Bạn đọc thân mến,
Xin giới thiệu quý bạn
một bài viết có nhiều ngụ ý lấy từ trang mạng của hệ thống thông tin CNN nổi tiếng.
Mời quý bạn tham gia
bình luận sau khi đọc bài này.
Lm. P.X. Nguyễn Văn Nhứt, O.P.
Wallet drop: World's least honest cities
By Marnie Hunter,
CNN
September 25, 2013
(CNN) -- Four
continents, 16 cities, 192 "lost" wallets. That's the basic formula
for a recent sticky fingers experiment by Reader's Digest.
Reporters from the
magazine dropped wallets in parks, on sidewalks and near shopping malls in
international cities from New York to Mumbai and waited to see how people
would respond. Each wallet contained the equivalent of $50, a cell phone
number, business cards, coupons and a family photo.
Bottom line? Nearly
half -- 47% -- of the wallets were returned.
"If you find money,
you can't assume it belongs to a rich man," said Ursula Smist, who
returned one of the five wallets recovered in London. "It might be the
last bit of money a mother has to feed her family," said Smist, who is
originally from Poland. The other seven wallets dropped in London remain at
large.
Of the 102 wallets
subjected to the old "finders keepers" rule, one was pocketed by a
male Zurich tram driver whose employer runs the city's lost and found office.
In Warsaw, five of 12 wallets were returned while the other seven were
pocketed by women. The magazine concluded that gender and age are
unpredictable when it comes to sussing out honesty.
"The most
surprising discovery for the team at Reader's Digest is that honesty is not a
relative," said Raimo Moysa, editor-in-chief of Reader's Digest
International Magazines. "For all the people who returned wallets, it
was the only way to act in such a situation."
" 'It is
something you do naturally,' said 30-year-old optician's assistant in Prague
when we asked about why she returned the wallet. A 73-year-old grandmother in
Rio de Janeiro expressed the same sentiment by saying simply: 'Because it is
not mine,' " Moysa wrote in an e-mail response.
Check out the
gallery above for a ranking of the most -- and least -- honest cities in
North and South America, Asia and Europe.
|
Giả Bộ Làm Rớt Ví
Tiền: Những Thành Phố Kém Lương Thiện
Nhứt Thế Giới.
Marnie
Hunter, CNN
25
tháng 9, 2013
(CNN)—Bốn
đại lục, 16 thành phố, 192 ví tiền “bị mất.” Đấy là công thức cơ bản để thử
nghiệm những "ngón tay có keo dính" vừa do tạp chí Reader’s Digest thực hiện.
Các
phóng viên của tờ tạp chí đem bỏ ví tiền trong công viên, trên vỉa hè, và cạnh
các khu mua sắm trong những thành phố tầm cỡ quốc tế từ new York cho đến
Mumbai rồi chờ xem mọi người phản ứng ra sao. Mỗi ví tiền có chứa một trị giá
tương đương 50 mỹ kim, một số điện thoại di động, nhiều thẻ giao dịch, tem
phiếu và một bức ảnh gia đình.
Kết
cục ra sao? Gần một nửa—47% —số
ví tiền được hoàn trả.
“Nếu
nhặt được tiền, bạn không thể nào nghĩ tiền đó thuộc về một người giàu có,”
đó là phát biểu của Cô Ursula Smist, người đã gởi lại 1 trong 5 chiếc ví được
hoàn trả tại London. “Dám chừng đó là
chút tiền còn sót lại của một người mẹ đang phải nuôi ăn cho gia đình bà,” Cô
Smist, vốn gốc gác từ Ba Lan, giải thích.
Còn lại 7 ví tiền khác đánh rơi ở London vẫn còn đang rong chơi đâu
đó.
Trong
số 102 chiếc ví lọt vào quy luật “ai lượm được làm ơn giữ giùm”, thì 1 bị đút
luôn vào túi của một anh lái xe điện ngầm ở Zurich. Chủ của tài xế nầy điều hành một văn phòng
tìm kiếm của thất lạc trong thành phố. Ở Warsaw, 5 trong số 12 ví tiền được hoàn
trả, 7 chiếc còn lại bị các bà bỏ túi luôn.
Tờ tạp chí đi đến kết luận là giới tính và tuổi tác không hề có tín hiệu
nào báo trước khi bạn muốn ngộ ra tính lương thiện.
“Điều
khám phá hết sức kinh ngạc đối với nhóm thăm dò của tạp chí Reader’s Digest
đó là tính lương thiện không có tính tương đối,” như phát biểu của Ông Raimo
Moysa, trưởng biên tập của các Tạp Chí Quốc Tế Reader’s Digest. “Theo tất cả
những người đã giao trả lại các ví tiền thì đó là cách hành động duy nhứt
trong một tình huống như thế.”
“’Đó
là điều bạn thực hiện một cách tự nhiên,’ một trợ lý cửa hàng kính mắt 30 tuổi
ở Prague giải thích, khi chúng tôi hỏi
vì sao cô hoàn trả lại chiếc ví. Một cụ bà 73 tuổi ở Rio de Janeiro cũng diễn
đạt cảm nghĩ tương tự bằng lời lẽ chất phác: ‘Bởi vì nó không phải là của
tôi,’” Ông Moysa viết trong mục trả lời
e-mail.
Rà
soát lại danh mục bên trên để làm một bảng xếp hạng những thành phố đầu sổ và
đội sổ về tính lương thiện ở Bắc và Nam Mỹ, ở Á Châu và Âu Châu:
1.
Helsinki, Phần Lan: hạng nhứt.
2.
Mumbai, Ấn Độ: hạng nhì (9/12 ví rơi được hoàn trả)
3.
Budapest, Hung-ga-ri: hạng ba (8/12)
4.
New York, Hoa Kỳ: đồng hạng ba (8/12)
5.
Moscow, Nga: hạng năm (7/12)
6.
Amsterdam, Hòa Lan: đồng hạng năm (7/12)
7.
Berlin, Đức: hạng bảy (6/12)
8.
Ljubljana, Slovenia: đồng hạng bảy (6/12)
9.
London, Anh: hạng chin (7/12 ví rơi bị đút túi luôn)
10.
Warsaw, Ba Lan: hạng mười (5/12 ví rơi được trả lại)
11.
Bucharest, Ru-ma-ni: hạng 11 (1/3 ví rơi tìm gặp lại chủ)
12.
Rio de Janeiro, Brazil: đồng hạng 11 (4/12)
13.
Zurich, Thụy Sĩ: đồng hạng 11 (4/12)
14.
Prague, Công Hòa Séc: hạng 14 (1/4 số ví được trả lại)
15.
Madrid, Tây Ban Nha: hạng 15 ( chỉ 2/12 ví rơi tìm thấy đường trở về chủ cũ)
16.
Lisbon, Bồ Đào Nha: đội sổ, với chỉ 1/12 chiếc ví được trả về, nhưng lại do một
đôi vợ chồng du khách đến từ Hòa Lan.
|