Chúa.
“Tôi cảm thấy thời khắc đã đến
và giáo hội cần phải cam kết tất cả nguồn lực cho công cuộc truyền giáo và một
sứ mệnh rao giảng phúc âm theo cách thức mới. Không một Ki Tô hữu nào, không một
bộ phận nào của giáo hội có thể từ chối
trách nhiệm tối quan trọng này: “Đó là loan báo Chúa Giê su Ki Tô với tất cả mọi
người”
Là trường đào tạo về truyền
thông, không thể không bị lôi kéo theo quan điểm của Ngài trong việc sử dụng
truyền thông cho việc truyền bá phúc âm theo cách thức mới. Giáo Hoàng
Gioan Phao lô II nhận ra công nghệ là một
món quà với tiềm năng to lớn mà Chúa đã ban cho chúng ta sử dụng cho cả 2 mục
đích tốt hay xấu. Ngài đã truyền cảm hứng cho nhiều người chúng ta trong việc sử
dụng truyền thông cho những mục đích văn hóa tốt đẹp.
Để việc truyền bá phúc âm
theo cách thức mới đạt hiệu quả, điều tối cần thiết là chúng ta phải có một sự
hiểu biết sâu sắc nền văn hóa ngày nay mà trong đó phương tiện truyền thông xã
hội là một phương tiện có ảnh hưởng nhất.
9/
Tình yêu dành cho nghệ thuật
Giáo Hoàng Phao lô II có một
sự đam mê sâu sắc dành cho nghệ thuật, sự hiểu biết những giá trị truyền thống
văn hóa quý giá như thế nào. Khi còn là 1 đứa trẻ, Ngài đã ước mơ trở thành 1
nghệ sĩ. Ngài rất đam mê văn chương, kịch nghệ và phim ảnh nữa. Một trong những
câu trích dẫn yêu thích của chúng ta tại JP Công Giáo:
“Từ trong trái tim, tôi gửi
đến tất cả mọi người đang làm những công việc khác nhau, những lời chúc lành đặc
biệt, cho những người đang công tác trong nền công nghệ điện ảnh và cả những
người đang cố gắng sử dụng phim ảnh như một phương tiện văn hóa đích thực cho sự
phát triển toàn diện của mỗi cá nhân và toàn thể xã hội”
Năm 1999, Ngài cũng viết một
lá thư cho những nghệ sĩ công giáo, nhắc nhở họ về những thiên hướng với tư
cách đồng sáng tạo và thúc giục họ trong việc thể hiện sự thật, cái đẹp và sự
lương thiện theo trực giác nghệ thuật của họ.
10/
Nụ cười
Hình ảnh: Đừng sợ, hãy mở rộng
tâm hồn để đón Chúa
Giáo Hoàng Gioan Phao lô II
: 22 tháng 10 năm 1978
(Tác giả, Joe Houde – theo học ngành kinh
doanh và truyền thông tại trường Đại Học Phan xi cô ở Steubenville, U.S.A. Ông
hiện đang công tác trong ngành tuyển sinh của JP Đại Học Công Giáo)
Câu chuyện đằng sau lời Kinh Hòa
Bình của
Thánh Phan xi cô Assisi
Lời kinh của Thánh Phan xi
cô
Lạy Chúa từ nhân xin cho con
trở nên một công cụ hòa bình của Chúa
Để con đem yêu thương vào
nơi oán thù
Đem thứ tha vào nơi lăng nhục
Đem niềm tin vào nơi nghi ngờ
Đem hy vọng vào nơi tuyệt vọng
Đem ánh sáng vào nơi tối tăm
Đem niềm vui đến chốn u sầu
Lạy Chúa, xin hãy dạy bảo
con
Tìm an ủi người hơn được người
ủi an
Tìm hiểu biết người hơn được
người hiểu biết
Tìm yêu mến người hơn được
người mến yêu
Vì biết cho đi là khi được
nhận lãnh
Vì chính khi thứ tha là khi
được tha thứ
Chính khi chết đi là khi vui
sống muôn đời
Amen
Kinh
Hòa Bình của Thánh Phan xi cô là một lời kinh nổi tiếng lần
đầu tiên xuất hiện khoảng năm 1915 sau công nguyên, lời kinh thể hiện tinh thần của Thánh Phan xi cô: khiêm nhường
và khó nghèo.
Theo lời Cha Kajetan Esser,
Dòng Anh Em hèn mọn, tác giả của phiên bản quan trọng của những bài viết của
Thánh Phan xi cô, Kinh Hòa Bình của Thánh Phan xi cô không chỉ là một trong những
bài viết hay nhất của Ngài. Lời kinh này, theo Cha Schulz,..chương 13 (1968)
trang 39 – 53, lần đầu tiên xuất hiện trong thế chiến thứ I, người ta tìm thấy
Kinh Hòa Bình được viết theo sự quan sát trong thẻ thánh của Thánh Phan xi cô,
được phát hiện ở Normal Almanac. Lúc đầu lời kinh không có tựa đề, nhưng đối với
những quốc gia sử dụng tiếng Anh, người ta đã đặt tựa cho bài viết này là Kinh
Hòa Bình của Thánh Phan xi cô.
Để biết thêm về Kinh Hòa Bình
chúng ta có thể tìm hiểu thêm nơi thầy dòng J. Poulenc, Dòng Anh Em hèn mọn,…chương
68 (1975), trang 450- 453.
Kinh Hòa Bình của thánh Phan
xi cô
Bởi một người Norman vô
danh, năm 1915 sau công nguyên
Kinh Hòa Bình
Lạy Chúa từ nhân xin cho con
trở nên một công cụ hòa bình của Chúa
Để con đem yêu thương vào
nơi oán thù
Đem thứ tha vào nơi lăng nhục
Đem niềm tin vào nơi nghi
nan
Đem hy vọng vào nơi tuyệt vọng
Đem ánh sáng vào nơi tối tăm
Đem niềm vui đến chốn u sầu
Lạy Chúa, xin hãy dạy bảo
con
Tìm an ủi người hơn được người
ủi an
Tìm hiểu biết người hơn được
người hiểu biết
Tìm yêu mến người hơn được
người mến yêu
Vì biết cho đi là khi được
nhận lãnh
Vì chính khi thứ tha là khi
được tha thứ
Chính khi chết đi là khi vui
sống muôn đời
---
The Story Behind the
Peace Prayer of St. Francis of Assisi
|
Câu Truyện Hậu Trường
Lời Cầu Nguyện Cho Hòa Bình Của Thánh Phan-xi-cô Assisi
|
The Peace Prayer of
St. Francis is a famous
prayer which first appeared around the year 1915 A.D., and which embodies the
spirit of St. Francis of Assisi's simplicity and poverty.
According to Father
Kajetan Esser, OFM, the author of the critical edition of St. Francis's
Writings, the Peace Prayer of St. Francis is most certainly not one of the
writings of St. Francis. This prayer, according to Father Schulz, Das
sogennante Franziskusgebet. Forshungen zur evangelishen Gebetslitteratur (III),
in Jahrbuch fur Liturgik und Hymnologie, 13 (1968), pp.
39-53, first appeared during the First World War. It was found written on the
observer of a holy card of St. Francis, which was found in a Normal Almanac.
The prayer bore no name; but in the English speaking world, on account of
this holy card, it came to be called the Peace Prayer of St. Francis.
More information about
this prayer can be found in Friar J. Poulenc, OFM, L'inspiration
moderne de la priere « Seigneur, faites de moi un instrument de votre paix », Archivum
Franciscanum Historicum, vol. 68 (1975) pp. 450-453.
The Peace Prayer of St. Francis
by an anonymous Norman
c. 1915 A.D.
Peace Prayer
Lord make me an
instrument of your peace
Where there is hatred,
Let me sow love;
Where there is injury, pardon;
Where there is error, truth;
Where there is doubt, faith;
Where there is despair, hope;
Where there is darkness, light;
And where there is sadness, joy.
O Divine Master
grant that I may not so much seek to be consoled
As to console;
To be understood,as to understand;
To be loved, as to love.
For it is in giving
that we receive,
It is in pardoning that we are pardoned,
And it is in dying that we are born to eternal life.
|
Lời Cầu Nguyện Cho
Hòa Bình của Thánh Phan-xi-cô là một lời kinh nổi tiếng đã xuất hiện trước
tiên vào khoảng năm 1915 theo niên lịch của Chúa, và lời kinh nầy ấp ủ tinh
thần đơn sơ và thanh bần của Thánh Phan-xi-cô Assisi.
Theo Cha Kajetan Esser, OFM, tác giả biên tập
phê bình các tác phẩm của Thánh Phan-xi-cô, thì Lời Cầu Nguyện Cho Hòa Bình của
Thánh Phan-xi-cô rất chắc chắn không phải do thánh nhân viết. Còn Cha
Schulz thì cho rằng bản kinh nầy được tìm thấy lần đầu tiên vào thời Thế Chiến
Thứ I, trong tác phẩm Das sogennante
Franziskusgebet. Forshungen zur evangelishen Gebetslitteratur (III), in
Jahrbuch fur Liturgik und Hymnologie, 13 (1968), từ trang 39-53. Lởi kinh được viết trên (tiết mục) người quan sát tấm thẻ
thánh của Thánh Phan-xi-cô, gặp thấy trong một cuốn Niên Lịch Thông Dụng. Lời kinh không ghi danh tánh; nhưng trong
thế giới nói tiếng Anh người ta dựa vào tấm thẻ thánh nói trên mà gọi lời
kinh ấy là Kinh Cầu Cho Hòa Bình Của Thánh Phan-xi-cô.
Có thể tìm thêm thông tin về lời kinh nầy trong tác phẩm của Tu
Sĩ J. Poulenc, OFM, “Seigneur, faites
de moi un instrument de votre paix” (Lạy Chúa, xin biến đổi con trở thành một
khí cụ hòa bình của Chúa), Archivum Franciscanum Historicum (Sử Liệu Dòng
Phan-xi-cô), quyển 68 (1975), từ trang 450-453.
Kinh Cầu Hòa Bình Của Thánh Phan-xi-cô
do một tác giả ẩn danh
người Bắc Âu khoảng năm 1915, niên lịch của Chúa, Kinh Hòa Bình
Lạy Chúa xin biến đổi
con thành một khí cụ cho hòa bình của Chúa.
Đâu có oán hờn, xin để
con gieo tình yêu;
Đâu có tổn thương, xin
để con gieo tha thứ;
Đâu có sai lầm, xin để
con gieo chân lý;
Đâu có ngờ vực, xin để
con gieo đức tin;
Đâu có nản lòng, xin
để con gieo hy vọng ;
Đâu có bóng đêm, xin
để con gieo ánh sáng;
Đâu có ưu sầu, xin để
con gieo vui tươi.
Ôi Tôn Sư Thiên Chúa,
xin ban cho con
Đừng quá bận tâm tìm
người an ủi mình, cho bằng tìm an ủi người;
Đừng quá bận tâm tìm
người thông cảm mình, cho bằng thông cảm người;
Đừng quá bận tâm tìm
người yêu thương mình, cho bằng thương yêu người.
Vì khi trao tặng là
chúng ta lãnh nhận,
Khi tha thứ là chúng
ta được thứ tha,
Và lúc giã từ cõi đời
nầy là chúng ta được sinh ra trong cuộc sống vĩnh cửu.
|